This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

16 tháng 7, 2012

Không lừa người khác.


Những người dễ kết bạn không mất thời gian trách móc người khác.

Nếu tôi rủ bạn đi ăn tối và cứ luôn mồm trách cứ gia đình tôi, ông chủ tôi, hàng xóm và bạn bè về cuộc sống chán nản của tôi, bạn có nín thở khi được tôi mời lần tới không?

Nếu bạn quyết định đi với tôi, bạn sẽ mong được vui vẻ và thoải mái hơn – nghĩa là cảm thấy dễ chịu.

Không đổ lỗi cũng có nghĩa là biết chịu trách nhiệm về hành động của chúng ta. Chúng ta nói: “Tôi bị suy sụp”, “Tôi không làm gì cả trong chuyện đó”. Sự thật không phải là chúng ta KHÔNG THỂ LÀM mà là ĐÃ KHÔNG LÀM.

Nếu chúng ta thực với bản thân thì chúng ta luôn có quyền chọn nơi để đi, chọn bạn để giao du và chọn nên nói, nên làm điều gì. Chúng ta được lựa chọn mọi cái trong cuộc sống: công ty, công việc, bạn đời, suy nghĩ….

Chừng nào chúng ta xác nhận rằng mình có quyền chọn lựa và chúng ta phải chịu trách nhiệm thì chúng ta càng sớm sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.

Tôi biết một giáo sư đại học cho là mình rất thông minh. Ông ta làm việc 70 giờ một tuần nhưng lại chẳng thích công việc của mình chút nào. Ông ta nói với tôi: “Tôi không thích làm công việc này nhưng lại bị dính vào cái xó nay – tôi biết phải làm gì?”

Ông ta có thể làm gì? LÀM CÁI GÌ ĐÓ ĐỐI VỚI CHUYỆN NÀY HAY BẤT KỲ ĐIỀU GÌ KHÁC! Ông ta chỉ có một cuộc đời. Ông ta đã 50 tuổi và là một học giả hàng đầu, nhưng lại không biết làm cách nào để được làm điều ông thích làm. Như thế đâu phải là thông minh lắm phải không? Ông ta giả vờ là mình không có sự chọn lựa và vì thế không chịu sự thay đổi thái độ và công việc của mình.


Chính bạn quyết định cảm xúc của bạn

Một trong những cách đối xử hiệu quả với người khác là đừng để họ làm bạn xuống tinh thần. Đau khổ có thể lây lan. Đôi khi người khác cứ cho là bạn phải chán nản.

Nhà tôi vừa bị mất trộm. Kẻ trộm lấy mất một đầu video, hai trăm đô la và một cái xách cũ. Sau khi nhận ra là mình bị mất trộm và hơi bực, tôi quyết định là không có gã trộm nào có thể làm hỏng ngày hôm đó của tôi. Việc xảy ra cũng hơi khó chịu nhưng nó giúp cho nhận thức của tôi. Suy nghĩ kỹ lại, tôi thậm chí còn được giải thoát khi mất cái xách.

Hãy đoán xem chuyện quan trọng hơn là chuyện gì? Những người khác muốn tôi chán nản. Jim bạn tôi biết được và cứ cho tôi phải rất buồn phiền. Jim thấy thương hại cho tôi và tôi không thể bắt người ta tin rằng tôi đang cố buộc họ phải im lặng.

Tôi nói: “Jim à, anh nghe chúng tôi vừa bị mất trộm, và anh cũng biết là tôi muốn quên đi chuyện này càng sớm càng tốt. Vì thế xin cảm ơn anh đã quan tâm và hãy để cho tôi kể cho anh nghe một chuyện thú vị hơn…” (Trước đó Jim còn “giúp” tôi bằng cách báo cho nhiều người biết và họ xịu mặt xuống vây quanh lấy tôi… “Chúng tôi nghe là anh bị mất trộm. Chắc anh buồn lắm…”.)

Thường thì họ có ý tốt nhưng lại làm cho bạn cảm thấy buồn khổ hơn. Có khi nào bạn đang làm việc hoặc chơi thể thao hay đang dạy cho ai đó thì một người khác đến và nói: “Chà, chắc là anh mệt lắm!” Bạn không bao giờ nghĩ mình mệt cho đến khi người khác nhắc bạn nhớ.

