This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

31 tháng 8, 2011

Ghi nhớ những gì chúng ta quên

Ghi nhớ những gì chúng ta quên

Cách ghi nhớ tốt nhất là không chỉ nghĩ đến đồ vật đó mà bạn nên nghĩ đến tình huống dẫn tới việc bạn để nó ở đâu. Cụ thể hơn, bạn nên nghĩ đến việc bạn sẽ làm.
Rất nhiều lần chúng ta cố gắng nhớ về việc chúng ta đã làm trước khi tình huống này xảy ra. “Tôi đã đi qua cửa, đi vào phòng khách rồi phòng tắm,…”. Cách này cũng đúng nhưng hơi hời hợt. Cách giải quyết hiệu quả là chúng ta lật ngược lại từng bước một. Chúng ta cần cố gắng nhớ xem mình đã muốn làm gì.
Luyện trí nhớ, ghi nhớ
Trong trường hợp không thấy chùm chìa khóa, bạn hãy cố gắng nhớ lại xem mình đã dự định làm gì trước khi bước vào nhà. Bạn dự định làm gì ngay khi bước vào nhà? Có thể bạn đang vội theo dõi một chương trình trên ti vi. Nếu thế, rất có thể bạn đã đãng trí để chìa khóa trên ti vi. Hay cũng có thể khi bạn đang đi vào phòng thì bạn nhớ ra cần phải cho một cuốn sách vào trong túi ngay lập tức. Trong trường hợp này, có thể ban lại đãng trí để chùm chìa khóa trên giá sách và bắt đầu đọc lướt qua cuốn sách chăng?
Khi đỗ xe, điều cốt yếu là bạn phải chú ý đến vị trí mà bạn đỗ xe. Hãy tìm xem gần đó có điểm gì đáng chú ý giúp bạn nhớ hay không. Đó có thể là một cái cây lớn, một tấm biển quảng cáo khổng lồ, hoặc bạn cũng nên chú ý tới con số và màu sắc của nơi này.
Bạn cũng có thể biến hành động đỗ xe thành một thói quen có tính chất liên tưởng như sau: hình dung rằng mỗi khi ra khỏi xe, bạn đóng cửa và khóa xe, bạn phải xoay tròn 360 độ. Tưởng tượng rằng bạn phải thực hiện động tác xoay tròn như kiểu múa ba lê. Mục đích của việc xoay tròn chính là nhắc bạn kiểm tra vị trí mới này và chú ý đến cảnh vật xung quanh nó.
Nếu bạn không để ý tới vị trí bạn đã đỗ xe thì hãy cố gắng nhớ xem trong lúc đang lái xe bạn đã nghĩ gì! Rất có thể bạn đã muốn đỗ xe ở nơi gần một vị trí cụ thể nào đó nhưng bạn đã phải thất vọng vì bãi đỗ xe này không còn chỗ. Bạn đi tiếp lên dãy hai, thật chán nản, bạn lại thấy một chiếc xe ô tô khác đã đỗ ở vị trí còn trống. Chính vì thế, cuối cùng bạn phải đỗ xe ở dãy thứ ba.
Nếu bạn không nhớ được những điều này ngay lập tức thì đừng nghĩ đến nó nữa. Hãy đưa ra lời chỉ thị cho bộ não của bạn là hãy quên vấn đề đó đi ở mức độ ý thức. Cùng lúc, đưa ra lời chỉ thị cho bộ não tiếp tục tìm kiếm ở mức độ tiềm thức. Câu trả lời sẽ tự đến với bạn vì bạn có thể trong qua khứ nó đã xảy ra nhiều lần.
Bạn hãy tự tin rằng bạn có thể tin tưởng vào trí nhớ của mình. Bạn nên cảm thấy chẳng có vấn đề gì khi bạn quên mất điều gì đó – Bộ não của bạn vẫn tiếp tục làm việc để tìm ra điều bí ẩn.

Điều này gợi cho tôi nhớ đến ...

