Thỉnh thoảng hàng xóm, người bán hàng, hay chồng/ vợ gây cho ta những phiền toái. Dù chúng ta cố hết sức muốn hòa hợp với họ nhưng dường như họ cư xử hết sức vô lý. Mục này chia sẻ với bạn những bí quyết tránh xung đột và kéo mọi người về phía mình. Nếu bạn thích đối đầu thì bỏ qua phần này- hoặc là đọc nhưng làm ngược lại!
Hãy thử tưởng tượng bạn ở trong những tình huống sau:
Bạn đang đẩy xe của mình đến quầy tình tiền của siêu thị thì một bà chen ngang phía trước bạn mà không hề xin phép gì hết. Kết quả là bạn bị chậm mất hai phút. Dĩ nhiên bạn sẽ cảm thấy bực, nhưng bạn bực vì đã mất hai phút hay là bà ra không để ý?
Bạn đi dự tiệc. Một người bạn biết đã nhiều năm nhưng thấy bạn không hề chào. Bạn có tức không? Tại sao?
Đang ăn món xà lách trong nhà hàng, bạn để ý thấy rìa lá rau đã bị héo. Bạn gọi người bồi bàn đến và anh ta nói: “Cứ bỏ phần héo đi, bà không chết đâu”. Bạn nổi giận có phải vì mất ăn xà lách không?
Không phải “thời gian”hay lời xin lỗi món xà lách làm chúng ta bực mà là cách đối xử của những người đó. VẬY PHẦN LỚN TRƯỜNG HỢP NGƯỜI TA NỔI GIẬN KHÔNG PHẢI VÌ LÝ DO NGƯỜI TA TƯỞNG. Chúng ta giận khi cảm thấy người khác không quan tâm đến chúng ta. Chúng ta muốn được tôn trọng. MỌI NGƯỜI MUỐN ĐƯỢC TÔN TRỌNG.
Chúng ta đều mắc sai lầm như nhau….
Rõ ràng mọi người đều muốn được tôn trọng – và ai cũng biết điều này. Chỉ khi bắt đầu xung đột thì mới có vấn đề. Lúc đó chúng ta kể ra hàng chục lý do vì sao chúng ta làm điều gì đó và quên thực hiện cả sự tôn trọng đối với người kia.
Thử tưởng tượng vợ bạn gọi bạn và nhờ bạn lấy áo quần nhờ giặt ủi trên đường về. Sự thật là:
a) Vợ bạn luôn đi lấy áo quần sau này.
b) Vợ bạn rất dễ giận.
c) Bạn về nhà mà chẳng ghé lấy quần áo về.
d) Vợ bạn giận.
Đừng có ngốc. Vợ bạn quan tâm đến chuyện bạn có để ý không, có muốn giúp cô ta một tay không chứ không phải vì hết quần áo mặc. Vì thế đừng đưa ra hàng loạt lý do như liệt kê dưới đây:
a) “Anh có quá nhiều việc phải lo ngoài mớ quần áo đó!”
b) “Thật là một ngày tồi tệ: Sếp chửi, xe hơi hỏng, khách hàng phàn nàn, chuyện tiền bạc – còn
em thì thì lo đến cái mớ quần áo chết tiệt!”
c) “Anh quên mất là mình phải lấy về”.
d) Anh quên mất là mình đã có gia đình”.
e) “Mẹ kiếp mớ quần áo của em!”
Tất cả những câu nói trên đều có chung một ý nghĩa: “Nhu cầu của tôi cao hơn của em!” Thật là nguy hiểm. Vợ bạn sẽ cho là “anh không làm gì để giúp em cả”, rằng “anh chỉ nghĩ đến bản thân mình” và quan trọng nhất là “ANH KHÔNG THÈM QUAN TÂM”. Rồi thì hai người muốn ly dị, chỉ vì chuyện không đâu với mớ quần áo.
Bạn nói: “Nhưng tôi thật sự bị ông sếp khiển trách”, “đúng là xe bị hư”, “NHỮNG CHUYỆN
ĐÓ LÀ ĐÚNG SỰ THẬT! Tại sao cô ta lại vô lý như thế?”
Họ vô lý vì con người thường không muốn nghe cái gì sai hay đúng – ít nhất là lúc ban đầu. Họ chỉ muốn biết là anh có QUAN TÂM HAY KHÔNG! Họ muốn anh phải thấu cảm. Họ muốn được tôn trọng. Khi họ biết là anh quan tâm thì có thể họ sẽ lắng nghe những cái đúng sự thật, nhưng trước hết anh phải tỏ vẻ quan tâm.
Chẳng hạn bạn hãy nhớ lại về câu chuyện về món xà lách trộn ở nhà hàng. Bạn không muốn biết, không cần nghe người bồi bàn giải thích: “Chúng tôi bận quá nên không làm kỹ hôm nay”, hay “Tệ quá. Bà ăn trúng đĩa rau cuối cùng”. Bạn muốn anh ta thể hiện sự tôn trong: “Thưa bà, tôi hiểu là bà cảm thấy bực bội về chuyện này và tôi cũng cảm thấy vậy. Tôi xin mang cho bà một đĩa xà lách mới có được không ạ?.... Bà còn yêu cầu gì không ạ?” Bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều với cách xử lý này phải không?