Tương tự chúng ta cần tránh những lời khuyên để không bị thất vọng. Anh trai của bạn quên ngày sinh nhật của bạn. Một người khác bảo bạn: “Chắc là bạn buồn lắm!” Bạn phải quyết định cảm xúc của mình chứ. Có thể là năm nào anh ấy cũng quên và như thế chẳng có gì là quan trọng.

 Hãy nói cho người khác điều bạn cần

Một cách để không đổ lỗi cho người khác là nói cho họ biết bạn muốn gì.

Brad mời Wendy đi nhảy. Mới bắt đầu đi thì Wendy đổi ý, cô quay sang Brad và nói: “Em không muốn đi nhảy, em muốn đi xem phim”.

Brad: “Nhưng em rủ đi nhảy mà!”

Wendy: “Đó là bởi vì em nghĩ anh có thể thích đi nhảy. Em thì thích xem phim”.

Brad: “Nhưng anh chưa bao giờ nghe em nói đến phim”.

Wendy: “Vậy thì có hề gì?”

Brad: “Tại sao em không nói trước với anh là em thích đi xem phim?”

Wendy: “Đáng lẽ anh phải hỏi em.”

Chúng ta có quyền nói chuyện rõ ràng – “Tôi muốn thế này”, - và đừng đổ lỗi cho người khác nếu chúng ta không vui.

Trong những quan hệ lành mạnh, hai bên sẽ bày tỏ mong muốn và yêu cầu của họ “Tôi thích cái này”, “Xin giúp em việc này”, “Anh muốn em lắng nghe kỹ chuyện này”.

Tương tự, chúng ta cũng thích nhất những người không đổ lỗi cho người khác. Vì thế đừng bao giờ đổ lỗi cho người khác – vì bạn bè chúng ta không thích điều này.

“Thế giới còn nợ tôi”

Một nguyên nhân của việc trách cứ người khác là suy nghĩ “thế giới còn nợ tôi”. Nó thể hiện trong những câu nói như: “Tại sao người ta không thích tôi”, “Tại sao người ta không phát hiện được tài năng của tôi”, và “Sao cuộc sống lại khó khăn thế này- ai đó làm cái gì đi chứ!”

Tốt nhất nên bỏ cái suy nghĩ rằng thế giới còn nợ nần chúng ta. Đời là một siêu thị lớn, mà bạn là một trong hàng tỉ món hàng trong đó. Thử thách của bạn là làm cho người khác thấy giá trị của bạn. Đó là khả năng hòa đồng, giúp đỡ cho người khác… Nếu bạn có được những giá trị này, bạn bè và những ông chủ sẽ tìm đến bạn. Nếu bạn là của nợ thì sẽ mãi mãi cô độc.

Được sống trên hành tinh này là một đaca an. Nếu bạn muốn tận hưởng những điều dễ thương của cuộc đời thì bạ phải biết cách để thể hiện những giá trị của bạn với người khác.

Đổ lỗi cho người khác thường là cái cớ để bạn không hành động và không hành động thì chẳng giúp gì được cho ai.

Không quan trọng là bạn có thể đổ lỗi hay trách cứ bao nhiêu người: con bạn, chồng bạn, học vấn của bạn, ba mẹ bạn, hàng xóm của bạn hay chính phủ, thời tiết… - nếu bạn cứ khổ sở thì chẳng ai rảnh mãi mà an ủi bạn cả. NHỮNG LÝ DO RỐT CUỘC THƯỜNG KHÔNG PHẢI LÀ SỰ AN ỦI. ĐIỀU CỐT YẾU LÀ BẠN CÓ ĐẾN ĐƯỢC NƠI BẠN MUỐN ĐẾN KHÔNG.

ĐÚC KẾT:  Những người hạnh phúc và thành công sẽ đặt được điều họ muốn dù cho có khó khăn gì. Không phải mọi chuyện đều dễ dàng đối với họ. “Những người hay đổ lỗi” thường tập trung nhiều hơn vào khó khăn, còn “Những người hạnh phúc và thành công”thì chú tâm nhiều hơn đến giải pháp. Hãy tự hỏi chính mình: a) “Tôi muốn gì?” và b) “Mình nên hàng động như thế nào để đạt được điều đó?”

Những người cứ luôn miệng bảo bạn, “Chắc là anh buồn lắm”, “Thời nay thật khó khăn” , “Cuộc sống thật vô nghĩa “, “Làm việc là đọa đày “… Hãy tự nói với mình rằng “ Đó là thực tế của họ và tôi tôn trọng nó. Tôi có thể tiếp chuyện với họ về điều đó – nhưng tôi không muốn vậy. Tôi có quyền lựa chọn cảm xúc của mình”.