Cậu bé Danny đi chơi vườn bách thú cùng cha. Khi họ đến chuồng hà mã, Danny dừng lại và nhìn chằm chằm vào con vật một cách sửng sốt.
“Bố ơi, bố nhìn này”, Danny gọi, “Con hà mã này rất giống cô Matilda!”
“Con yêu, nói như vậy là bất lịch sự đó”, người cha nói.
“Nhưng bố à”, Danny trả lời, “Con không nghĩ con hà mã hiểu được những điều con đang nói...”
  Ảnh minh họa (tuoitre.vn)
***
Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống này chưa? Bạn hào hứng kể với một người bạn về chuyến đi đến đảo Santorini ở Hy Lạp. Bạn miêu tả về các bãi biển có đá bazan đen, đi xe scooter vào thành phố. Bạn vẫn tiếp tục khoe khoang một cách hào hứng về việc bạn có thể mặc cả tiền thuê phòng khách sạn. Bạn cũng miêu tả một cặp vợ chồng người Anh mà bạn gặp ở quán cà phê, và còn nhiều chuyện khác nữa. Khi bạn đang kể lể câu chuyện cảm động này thì người bạn cắt ngang : “Thế cậu có biết Jenny và Andrew sẽ kết hôn không?”...
Câu hỏi này liên quan đến một số thứ đã được nhắc đến. Tình huống này xảy ra ở hầu hết các cuộc trò chuyện. Việc bạn kể lại chuyến tham quan của bạn ở Hy Lạp gợi cho người bạn đó nhớ đến một chủ đề hoàn toàn khác, có liên quan đến một từ ngữ, một câu chữ hay một ý tưởng trong câu chuyện bạn kể.
Có thể là ‎ý nghĩ về Santorini thơ mộng đã gợi cho cô ấy nhớ về một đám cưới. Hay cũng có thể từ “chiếc xe scooter” gợi cho cô ấy nghĩ đến Scotland, nơi Jenny và Andrew dự định sẽ đi hưởng tuần trăng mật.
Khi ai đó bỗng nhiên chuyển sang một chủ đề khác trong cuộc trò chuyện thì điều này chắc chắn là có l‎ý do!
Nếu bạn đột nhiên nhớ ra bạn cần phải trả tiền đỗ xe thì có lẽ bạn vừa tình cờ thấy một bãi xe trống rỗng. Nếu bạn bất ngờ nhớ đến việc phải gọi cho ngân hàng để kiểm tra xem số tiền một triệu đô-la mà bạn trúng xổ số đã được gửi vào tài khoản của bạn hay chưa thì chắc chắn là có điều gì đó đã gợi cho bạn liên tưởng đến nó.
Sự liên tưởng điều khiển trí nhớ của chúng ta. Mọi thứ chúng ta nhớ ra đều được liên tưởng đến một điều gì đó. Sự liên tưởng có thể được thể hiện dưới mọi hình thức và qua tất cả các giác quan.
Khi cậu bé Danny nhìn thấy con hà mã, hình dáng nặng nề, đồ sộ của con vật đã khiến cậu bé liên tưởng đến bà cô quá khổ của mình.
Nếu bạn tình cờ gặp người đàn ông có hàng ria mép nhỏ, màu đen thì chắc hẳn bạn sẽ liên tưởng đến Charlie Chaplin. Cũng chính vì l‎ do này mà có thể bạn sẽ gọi Bill, nhân viên mới vào làm, là Simon. Bởi vì anh ta nhìn rất giống với Simon mà bạn biết.
Nếu ai đó yêu cầu bạn vẽ bản đồ của nước Bỉ và Phần Lan, có thể bạn không nhớ cho dù bạn đã nhìn thấy hình dáng tổng thể của chúng trên tập bản đồ thế giới. Tuy nhiên, nếu người ta yêu cầu bạn vẽ bản đồ của nước Italia thì bạn có thể vẽ được. Tại sao vậy? Bởi vì, có thể trước đó bản đồ của đất nước này đã khiến bạn chú ‎ý vì nó có hình một chiếc ủng.
Khi nào thì chúng ta chú ý? Và đây là câu trả lời: Khi nó được liên tưởng đến một điều gì đó tương tự.
Sự liên tưởng cũng liên quan đến các giác quan khác. Bài quốc ca làm cho bạn nhớ đến trận tranh chức vô địch của Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ. Một bài hát nhẹ nhàng của Elvis Presley, Bee Gees hay George Michael có thể gợi cho bạn nhớ lại những kí ức của quá khứ như: tình yêu đầu đời, những năm tháng thời niên thiếu, và thậm chí cả những người đã hâm mộ các ca sĩ này.
Mùi hương cũng gợi nhớ mạnh mẽ đến kí ức. Mùi mưa vào mùa thu có thể khiến bạn nhớ lại ngày đầu tiên đến trường. Mùi thơm của hoa tử đinh hương làm bạn nhớ tới một buổi đi dạo. Mùi của một loại kem chống nắng tạo ra cảm giác tự do cho nhiều người và dễ gợi nhớ đến kì nghỉ hè ở bãi biển.
Sự liên tưởng giúp chúng ta nhớ đến những điều mà chúng ta thậm chí không chủ định nhớ. Vì thế, nguyên tắc cơ bản là tạo ra sự liên kết mang tính liên tưởng đến những thứ mà chúng ta thật sự muốn nhớ.
Hãng Nike trả hàng triệu đô-la cho Tiger Woods để quảng cáo cho các sản phẩm của công ty. Đó không chỉ là sự hợp pháp hóa “Đây này, những tay gôn cừ nhất cũng đang sử dụng giày của chúng tôi”. Mục đích là để cho tất cả mọi người trên thế giới khi xem Tiger Woods chơi sẽ nhớ ngay đến hãng Nike, dù chỉ là vô tình.
Các siêu thị có quầy bánh mì phải đảm bảo rằng lò nướng bánh được đặt ở phía trước, nơi bạn có thể nhìn thấy, chứ không phải nằm ở một góc khuất nào đó. Họ làm vậy là để cho mùi thơm ngon của chiếc bánh vừa mới ra lò kết nối với các tế bào thần kinh trong bạn. Họ đang thực hiện mục đích của họ là xúi giục bạn mua bánh.
Bạn đã nghe nói đến thí nghiệm của Pavlov chưa? Bất kì ai đã nghe cũng có thể được gợi nhớ bởi sự liên tưởng đến một con chó đang nhỏ dãi.
Pavlov giới thiệu với toàn thế giới bằng chứng về việc bộ não hoạt động dựa trên cách thức tập luyện dần dần và sự liên kết. Trong thí nghiệm nổi tiếng của mình, Pavlov đã chứng minh được rằng điều này là có thể, bằng phương pháp học tập và rèn luyện, chúng ta có thể liên kết hai thứ chẳng hề liên quan đến nhau, thậm chí là không có bất cứ sự tương đồng nào.
Như chúng ta đã nói, cách ghi nhớ là tạo ra cách thức tập luyện dần dần và liên kết các liên tưởng tương tự như các Pavlov đã làm. Vậy làm cách nào để chúng ta làm được điều này? Bạn sẽ ngay lập tức nhận thấy trí nhớ của bạn đã tiến triển một cách đáng ngạc nhiên.

Bạn không muốn mất ví một lần nữa phải không?