Làm thế nào để thể hiện sự tôn trọng? Xin hãy nghe vài quy tắc dưới đây:
1. LẮNG NGHE. Không có gì làm cho một người có đầu óc minh mẫn trở nên giận dữ hơn cảm giác bạn đang không lắng nghe họ chăm chú. Lắng nghe thể hiện sự tôn trọng. Lắng nghe làm cho người khác thấy mình quan trọng. Hãy nhìn vào mắt họ khi họ giải thích cảm xúc của mình.
2. THẤU CẢM. Hãy để cho người đối thoại biết là bạn có thể hiểu được anh ta cảm thấy như thế nào. “Chắc anh cảm thấy khó chịu lắm lần anh yêu cầu tôi giúp đỡ, tôi đã làm anh thất vọng! Có lẽ đối với anh tôi có vẻ không quan tâm”.
2. ĐỒNG CẢM. Nên tạo một nền tảng chung – “Nếu tôi ở trong tình huống đó thì tôi sẽ cảm thấy như anh”, hoặc “tôi không trách là anh giận, tôi cũng sẽ làm vậy nếu tôi là anh”.
4. “CÒN GÌ NỮA KHÔNG?” Khi họ đã nói rồi thì bạn nên hỏi: “Còn gì bạn muốn cho tôi biết nữa không?” Những người khó chịu sẽ luôn ngạc nhiên và thích thú khi được bạn hỏi như thế. Họ đã quá quen với việc người khác cố gắng làm cho họ im miệng. Khi họ cảm thấy bạn sẵn sàng dành thời gian cho họ, họ sẽ thôi không công kích và tha thứ cho bạn.
5. “BẠN MUỐN TÔI LÀM GÌ?” Khi người ta biết rằng bạn không quan tâm mà bạn hỏi họ: “Bạn muốn tôi làm gì?” Có thể họ sẽ nói: “Anh ra và giải quyết giúp tôi ngay bây giờ” hoặc“tìm một nhà cao tầng và nhảy lầu cho xong”. Tuy nhiên, khi họ biết là bạn quan tâm thì mọi yêu cầu của họ dường như đã được giải quyết. Bạn sẽ nghe họ nói: “Thật ra chuyện đó không quan trọng lắm”, hoặc “Tôi tự nghĩ tôi có thể tự giải quyết”. Hãy thử đi. Tuyệt lắm. Chỉ mới một phút trước họ đòi kiện bạn vì một cái áo sơ mi nhưng chỉ ít phút sau họ sẽ nói: “Quên chuyện đó đi!”
George có một cửa hàng kinh doanh vàng bạc và ngày hôm đó anh ta giao hàng cho một khách hàng, trễ hai ngày kể từ ngày hứa giao. Người mua hàng bừng bừng sẵn sàng nổi đóa: “Thật quá lắm! Anh nói anh sẽ giao cách đây hai ngày mà”.
George không khẩn khoản giải thích như thường lệ mà nói với vẻ đồng tình: “Nếu tôi đặt hàng mà nó đến trễ hai ngày thì tôi cũng giận như ông!” Người kia lập tức dịu xuống. George bảo tôi: “Thật kỳ diệu. Khi tôi không giải thích mà nói cho ông ta biết tôi hiểu thái độ của ông ấy thì lập tức thái độ của ông ta thay đổi. Bỗng nhiên tôi không còn sợ những người khó tính nữa.”
Về lý thuyết thì những nguyên tắc này dễ sử dụng. Bạn nghĩ bạn hiểu được ý nghĩa của phương pháp này nhưng trong thực tế, bạn sẽ dễ vướng vào chuyện giải thích lằng nhằng do áp lực của thói quen.
Đừng làm vậy ít nhất cho đến khi bạn làm cho người đó biết bạn thấu hiểu được tâm trạng của họ
Vậy khi nào thì nên giải thích?
Đôi khi lý lẽ và những lời giải thích lại có tác dụng, chẳng hạn “Tôi trễ là vì người ta đã ăn cắp xe của tôi”, nhưng nên nói vậy sau khi tỏ ra hiểu được tâm trạng của người khác trước: “Em yêu, chắc là em giận lắm vì anh đến đám cưới trễ 2 tiếng”. Qui tắc ở đây là: HÃY THÔNG CẢM TRƯỚC RỒI GIẢI THÍCH SAU.
ĐÚC KẾT : Khi đối mặt với những người đang giận, NHỮNG LỜI GIẢI THÍCH KHÔNG CÓ HIỆU LỰC BẰNG SỰ QUAN TÂM VÀ TÔN TRỌNG. Chúng ta không nói đến những kỹ thuật ở đây mà là thái độ. LẮNG NGHE, THÔNG CẢM VÀ TÔN TRỌNG thì đến 99% bạn sẽ ít gặp rắc rối hơn.