10 tháng 7, 2012

Khoảng cách mà bạn tạo ra...



“TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU GẮN BÓ VỚI NHAU NHƯNG LẠI CHẾT CÔ ĐỘC”.

Tiến sĩ Albert Schweitzer

Hãy xem lối sống của thời đại này, và cái cách chúng ta bảo vệ mình khỏi các những xâm phạm cá nhân không mong muốn. Nhiều người sống trong những căn hộ cao tầng chỉ gặp được hàng xóm mỗi tháng một lần trong hành lang. Những người khác sống ở ngoại ô, tường rào xung quanh có hệ thống bảo vệ. Ai cũng có điện thoại riêng có chó canh giữ ở cổng. chúng ta giảm thiểu phiền toái một cách có ý thức nhưng cũng giảm thiểu cả những niềm vui nữa.

Mỗi ngày ta bị kẹt xe 3 tiếng, nói chuyện với máy tính, không đi thăm viếng ai nữa mà gửi fax, email…

Siêu thị thay cho quán tạp hóa nhỏ. Ăn cơm tối trước tivi thay cho bữa ăn gia đình – thậm chí chỉ ăn bên tủ lạnh.

Chúng ta đi ra ngoài mang theo bộ mặt lạnh lùng. Đó là vũ khí để giữ khoảng cách cho bạn trong thang máy., trong siêu thị và trên tàu. Nó nói: “Tôi không biết anh, không có gì trong đầu tôi cả, đừng nói chuyện với tôi vì anh có thể là người lập dị”.

Chúng ta xem tivi 4 giờ một ngày, dù ai có mặt bên cạnh ta hay không, ta chỉ quan tâm đến cái được nói trên tivi. Rồi còn video, đài truyền thanh….

Những cái này có tồi tệ không? Không, không cần thiết. Chúng ta sống trong thời hiện đại, rất sôi động, nhưng bạn cần hiểu điều gì đang xảy ra. Có nhiều áp lực kéo bạn ra xa mọi người. Nếu bạn muốn tiếp xúc cá nhân thì phải nỗ lực.

Chia sẻ kinh nghiệm làm cho cuộc sống thêm ngọt ngào. Chia sẻ niềm vui những khoảnh khắc quý giá, những thử thách gian nan với người khác. Kinh nghiệm có được từ việc tiếp xúc với mọi người.

Nếu muốn hiện diện một cách đáng nhớ trên hành tinh này thì bạn phải chuẩn bị để đánh đổ những rào cản, nỗ lực để gặp gỡ và gần gũi với mọi người.

Có thể bạn từng nghe một người nào đó đã từng làm bố nói: “ Tôi không dành nhiều thời gian cho con cái nhưng thời gian dành được cho chúng là thời gian rất chất lượng”.

Chất lượng thời gian chính là lượng thời gian. Nếu Johnny muốn đọc sách cho bạn nghe, muốn cùng bạn đi dạo hay cùng nằm trên cỏ ngắm mây bay với bạn, bạn không thể nói: “Hay ta đi dạo 2 phút thôi”. Phải dành đủ thời gian cần thiết cho bất kỳ việc gì.

Chúng ta phải suy nghĩ đến việc dành thời gian cho người thân và ưu tiên cho việc này. Công nghệ mới luôn cuốn chúng ta theo hướng khác.


THÔI KHÔNG CHƠI TRÒ CHƠI NỮA

Không ai có thể sống một mình dù có lúc chúng ta giả bộ là có thể. Chẳng có phần thưởng gì cho việc dành cả cuộc đời để chơi trò chơi: “Tôi không sao. Tôi không cần ai hết”.

Thật kỳ lạ nếu vì tự phụ mà Jane nói: “Tôi muốn gọi cho Bob nhưng không muôn anh ta nghĩ là tôi thích anh ta !” Bob nói: “Tôi mê Jane nhưng sẽ không bao giờ nói cho cô ấy biết điều đó!” Ai ở nhà nấy, họ kiêu hãnh nhưng cô đơn.

Không có gì xấu hổ trong chuyện công nhận ai đó hấp dẫn và thú vị. Ngay cả khi nếu họ không thích bạn thì vẫn không có gì đáng ngại. Nếu bạn thích người ta mà họ không thích bạn thì chẳng hại gì nếu bạn nói ra điều đó: “Này, tôi nghĩ anh rất tuyệt. Không cần biết anh nghĩ gì về tôi nhưng tôi thì cho là anh rất tuyệt”.