Hãy tập thói quen để chìa khóa vào một nơi xác định như cái bát, rổ sứ hay treo chúng bên cạnh cửa ra vào.
Trong trường hợp này bạn cũng nên tạo ra sự liên kết liên tưởng. Có thể bạn muốn tạo ra sự liên kết giữa chìa khóa và cái bát. Hãy tưởng tượng bạn cần phải sạc pin cho chìa khóa và bạn chỉ có thể thực hiện việc này bằng cách cho chìa khóa vào trong bát. Ngay khi bạn đặt chìa khóa vào trong bát thì nó sẽ phát ra một tia sáng màu tím huyền bí. Đó chính là việc sạc chìa khóa, tiếp thêm sinh lực cho chúng.

Bạn không muốn mất ví một lần nữa phải không?

Hãy tưởng tượng rằng chiếc ví của bạn nhạy cảm với ánh sáng. Nó không thể ở ngoài ánh sáng trong vài phút. Tại sao vậy? Đã bao giờ bạn nghĩ tới thực tế rằng chiếc ví đã bị để trong bóng tối quá lâu? Thường thì nó được để trong túi, bao, ba lô hay ngăn kéo,… vì một lí do nào đó. Chúng được cất giữ trong đó để tránh trường hợp những người tham lam, không thể kiềm chế được sự cám giỗ, sẽ lấy mất.Sự liên hệ giữa chiếc ví và ánh sáng sẽ nhắc nhở bạn để ví ở một nơi an toàn. Hình dung ra rằng khi bạn lấy chiếc ví ra khỏi túi thì sự việc bắt đầu diễn ra. Chiếc ví bắt đầu nóng lên và nhăn nhúm lại. Bạn cảm nhận được hơi nóng bỏng trên các ngón tay mình. Hơi nóng càng ngày càng mạnh, do đó bạn phải để chiếc ví vào vị trí cũ.Như một thói quen, bạn muốn cất chiếc ví trong ngăn bàn. Để thực hiện được điều này, bạn có thể tạo ra sự liên tưởng giữa chiếc ví và âm thanh rỗng của ngăn bàn khi bạn bỏ chiếc ví vào đó. Giả sử rằng khi chiếc ví rơi vào trong ngăn bàn, nó sẽ phát ra một tiếng rơi “tõm”. Từ giờ trở đi, chiếc ví sẽ phải phát ra âm thanh này lúc bạn vào nhà. Nếu không co âm thanh này thì chắc chắn điều gì đó không hay đã xảy ra.Nếu bạn hình dung rõ ràng như trên thì sự việc sẽ tiếp tục diễn ra như sau:Khi bạn đi qua cửa và muốn vứt chiếc ví ở một vị trí tùy tiện nào đó thì trong bạn sẽ xuất hiện hai cảm giác. Thứ nhất, chiếc ví đang nóng bỏng trong tay bạn. Thứ hai, bạn cảm thấy nhất thiết phải cất nó ở một nơi nào đó phát ra tiếng rơi “tõm”. Hai cảm giác này sẽ nhắc bạn cất ví tiền trong ngăn bàn.
Luyện trí nhớ, ví tiền
Có một câu chuyện kể về một tên trộm đột nhập vào nhà của đại văn hào Pháp Honoré de Balzac. Tên trộm lặng lẽ lục lọi ngăn bàn trong phòng ngủ để tìm tiền cất giấu.
Đột nhiên tên trộm nghe thấy ai đó cười khúc khích. Anh ta quay lại và nhìn thấy Balzac đang ngồi trên giường, nhìn anh ta và cười tủm tỉm.“Có gì đáng cười chứ?”, tên trộm ngạc nhiên hỏi.
Lúc này Balzac mới trả lời: “Điều đáng buồn cười ở chỗ anh nghĩ rằng anh có thể tìm kiếm tiền trong ngăn bàn vào lúc nửa đêm… nhưng chủ nhân hợp pháp của nó lại quên cất vào đó ban ngày!”
Và chúng ta sẽ phải làm gì trong trường hợp ta quên tạo ra sự liên kết liên tưởng như đã yêu cầu? Sẽ phải làm gì khi chúng ta không chú ý đến hành động mà chúng ta đã thực hiện với đồ vật đó…?

30 tháng 8, 2011

Đầu tư Nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 2

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 Tân tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong do Tập Đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, với diện tích khu Cảng và đê chắn sóng khoảng 126 ha và tổng vốn đầu tư 23.477 tỷ đồng.
Nhiệt điện Vĩnh Tân
Trạm biến áp 500 kV Sơn La

Dự án nhằm đầu tư xây dựng nhà máy cung cấp điện cho hệ thống điện miền Nam và hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo an toàn cung cấp điện cho hệ thống, với quy mô công suất khoảng 1.244 MW.

Nguồn tin: dpibinhthuan.gov.vn

Khóa cửa chưa nhỉ?

Khóa cửa chưa nhỉ?
Tương tự Chìa khóa đâu rồi nhỉ ?? , một trong những vấn đề rắc rối phổ biến mà chúng ta thường gặp là “hội chứng quên khóa cửa”. Bạn ra khỏi nhà và đang trên đường đến nơi làm việc hay một nơi nào đó thì đột nhiên bạn cảm thấy lo lắng. “Đợi một chút, mình đã khóa cửa chưa nhỉ…?”, “Mình đã tắt hết đèn chưa nhỉ?”, “Mình đã tắt máy vi tính chưa nhỉ?” Bạn đã bao giờ có cảm giác lo lắng về những vấn đề này chưa? Trong những trường hợp này, bạn thường bỏ đi những ý nghĩ này và hi vọng vào điều khả quan hơn.
Vậy tại sao bạn phải lo lắng?