Niềm vui trong cuộc sống đến từ việc bày tỏ ý nghĩ của chúng ta, chấp nhận thử thách và vào cuộc. Không phải ai cũng sẽ thích bạn nhưng bạn cứ việc thích người bạn thích.

Jim mong cả tuần sẽ được gặp người yêu. Đêm thứ 5 cậu đánh bóng giày, mặc cái áo đẹp nhất và lái xe 15 cây số đến gặp cô và nói: “Xin chào, tôi có dịp đi ngang qua đây…”.

Jim à, hãy nói thật với cô ấy, nói là: “Ttooi đã đợi cả tuần để được gặp cô. Thời gian trôi qua chậm quá, tôi không đợi được tôi hồi hộp quá. Tôi hát tình ca trên suốt đoạn đường”. Hãy nói với cô ấy là cậu gần như muốn ghé vào chỗ cô mấy chục lần rồi sợ nhưng sợ cô ấy cho rằng cậu “ngớ ngẩn”.

Thành thực kiểu này không mất bao nhiêu dũng khí và có vẻ con người hơn. Chúng ta nhìn thấy được bên trong của mình. Nó tạo dựng những mối quan hệ mới và làm sống dậy những quan hệ cũ.

Hãy cứ là chính mình và thật cởi mở.

Một bài hát có lời: “Những người biết cần người khác là những người may mắn nhất thế giới”. Chắc nó cũng muốn nói: “Những người cần người khác mà giả vờ không cần là những người khổ sở nhất thế giới”.

 “Nhưng tôi không muốn bị tổn thương…….”

Nghe hay ho quá phải không? “Tôi không muốn bị tổn thương. Tôi không muốn quá gần gũi ai đó vì họ sẽ bỏ tôi đi, hoạc khi họ chết đi rồi tôi sẽ choáng váng”. Dĩ nhiên là bạn sẽ choáng váng, nhưng như thế tốt hơn nhiều vì bạn biết: “Tôi đã làm hết sức mình”> Thà yêu thương và mất mát còn hơn không được yêu thương.

   Thu hút người khác

Một gã than thở với bạn: “Lúc nào tôi cũng gặp tai họa và người ta cứ liên tục làm tôi thật vọng! Tại

sao vậy?”

Bạn anh ta nghĩ một lúc rồi nói: “Ừm, tôi cho là chỉ tại anh là loại người hay gặp những phiền toái như thế!”.

Ai trong chúng ta đều có biết những người lúc nào cũng gặp chuyện xui xẻo. Nhưng có người lúc nào cũng được bạn bè ủng hộ- được mọi người tôn trọng.

Tại sao có người được đối xử tốt, có người lại không? Có hai khả năng chính:

a) Tất cả đều do may mắn hoặc

b) Chính chúng ta là nguyên nhân những điều xảy ra cho mình – và nếu chúng ta vẫn cư xử theo cách cũ thì sẽ bị đối xử tương tự.

Tôi để ý là những người thành công (và những người thất bại), đều liên quan tới cái gì khác chứ không phải chỉ may rủi. Hãy nghiên cứu khả năng “b”.

        Làm cách nào mà tôi lại là nguyên nhân của những cái xảy ra cho tôi?

Những nhà tâm lý cho rằng lúc chúng ta 5 tuổi, phần lớn tính cách chúng ta đã được hình thành. Ngay lúc đó chúng ta đã phát triển một số niềm tin về bản thân chúng ta và thế giới xung quanh, chẳng hạn “Mình dễ thương”, “Mình hư hỏng”, “Mình gây ra rắc rối”,”Mnhanh nhẹn”, “Người khác thích mình khi mình thông minh”, “Bạn không thể tin tôi”,”Người ta sẽ ăn chặn của bạn”.

Một số niềm tin này được chúng ta giữ lại một cách có ý thức, và những cái khác thấm sâu vào thế giới tiềm thức của chúng ta. Khi đã hình thành những niềm tin này, chúng chi phối chúng ta, và CHÚNG TA DÀNH CẢ ĐỜI MÌNH ĐỂ CHỨNG MINH ĐIỀU CHÚNG TA TIN LÀ ĐÚNG. Đôi khi ta cố làm cho đời mình thành bỏ đi nhưng ít nhất chúng ta đã chứng minh được là mình đúng!