Luyện trí nhớ, khóa cửa

Có một cách giải quyết vấn đề này rất đơn giản và bất ngờ. Mỗi lần bạn ra khỏi nhà, hãy khóa cửa. Sau đó, hãy tập cho mình thói quen làm theo các bước sau: Đứng trước cửa và tự nhủ rằng: “Mình đã khóa cửa, mình biết cửa đã được khóa, mình sẽ không phải lo lắng gì hết”. Rồi để chắc chắn hơn, bạn vặn nắm cửa hai hay ba lần. Để sau đó, mỗi lần bạn băn khoăn về việc đã khóa cửa hay chưa thì bạn có thể hoàn toàn cảm thấy thoải mái. Bạn sẽ nhớ rằng mình đã kiểm tra và thậm chí còn tự nói với chính mình. Mọi vấn đề và nỗi lo lắng sẽ biến mất, bạn sẽ không phải nghĩ gì thêm nữa như câu nói: “Hãy tin tưởng vào Chúa… nhưng hãy khóa cửa…”
Hãy tập cho mình thói quen khóa cửa khi ra khỏi nhà.

29 tháng 8, 2011

Đầu tư Cảng nhập than – Trung tâm điện lực Vĩnh Tân

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư Cảng nhập than – Trung tâm điện lực Vĩnh Tân tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong do Tập Đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, với diện tích khu Cảng và đê chắn sóng khoảng 196 ha và tổng vốn đầu tư 4.577 tỷ đồng.
Ảnh minh họa

Dự án nhằm đầu tư xây dựng hệ thống cảng tiếp nhận nhiên liệu than và dầu cho Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân và có xét đến mở rộng thành cảng than trung chuyển.

Nguồn: dpibinhthuan.gov.vn

27 tháng 8, 2011

Đầu tư PTC Incrasebux, Bigtimebux, Bux4cash cho newbie

Đầu tư PTC Incrasebux, Bigtimebux, Bux4cash nên đầu tư ra sao và đầu tư trang nào trước ?
Các bạn có thể tham khảo thêm cách chơi Bigtimebux của tôi:
Diamond Bigtimebux 2011, cách quản lý vốn của tôi với tình hình hiện tại thì khi đạt đến 1200 ref thì ưu tiên định kỳ 6 ngày rút $75 và tăng ref từ từ cũng được.

Sơ lược các vấn đề gần đây
Các trang Incrasebux, Bigtimebux, Bux4cash là những trang PTC cùng 1 admin là Nelson, Nelson là admin uy tín, đã quản lý các tốt các trang PTC do anh ta quản lý, mặc dù cũng thường xuyên gặp những vấn đề khó khăn trong việc rút tiền của các thành viên khi tham gia như:
Lần 1: việc ngưng cashout (rút tiền) để sửa lại chính sách cashout (giảm 1/2 số tiền/lần, nhưng được rút ngắn 1/2 thời gian cashout giữa 2 lần VD: trước là 4ngày sau đó còn 2 ngày, tính ra việc này là có lợi cho các thành viên vì họ có thể xoay đồng vốn nhanh hơn).
Lần thứ 2: Ngưng cashout là do Ngân hàng Paypal giữ lại 25% số tiền đầu tư của các thành viên (con số này là $122000 theo hình chụp trên màn hình) nên Nelson đã đưa ra chính sách mới là giảm 1/2 số tiền/lần và giữ nguyên số ngày cashout (VD: trước là $250/lần và 4ngày, nay là $125/lần và 4ngày) và trả Autopay cho ref bằng tiền trong Rental blance, lúc trước là trong Main blance. Việc trả Autopay trong rental buộc các thành viên phải rót đủ tiền vào trong rental để trả cho các ref nên cũng giảm phần nào số tiền phải trả cho các thành viên.

Và hiện nay thì đã cho phép cashout nhưng vài thành viên cũng gặp vấn đề chưa cash được qua Alerpay (lúc được, lúc chưa).
Tuy có những khó khăn trên nhưng Nelson vẫn giữ đúng lời hứa và vẫn chăm lo đầu tư và cải thiện các trang PTC của mình cụ thể là chuẩn bị ra giao diện mới cho Incrasebux
Tôi thích nhất câu "As always, the problems only make us stronger!" của anh ta.

Chúng ta quay lại vấn đề chính là nên đầu tư thế nào giữa các trang trên.
1. Nếu chơi PTC không bỏ vốn thì không cần phải đọc thêm, hãy chơi tất cả 3 trang tuy nhiên việc rút được tiền thì hơi lâu 2 tháng mới rút được tiền $2.
2. Nếu bỏ vốn đầu tư PTC Incrasebux, Bigtimebux, Bux4cash thì nên theo thứ tự đầu tư trang nào ra sau cùng thì ưu tiên đầu tư trước tức là ưu tiên đầu tư Bux4cash, Bigtimebux, Incrasebux.
Tại sao phải đầu tư theo thứ tự ưu tiên như vậy ?
Vì khi 1 trang PTC mới ra thì có ít người đầu tư nên khi đầu tư trước thì sẽ có lợi hơn trong việc thuê ref và đổi ref, khi bạn thuê ref hoặc đổi ref sẽ có được những ref có đầu tư, những ref này sẽ làm việc rất chăm chỉ (như tôi chẳn hạn). chỉ có vậy thôi.
Chú ý sự khác nhau giữa các PTC
- Đối với Incrasebux: Từ Standard khi đầu tư lên Elitte, Invector thì phải đầu tư Prime trước tức là bạn phải tốn $540 = $90 + $450 và không có Autopay (tốn nhiều vốn gia hạn 30 ngày để giữ ref). thời gian thuê ref rất khó khăn không xác định được, phải canh me.
- Đối với Bigtimebux, Bux4cash: Từ Standard khi đầu tư lên Diamond và Ulimate thì không cần phải lên gold trước tức là bạn chỉ tốn $450 và có Autopay (bạn chỉ tốn tiền gia hạn 1 ngày để giữ ref). Thuê ref dễ dàng không mất nhiều thời gian như Incrasebux.