Hãy xem một số ví dụ dưới đây để thấy được làm sao mà chúng ta có thể sống cuộc đời mình chỉ để phù hợp với niềm tin của chúng ta.

            Mary

Mary không hài lòng với bản thân mình. Cô luôn cho rằng người khác thấy rõ hình ảnh không tốt của bản thân cô và vì vậy luôn đối xử với cô chẳng ra gì. Fred xuất hiện và rất yêu thương cô. Cô cảm thấy không thoải mái. Cô nghĩ: “Anh ta khá thân thiện nhưng thật là là sao anh ta lại đối xử tốt với mình thế”. Cô lý luận: “Nếu anh ta thích mình, mình đoán là anh chàng có cái gì không ổn. Mình nên tránh xa anh ta ra?” Fred thấy được là Mary không thích mình và ra đi. Mary than thở: “Đâu hết rồi những người dễ thương trong đời tôi?”

Rồi anh chàng Ted vũ phu xuất hiện. hắn là một tên hung tơn. Ted phù hợp với niềm tin của Mary cho rằng: “đàn ông được quyền hành hạ phụ nữ”. Anh ta đánh đập cô vì thế cô cho là anh ta bình thường. Cô bằng lòng với Ted, tên vũ phu. Cô sống thật bất hạnh và lúc đó cô có thể nói với tất cả bạn bè của mình: “Đàn ông thật khốn nạn, tôi có thể chứng minh được. Hãy nhìn Ted thì biết!”

             Louise

Louise trưởng thành trong một môi trường đầy sự quan tâm và yêu thương. Gia đình và bạn bè cô đều dễ thương. Cô rất hài lòng về bản thân mình. Thật ra, cô cũng gặp người hiếu chiến và thô lỗ, với họ cô cảm thấy rất khó chịu và tìm người khác để kết bạn. Khi gặp một anh chàng cư xử đốn mạt, cô tự nhủ: “Gã này có vấn đề. Mình biết có nhiều người đối xử tốt với mình tốt hơn gã này, mình sẽ làm bạn với những người đó”. Louise luôn cố công chứng minh niềm tin của cô, rằng “mình luôn có thể tìm được người dễ thương để chơi”. Louise “để” anh chàng đốn mạt đó cho Mary.

             Martin

Martin trưởng thành một cách khá độc lập. Cha mẹ  anh ta không hỗ trợ nhiều cho anh ta lắm và anh phải tự mình học cách để tự làm mọi việc. Ai cũng nghĩ: “Martin thật độc lập – anh ta không cần ai giúp mình”. Martin nhìn quanh và nghĩ: “Chẳng ai giúp mình – mình muốn làm việc gì cũng phải tự làm nấy”.

Martin khởi sự một cơ sở kinh doanh. Anh ta thuê những người chẳng làm được gì cho anh ta vì anh ta tin rằng “người bất tài là chuyện thường”. Khi ngẫu nhiên mướn được người nhiệt tình và giúp ích nhiều, anh ta luôn xung đột với họ. Anh ta cảm thấy họ gây áp lực cho anh ta và họ thì cảm thấy anh ta cứ “giành hết việc của họ”. Nhân viên giỏi thì bỏ đi còn những người vô tích sự thì ở lại. Martin lại tiếp tục làm hết mọi việc cho người khác.

Rồi Millie kém cỏi xuất hiện. Cô ta yêu anh chàng Martin giỏi giang chăm làm. Họ thật hợp với nhau – cô ngưỡng mộ anh còn anh làm mọi việc cho cô, lại còn ghét cô vì điều đó. Hãy hỏi Martin về con người, anh ta sẽ nói ngay: “Người ta thật vô dụng. Tôi luôn biết là quanh tôi lúc nào cũng toàn người vô dụng”.

           John

Hãy nhìn vào John, anh ta liên tục gặp phiền toái.

John là người hàng xóm của tôi và cách đây vài năm, chúng tôi cùng đi uống rượu. Chúng tôi ngồi ở quán rượu được 20 phút, rồi tôi chợt nhận thấy có một cuộc ẩu đả ở góc quán. Một gã đang bị bóp họng, đó chính là John.