Phía trên là những thông tin cần thiết để các bạn chuẩn bị đầu tư. Chúc thành công.

Tôi cũng chuẩn bị viết bài so sánh việc đầu tư sinh lợi giữa Buxjunction và Buxify mời các bạn đón đọc.
Chúng ta có thể thảo luận các vấn đề xung quanh các trang PTC Incrasebux, Bigtimebux, Bux4cash.

26 tháng 8, 2011

No cost internet ads service. More than 50,000 indexed items with high quality pictures

Don t buy solar panels. Instead Build them - like I did

Free

Don t buy solar panels. Instead Build them - like I did

buy and sell > other

Why pay thousands of dollars for solar energy ($27,000 average cost) when you can build your own solar panel system for just a fraction of the retail cost? You can build a single solar panel, or you can build an entire array of panels.It is a fun project, and with this step-by-step guide, you can quickly and easily start producing your own electricity.

17 tháng 8, 2011

IBAN, BBAN, BIC, SWIFT

IBAN, BBAN, BIC, SWIFT

Khi giao dịch thanh toán quốc tế chúng ta thường gặp các code này, và thời gian gần đây sau khi khối châu Âu áp dụng IBAN code thì mọi việc trở nên cực kỳ rối rắm, lằng nhằng, thường xuyên phải nghe khách phàn nàn là không chuyển tiền được, số tài khoản của công ty có vấn đề, IBAN của công ty đâu, vv và vv ...

Để các bạn nắm được triệt để vấn đề này và có thể trả lời cho khách hàng, mình tổng hợp lại tất cả các vấn đề trong bài viết dưới đây, từ gốc tới ngọn nhé.

1. Các ký hiệu trên là viết tắt của cái gì?
  • SWIFT: Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication (Hội Viễn thông liên ngân hàng quốc tế)
  • BIC: Bank Identifier Code (Mã định dạng ngân hàng)
  • BBAN: Basic Bank Account Number (Số tài khoản cơ sở - trong nước)
  • IBAN: International Bank Account Number (Số tài khoản quốc tế)

2. Các thông tin cần thiết phải cung cấp để tiền tới đúng tài khoản người nhận và không bị charge back:

  • SWIFT Code hay còn gọi là BIC, BIC Code (của Vietcombank Trung ương (hội sở) là BFTVVNVX001)
  • Bank account number (Số tài khoản của người nhận)
  • Name (Tên của người nhận đúng như trên đăng ký mở tài khoản)
  • Các thông tin về địa chỉ chỉ có tính bổ sung, không nhất thiết phải có.
  • Riêng đối với khối châu Âu tham gia vào hệ thống IBAN thì thay SWIFT code và Bank account number bằng IBAN

3. Các ký hiệu trên được sử dụng với mục đích gì?


Để chuyển tiền từ người này cho người khác thông qua tài khoản ngân hàng người ta thường áp dụng Wire Transfer. Điều kiện cần thiết là người nhận phải có một tài khoản trong ngân hàng (người gửi thì không nhất thiết phải có). Bank wire Transfer được dùng chuyển tiền giữa các ngân hàng nội địa hoặc giữa các ngân hàng quốc tế bằng cách chuyển thẳng bank-to-bank từ ngân hàng người gửi vào tài khoản ngân hàng người nhận.


Lịch sử của cái tên wire là do khi ra đời wire tranfer vốn có ý nghĩa là một điện tín chuyển tiền giữa đại lý này và và đại lý khác trong cùng một công ty điện báo. Dần dần nó được dùng thông dụng giữa các ngân hàng.


Bankwire hoạt động thế nào?
Ngân hàng gửi sẽ chuyển một thông báo bảo đảm (thông qua hệ thống bảo đảm SWIFT hay Fedwire) cho ngân hàng nhận, yêu cầu được thanh toán theo những thông tin của khách hàng. Thông báo này cũng bao gồm thỏa thuận và hướng dẫn thanh toán vì có hàng ngàn ngân hàng khác nhau nên cần phải có thỏa thuận về cách thức Cách thức thường là cân bằng tài khoản. Các ngân hàng thường mở tài khoản chéo nhau hoặc cùng có tài khoản trên các ngân hàng trung gian và sẽ cân bằng luồng chuyển - nhận với nhau thông qua các tài khoản này. Wire tranfer là cách thức chuyển tiền quốc tế an toàn nhất. Các chủ tài khoản đều phải có thông tin rõ ràng chi tiết và ít có nguy cơ Charge back. Chi phí thực hiện tùy theo từng ngân hàng từng địa phương.


SWIFT CODE, BIC: Khi chuyển tiền giữa các ngân hàng từ quốc gia này sang quốc gia khác, các ngân hàng thường sử dụng hệ thống chung là SWIFT. SWIFT được thành lập từ năm 1974 bởi 7 ngân hàng quốc tế nhằm xây dựng một hệ thống mạng toàn cầu để cung cấp chuyển lệnh giữa các ngân hàng thành viên. Trụ sở chính của SWIFT ở La Hulpe ngoại ô Bruxell.
Mỗi tổ chức tài chính tham gia vào SWIFT sẽ được cấp một Code theo ISO 9362 còn được gọi là Bank Identifier Code, BIC hay SWIFT Code. Mã này gồm loại 8 ký tự và 11 ký tự.


Ví dụ:
Loại 8 ký tự của ngân hàng Vietcombank BFTVVNVX: Trong đó BFTV là mã của ngân hàng (có thể hiểu là viết tắt của Bank for Foreign Trade of Vietnam), VN: là mã quốc gia Việt Nam VX: mã vùng (tuy nhiên Việt nam toàn thấy VX hết) Loại 11 ký tự thì ngoài 8 số đầu các ngân hàng bổ sung thêm 3 số sau thường là mã chi nhánh ví dụ BFTVVNVX002 là mã của Vietcombank Hà Nội, BFTVVNVX007 là Vietcombank tp Hồ Chí Minh.