Tôi đến và lịch sự yêu cầu anh chàng đang bóp cổ John thả anh ta ra. Cuối cùng anh kia cũng đồng ý và tôi và John bỏ sang quán khác. Chúng tôi đến quán thứ 2 và tôi vào phòng vệ sinh. Khi quay trở lại, tôi thấy một đám đông bao quanh, và đấm túi bụi vào một anh chàng nào đó. Lại là John.

Khi tôi lôi anh ta ra khỏi xe, anh ta còn đòi kể cho tôi nghe về một quán rượu rất tuyệt mà anh ta cho là chúng tôi nên đi. Anh ta giải thích cho tôi về vụ đánh lộn. Anh ta nói: “Người ta cứ chực đánh tôi, vì thế tôi phải đánh họ trước”.

John cứ cho là ai cũng muốn đánh nhau. Vì tin như thế nên anh ta để ý đến những người nóng nảy. Anh làm việc ở chỗ ai cũng muốn đánh anh, và anh vào những quán nơi anh dễ bị đánh – lại đúng cho niềm tin của anh. Đau lắm nhưng John muốn chứng minh hệ thống niềm tin của đời mình.

Bạn nói: “Sao Martin không chứng minh những gì cô tin là không đúng để rồi cô sẽ sống hạnh phúc sau đó?” “Sao John không thay đổi suy nghĩ của mình để không bị ai đập bể mũi anh ta nữa?” “Martin nên học cách tin rằng mọi người sẽ giúp đỡ mình”. Có thể họ sẽ thay đổi nhưng niềm tin là tài sản quý giá. Hàng thế kỷ qua con người phải chịu đựng và chết vì điều mình tin. Thậm chí nhiều người trong chúng ta vẫn đang làm thế.

Ai trong chúng ta cũng đều nói: “TÔI BIẾT TÔI ĐÚNG”, nhưng chúng ta có thể không nhìn thấy điều gì đang xảy ra. Nhiều người thích được công nhận là mình đúng hơn là mình hạnh phúc.

Mỗi chúng ta cần tự hỏi: “Tôi tin gì trong cuộc đời, trong quan hệ, con người và điều này có quyết định những gì tôi gặt hái được không?”

          Vậy còn những tình huống bạn không thể kiểm soát được thì sao?

Chúng ta có thể kiểm soát được đời mình nhiều hơn ta tưởng. Trí óc ta giống như một thỏi nam châm, và tùy thuộc vào suy nghĩ của chúng ta mà chúng ta ta hút về phía mình những người nào đó trong cuộc đời ta.

Hãy suy nghĩ về điều này. Bạn có bao giờ dành cả buổi sáng nghĩ đến một người bạn và thình lình gặp anh ta trên đường phố ngay chiều hôm đó? Hay bạn không muốn gặp ai đó – một người bạn gái cũ hay mẹ bạn thì lại gặp họ trong một hoàn cảnh không ngờ được và khó xử nhất? Bạn có bao giờ gặp một người thầy giáo, ông chủ hay một người vợ tương lai và sau này bạn nghĩ là “Thật không ngờ mình lại gặp anh ấy (cô ấy), nhưng thật tuyệt. Chắc là đã có sự sắp đặt nào đó?” Hoặc sau khi vượt qua được một thời kỳ suy sụp, bạn bỗng gặp được nhiều người bạn tuyệt vời, hết sức nhiệt tình, và bạn tự nhủ: “Mình đang sẵn sàng gặp những người này thì họ xuất hiện ngay?”

Bằng suy nghĩ chúng ta “kéo” người khác về phía mình. Nếu bạn tin rằng ai đó cũng gây phiền toái cho bạn thì bạn sẽ gặp những người đó trên đường phố, trong công viên, trên điện thoại hay máy bay. Nếu bạn tin là người khác thân thiện, tốt bụng thì bạn sẽ thấy họ xuất hiện.

Trong trường hợp của Mary, cô ta chỉ thích sống với những người như Ted trên đời, cô ta có một cái ra-đa bên trong luôn tìm đúng loại người này. Nếu có một anh Ted trong một bữa tiệc thì cô sẽ phát hiện ngay. Tương tự Louise sẽ tìm thấy loại người cô muốn tránh, Martin thì sẽ gặp loại người như anh ta ghét và John sẽ biết đi đâu thì được ăn đấm.

           Ý nghĩa của tất cả những chuyện này là gì?

Cuộc sống là một kinh nghiệm học hỏi, và một trong các bài học là quan hệ. Vũ trụ sẽ cho ta một bài ta cần học, nếu chúng ta không chịu nhớ thì chúng ta phải học đi học lại. Đôi khi chúng ta học lại chính bài học đó với chính những người nào đó, hoặc người thì mới nhưng vấn đề thì cũ rích.