IBAN là mã tài khoản quốc tế do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và Tổ chức tiêu chuẩn ngân hàng châu Âu (European Committee for Banking Standards) xây dựng với mục đích giảm thiểu các sai sót nhầm lẫn khi chuyển tiền. Mã này hiện mới chỉ áp dụng trong cộng đồng châu Âu.

IBAN có kết cấu như sau:
MN KT BBAN trong đó:
MN: mã nước, gồm 2 chữ cái
KT: mã kiểm tra, gồm 2 chữ số từ 00 đến 99
BBAN: mã tài khoản quốc gia
IBAN của Pháp, Ý gồm 27 ký tự, của Bỉ gồm 16 ký tự...

4. Phí chuyển tiền:

Phụ thuộc vào ngân hàng của người gửi và mức độ hợp tác với ngân hàng người nhận, nếu phải qua nhiều trung gian thì mất nhiều phí hơn.

(sưu tầm Internet)

6 tháng 8, 2011

Diamond Bigtimebux 2011, cách quản lý vốn của tôi ?

Cũng với mục đích quản lý vốn sao cho xuất hiện "lãi kép" và có lợi nhuận như đã trình bày ở chiến thuật đầu tư Bigtimebux 2011 dành cho sliver. Tôi chia sẽ cho các bạn số lượng vốn cần bao nhiêu khi nâng cấp tài khoản lên Diamond và sử dụng nó như thế nào theo mục đích trên.
Bạn muốn lên Diamond có 2 trường hợp để lên:
- Lên Diamond khi bạn đã đầu tư từ Sliver.
- Lên Diamond khi bạn còn là Standard.
Dù cách nào đi nữa thìviệc quản lý vốn ở Diamond là tương đương nhau.

Diamond Bigtimebux 2011
Ảnh minh họa

Khác nhau giữa Incrase va Bigtime
Theo sự hiểu biết của tôi thì Incrase và Bigtime thì khác nhau khi nâng cấp lên Diamond (elitte) và Ultimate (Invester) (gọi chung Diamond và Ultimate cho tiện nhé). Khác nhau ở chổ, bên Incrase bạn muốn nâng cấp lên Diamond thì bạn phải là Sliver (nhìn ảnh của Hoangvu1980 bên Incrase thì bạn sẽ thấy rõ bạn thấy có sliver và Ultimate) còn bên bigtime thì từ standard có thể lên luôn Diamond, theo nhận định của tôi là như vậy. vì tôi từ sliver lên Diamond không thấy thời gian hết hạn sliver.
Bạn từ standard lên sẽ có lợi hơn từ sliver lên Diamond khi nhận xét phía trên là đúng.

Mốc 1000 ref - 2000 ref
Khi bạn đạt mốc 1000 ref và tiếp tục thuê 200 ref thì bạn sẽ không còn lo lắng chuyện tiền thuê ref vì:
1200 * 0.01 * AVG = 1200 * 0.01 * 2 = $24/ngày (AVG =2.0 là cao ngất rồi, nếu AVG = 1.7, 1.8, 1.9 thì cũng đủ để thuê ref).
Sau 5 ngày là 1 chu kỳ thuê ref bạn có số tiền 24*5 = 120, giá 200 ref = $76 . bạn có thấy dư không ?
Vốn cần bao nhiêu để lên đạt mốc 1200ref.
Standard: $450 + $76 * 5 + $76
Sliver: $90 + $400 + $450 + $76 (nếu sliver nâng cấp sớm hơn thì số tiền sẽ giảm do giá ref thấp)
Bạn tính giúp nhé, máy không có Excel.

Xoay đồng vốn: (Do chính sách cashout, nên có thay đổi so với ban đầu)
Tính toán sao cho chu kỳ là 5 ngày: Rót tiền lợi nhuận vào để thuê ref, số còn lại nâng cấp 90 ngày, chừa 1 ít khoản 5- $8 để recycle refs. và thỉnh thoảng thì rút tiền về.
Chuyện này ai cũng biết, rất bình thường. Đúng vậy, tôi muốn nhấn mạnh là Xoay đồng vốn, vốn của bạn không lúc nào rãnh, định kỳ là nó có việc làm => Lợi nhuận ?

Mốc Hơn 2000 ref - 3000 ref (Đây là dự kiến, tôi chưa đạt mức này)
5 ngày bỏ lợi nhuận vào để thuê ref như mốc 1000, 3 ngày rút về ngân hàng. (nên nhớ số bỏ vào phải mua đủ 400ref mới rút về ngân hàng, nếu không đủ thì bạn có thể bỏ vào 2 lần rút về ngân hàng 1 lần).
Đến khi đạt max ref thì: ưu tiên cho 3 ngày rút tiền, số còn lại là chờ đến 5 ngày bỏ vào để gia hạn 90 ngày, Vậy tối đa 30 ngày rút phải rút về đủ $750.

Sau nữa thì sao? lúc đó tính sao cũng được.

Ý kiến của các bạn giúp bài viết hoàn chỉnh hơn, sẽ giúp những người đọc có cách nhìn tổng quát hơn.

4 tháng 8, 2011

Bài học từ người quét rác

Lần nữa, Chỉ nhìn tiêu đề "Bài học từ người quét rác" là cũng đoán được phần nào của bài viết, bài này được đăng tại http://vnexpress.net mà tôi đã sưu tầm để nâng việc học của mình.

“Nếu không gặp được Allen - người quét rác 10 năm về trước có lẽ giờ này, tôi đang quay cuồng trong vòng quay vô tận của đồng tiền”, Giám đốc Thái Hà Books - Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ quan điểm sống của mình.

Học là việc của cả đời. Ngày tốt nghiệp đại học tôi mới mới bắt đầu sự nghiệp học hành của chính mình - học từ cuộc sống. Biết bao người thầy sau này đã dạy cho tôi vô vàn kiến thức. Họ là các giáo sư, tiến sĩ, các chủ tịch, tổng giám đốc của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Tuy nhiên tôi không thể nào quên được một người thầy đặc biệt của mình - thầy Allen.


Giám đốc Thái Hà Books - Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Phụng Hà.

Hằng ngày từ ký túc xá trên phố Mountain - Sydney (Australia), tôi khoác ba lô đi học hay lên thư viện. Mỗi buổi sáng, tôi đều bắt gặp một anh công nhân vệ sinh thu dọn quanh khu nhà. Anh luôn tươi cười và kèm theo là lời chào rất thân thiện “Hello, how are you” (Chào bạn, bạn khỏe chứ?). Anh làm như vậy ngay khi gặp tôi. Về phần mình tôi luôn lẳng lặng bước đi, khuôn mặt lạnh tanh và khó chịu. Trong đầu tôi lúc đó chỉ hiện lên một ý nghĩ duy nhất “Thằng cha này thấy sang bắt quàng làm họ. Hắn thấy tôi có chức vụ, có tiền bạc, có học thức nên muốn bắt quen đây. Hắn thì có khác gì mấy cô công nhân vệ sinh hay đi dọn rác trước cổng nhà mình ở phố Thái Hà, Hà Nội”.

Ngày tiếp theo, anh công nhân vệ sinh vẫn cười tươi, vẫn chào tôi hết sức niềm nở. Tôi vẫn khó chịu và đút hai tay vào túi quần đi thẳng. Khuôn mặt vênh váo. Ngày thứ ba vẫn vậy, anh quét rác lại chào tôi rất vui vẻ, khuôn mặt và thân hình thể hiện sự thân thiện với tôi. Tuy nhiên, trong lần này, để cho xong chuyện tôi đã trả lời anh ta một cách miễn cưỡng: “I am fine, thank you. And you?” (Tôi khỏe, cám ơn anh. Thế còn anh?) Tôi nói xong và chợt nhận thấy rằng mình đã cười. Tôi đã cười mà không biết, điều này không như trong kế hoạch ban đầu của một người coi thường anh công nhân dọn vệ sinh. Thú vị hơn tôi phát hiện ra khuôn mặt tươi tỉnh của chính mình, rằng hình như mình vui hơn, dễ chịu hơn, hạnh phúc hơn, thư giãn hơn.

Vừa đi tôi vừa nghĩ về mình rồi lẩm bẩm: “Ta thật là ngu dốt”. Quả thật, từ trước đến nay, trong suốt bao nhiêu năm qua tôi đã có một suy nghĩ không đúng, rằng khi cười với ai đó tôi mang lại niềm vui cho họ. Khi bắt tay ai tôi luôn nghĩ mình ban ơn cho họ. Khi gần gũi ai, tôi luôn nghĩ họ được lợi từ tôi. Và, tôi thấy mình thật sai lầm. Bởi, khi tôi cười với anh công nhân quét rác này người được lợi đầu tiên không phải là anh ta mà là chính tôi.

Và tôi chợt nhận ra rằng anh ta đâu có biết tôi là ai. Anh không hề biết tôi có bao nhiêu tiền, làm chức vụ gì, có học thức đến đâu. Trong mắt anh ta tôi từ ký túc xá bước ra tức tôi là sinh viên, là người đi học. Dù có học tiến sĩ, thạc sĩ hay đại học vẫn là người đi học, là sinh viên. Mà thậm chí anh cũng chẳng quan tâm tôi có là sinh viên hay không.
Trên thực tế tôi chỉ là một người châu Á da vàng, mũi tẹt. Nhưng anh ta cũng chẳng để ý đến chuyện ấy. Anh chỉ cười và chào tôi như đã và đang làm việc đó với tất cả những ai từ ký túc xá bước ra. Tất cả mọi người là bình đẳng. Tất cả chúng ta là con người. Tôi thấy xấu hổ và tôi đã nhận ra vấn đề. Tôi đã được học một bài quý giá. Từ đó đi đâu, gặp ai tôi cũng chào và cười. Không chỉ cười mà là cười rất tươi. Cười từ trái tim mình, từ đáy lòng mình.

Một bữa nọ khi từ thư viện về tôi phát hiện ra Allen - người quét rác đang ngồi uống cà phê trong quán. Anh ăn mặc rất lịch sự, vừa nhấm nháp ly café vừa đọc sách. Ngạc nhiên và tò mò, tôi lại gần làm quen, cùng uống café, cùng nghe nhạc với anh. Tôi không ngờ rằng người mặc bộ quần áo bảo hộ, đi lau nhà, quét rác mỗi sáng bây giờ lại biến thành một người lịch lãm, trí tuệ thế này. Anh đọc sách say sưa và đọc khá nhanh. Bài học nữa tôi đã học được: Mỗi lúc chúng ta đang đảm nhận vai diễn nào đó, lúc đóng vai nào phải làm tốt vai đó. Hơn nữa, không nên coi thường người công nhân quét rác. Anh ấy cũng đọc sách, cũng nghe nhạc, cũng thưởng thức café và các món ăn.

Allen đã kể cho tôi nghe vanh vách về Kim Tự Tháp ở Ai Cập, về những gì còn sót lại từ vườn treo Babillon ở Iraq, về vùng đất lạnh và băng giá Siberie của nước Nga. Anh nói về thời kỳ La Mã, về chiến tranh Nam Bắc của nước Mỹ, về cuộc sống của người Eskimo. Đặc biệt anh nói về Việt Nam khi biết tôi là người Việt (Sau này anh kể rằng anh cứ ngỡ tôi là người Thái hay Indonesia).