Ví dụ, Martin phải học cách dựa vào người khác. Nếu anh ta học được thì bằng cách tôn trọng và quản lý tốt người khác, cuối cùng anh ta sẽ không phải làm việc đến chết nữa. Nếu anh ta không thay đổi thái độ và niềm tin của mình, anh ta sẽ tạo ra tình huống mà anh ta phải làm hết mọi việc cả đời. (Và chứng minh được là anh ta đã suy nghĩ đúng).

Tương tự, Mary và John có thể chọn bị nhốt mãi trong khuôn mẫu của mình, hoặc chọn để thay đổi thái độ và kinh nghiệm sống.

ĐÚC KẾT : Khi một hệ thống niềm tin giam hãm bạn thì bạn sẽ liên tục tạo ra những cơ hội cho chính mình học hỏi về nó. Một khi bạn phá vỡ nó thì bạn không phải học mãi một bài học và cuộc sống của bạn sẽ thay đổi.

5 tháng 7, 2012

Hướng dẫn sử dụng Template, EA Forex_P2

1. Template là gì? Nó được xem là mẫu dựng sẳn về chứa các Indicator, cấu hình Chart.
Lấy ví dụ:
- Bạn thêm 5 Indicator đường trung bình (MA) vào chart;
- Bạn thêm 5 Indicator: MACD, Sar, BB. CCI, RSI.
Như vậy bạn đã thao tác 10 lần thêm vào, cấu hình 10 lần. Tiếp tục bạn không muốn dùng 10 Indicator này nữa bạn sử dụng 10 Indicator khác thì bạn xóa bỏ 10 cái cũ và thêm mới lại.
Vấn đề phát sinh nếu Bạn muốn sử dụng lại 10 cái cũ thì sao ? bạn lại xóa 10 cái mới thêm vào  và Thêm 10 cái cũ để sử dụng. Làm như vậy thì rất lâu nên nó hỗ trợ chức năng Template để lưu trữ những mẫu để lần sau sử dụng lại cho dễ dàng.
Quay lại ví dụ trên: Khi bạn đã thêm 10 indicator thì bạn lưu lại thành mẫu. khi cần thiết thì bạn chỉ cần load lại Template đó lên là được.

Lưu Template: Charts -> Templates -> Save
(Template thuờng được lưu ở  file .tpl, C:\Program Files\MetaTrader 4 - Admiral Markets\templates)
Nạp lại Template: Chart -> Templates -> Load.

Robot Forex là gì? Nó là 1 chương trình đểphục vụ 1 việc gì đó trong Forex, Thông thường người ta xây dựng để tự động giao dịch (mua/bán) để khỏi mất công phải ngồi giao dịch.
1 con Robot được đánh giá là tốt khi tỷ lệ giao dịch thành công nhiều hơn thất bại, nói chung là có lời (1 ngày lời khoảng 20pips là Quá ngon rồi).
Để cài đặt nó trước hết bạn phải copy con Robot (file .ex4 hoặc .mq4) vào thư mục (C:\Program Files\MetaTrader 4 - Admiral Markets\experts).
Sau đó khởi động lại Chương trình và nạp nó vào bằng cách kéo, thả chart mà  bạn muốn, và kích chuột vào Expert Advisor để kích hoạt nó như hình dưới.


Chúc các bạn tìm được những robot tốt, tôi cũng đang tìm mà chưa ra.



4 tháng 7, 2012

Hướng dẫn sử dụng Indicator, Template, EA của Forex

Indicator là gì?
Nó là tín hiệu chỉ dẫn được vẽ lên biểu đồ, dựa trên những chỉ dẫn này bạn quyết định đặt lệnh mua hoặc bán.
Lấy ví dụ:
Chúng ta vẽ 2 đường MA (Moving Average), 1 đuờng MA = 7 (đỏ), 1 đường MA = 14 (vàng). Nếu đường MA7 mà cắt đường MA14: 
1. Theo hướng từ dưới lên: thì ta đặt lệnh Bán.
2. Theo hướng từ trên xuống: thì ta đặt lệnh Mua.

Indicator có 2 loại: Loại sẳn có khi cài đặt chương trình vd như đường MA ở trên, loại thứ 2 là do người sử dụng tự thiết kế cho mình để dễ dàng sử dụng để ra lệnh mua/bán.

(Indicator tự làm của Karl Dittmann giá bán là 84USD đó).
Tín hiệu màu xanh thì bán, màu trắng thì mua 

Cài đặt Indicator vào Chart
1. Đối với loại có sẳn: Insert ->Indicator -> chọn 1 Indicator cho phù hợp và điền thông số vào
2. Đối với loại tự thiết kế: Trước hết bạn phải copy Indicator vào thư mục indicators, indicator thuờng là file .ex4 và .mq4 (ví dụ: C:\Program Files\MetaTrader 4 - Admiral Markets\experts\indicators, file .ex4 là file đã biên dịch ra, .mq4 là file nguồn).
 Insert ->Indicator -> Custom -> chọn indicator mới copy vào.
Hết phần Indicator.

Chúc các bạn có những indicator tốt cho mình.




3 tháng 7, 2012

Quá nghiêm túc với bản thân


John để râu quai nón trong nhiều năm và quyết định cạo đi. Nhưng anh ngại thay đổi nên lo lắng: “Tất cả bạn bè và đồng nghiệp mình sẽ nói gì? Họ có cười vào mặt mình không?

Sau nhiều tháng do dự, cuối cùng anh lấy hết can đảm cạo râu đi. Lo ngại nhưng anh vẫn đi đến chỗ làm. Thật ngạc nhiên, không ai nói gì về khuôn mặt mới của anh. Thật ra cho đến trưa thì anh không nghe ai nói gì. Cuối cùng, không chịu được, anh hỏi người khác: “Anh nghĩ khuôn mặt mới của tôi thế nào?”

Họ chưng hửng “Khuôn mặt nào?” “Anh không thấy gì khác trên mặt tôi sao?” Họ im lặng để nhìn anh từ đầu đến chân. Cuối cùng họ thốt ra vui vẻ: “Anh cạo râu rồi sao?” Rõ ràng đôi khi chúng ta quá nghiêm túc với bản thân, quá nhạy cảm, và cho rằng người khác luôn nhìn chúng ta nhưng thậm chí không ai có thời gian để nghĩ đến bạn.

Quá nghiêm túc với bản thân đôi khi có nghĩa là bạn cố hết sức để tạo ấn tượng đối với người khác. Nina dành 2 tiếng đồng hồ để làm đẹp mỗi khi ra khỏi nhà. Cô cứ thử hết áo này đến áo khác, hết vòng đeo tay lớn đến nhỏ, hết giày cao đến thấp. Sau khi xong, cô quay sang chồng và hỏi: “Trông em như thế nào?”

“Tuyệt”.

“Anh chắc không?”

“Hết ý”

“Tóc không đơ quá chứ?”

“Không, rất tuyệt”

“Màu son không tối quá chứ?”

“Đẹp lắm”

“Anh có chắc là em nhìn được không?”

“ Trông em rất dễ thương”.

Ra đến cửa xe Nina chạy vào phòng ngủ lại, cô thay bông tai. Nhưng suốt bữa tiệc hôm đó, cô cứ luôn miệng lầm bầm (có khi lại thì thầm với ông chồng) – “Đáng lẽ em nên đeo đôi bông tai bằng cẩm thạch”. Chồng cô nói: “chẳng sao đâu mà”. Cô giận…

Đôi khi sự quá quan tâm đến bề ngoài trở thành nỗi ám ảnh. Nina là một ví dụ của những người ít lòng tự trọng. Cô không quan tâm đến việc làm bạn cũng như gây ấn tượng tốt. Thế giới của cô chỉ quay quanh giày dép, áo quần và trang sưc. Khi người khác không gần gũi cô nữa thì cô cho là họ lạnh lùng hay ganh tỵ. Thật ra họ thấy cô chán ngắt và đau khổ.

Vậy là những cái tưởng vô cùng quan trọng với chúng ta lại chẳng có ý nghĩa gì với nhân loại. Brian bị sưng mũi và nhốt mình trong nhà một tuần. Ai quan tâm nào?

ĐÚC KẾT

-    Hãy nhớ đến những người mà bạn muốn dành thời gian ở bên họ.

-    Họ là những người có thể tự cười mình một chút. Họ có nhiều bạn, nhiều niềm vui và ít bệnh tật. Khi chúng ta quá nhạy cảm, những người khác sẽ cảm thấy bối rối và chúng ta sẽ làm cho chính mình bị cách ly.