Hóa ra Alen đam mê đi du lịch. Anh đi du lịch qua sách. Những hiểu biết của anh làm tôi kinh ngạc. Hóa ra anh rất hiểu biết và có trí nhớ và sự tưởng tượng tuyệt vời. Allen hỏi tôi khu vực Hạ Long có bao nhiêu hòn đảo? Khi đó, vì không biết, tôi đã nói đại rằng quãng 1.000 hòn. Allen đã giảng giải về các hòn đảo, về địa lý, khí hậu, thảm thực vật và thủy sản cũng như tính chất vùng biển của 1.960 hòn đảo, (chứ không phải con số 1.000 như tôi nghĩ) trong vùng diện tích 1.553 km2 này. Nhờ Allen mà tôi, có lẽ, đến chết không quên được những con số này.

Allen đề nghị tôi phân tích về nhạc Việt Nam, nhất là vấn đề đặc biệt của loại nhạc 5 nốt này. Tôi ngạc nhiên vì chưa bao giờ biết đến nhạc của đất nước mình lại chỉ có 5 nốt. Tôi luôn nghĩ nhạc gì thì nhạc, đã là nhạc thì phải là 7 nốt chứ. Cuối cùng tôi đã phải há miệng ra nghe Allen nói về chèo, về cải lương, về chầu văn, và về các loại nhạc cụ của Việt Nam, đất nước nơi tôi sinh ra và lớn lên. Allen đã dạy cho tôi bài học quý giá về tính tìm tòi khám phá, rằng tôi phải đọc nhiều hơn, tìm hiểu nhiều hơn, quan sát và ghi nhớ nhiều hơn.

Chính từ bài học quý giá này mà ngay sau khi về Việt Nam tôi đã quyết định lái xe làm một chuyến xuyên Việt. Tôi cũng quyết đi tham quan toàn bộ đất nước mình, không bỏ sót tỉnh nào. Tôi chợt nhận ra rằng mình đã bỏ qua rất nhiều điều quan trọng, rằng tôi đã đi đến tận 39 quốc gia nhưng lại chẳng hiểu được nhiều thứ đang diễn ra ngay tại đất nước mình.

Ngày tôi đến thăm nhà của Allen, tôi lại học thêm được một bài học quý giá nữa. Allen có khoảng gần 1.000 cuốn sách. Là người học nhiều, đi nhiều, thường xuyên mua và đọc sách nhưng tủ sách của tôi cũng chỉ có quãng 3.000 cuốn. Còn Allen, một công nhân vệ sinh đã có một tủ sách quá vĩ đại. Anh đam mê sách và đã bỏ một khoản tiền lớn ra mua, trưng bày sách. Anh nói đã đọc hết những cuốn sách này. Thậm chí có những cuốn đọc đến 2-3 lần. Tôi nhớ khi đó tôi có mong muốn quỳ dưới chân anh xin nhận anh làm thầy.

Cũng tại những lần đến thăm anh, tôi đã được học cách nấu ăn. Làm sao nấu đơn giản, đủ chất, ngon miệng mà không quá cầu kỳ. Một tình bạn thân thiết đã nảy mầm giữa một doanh nhân với một anh quét rác. Chuyện này tôi không thể tưởng tượng được trước đó một vài năm. Từ ngày gặp Allen tôi bỏ hẳn các tính xấu của mình: kiêu ngạo, soi mói, coi thường người khác. Tôi cũng trở nên điềm đạm hơn, nói nhỏ hơn, ít nóng tính hơn. Tôi cũng không còn “bệnh” nhìn hình dáng bên ngoài mà kết luận con người nữa. Tôi luôn niềm nở và giúp đỡ mọi người. Tôi quyết định chọn sứ mệnh “sẻ chia” của mình từ ngày đó.

Cũng nhờ Allen và những người thầy khác sau này tôi đã hiểu và thực hành nguyên tắc “cho mà không đòi hỏi, cho mà không cần nhận”. Tôi cũng đã triển khai mỗi ngày, mỗi giờ cách sống “pay it forward” - đáp đền tiếp nối. Cũng từ ngày đó cuộc đời của tôi luôn hạnh phúc, bình an và chan chứa yêu thương.

Gần chục năm đã trôi qua. Bây giờ nghĩ lại, nếu không gặp được Allen, chắc tôi vẫn đang quay cuồng trong vòng quay vô tận của đồng tiền, không chút nghỉ ngơi, không dành thời gian để hiểu và sống hạnh phúc với những người xung quanh, trong đó có các bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm. Tôi thật biết ơn thầy tôi, bạn tôi - Allen.

Nguyễn Mạnh Hùng
Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Thái Hà Books

Làm giàu, ai bảo không khó?

Bài viết được đăng tại http://vnexpress.net mà tôi đã sưu tầm được của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng. Bài viết Nói về vấn đề làm giàu, tư tưởng làm giàu và những khó khăn của nó ... Tôi sưu tầm về blog để thường xuyên đọc lại. Và để cảm nhận được những cái hay, đẹp thì chỉ còn cách đọc trực tiếp.

Thế giới có biết bao tỷ phú chật vật với con đường khởi nghiệp, thất bại ê chề và có lúc trắng tay. Nhiều doanh nhân không có đêm ngon giấc, và có lúc họ gần như phát điên. Như vậy, ai bảo làm giàu là không khó?

Tôi trăn trở nhiều khi viết bài này. Ngay chỉ cái tên thôi cũng làm tôi suy nghĩ nhiều. Nên đặt là “Làm giàu rất khó” hay “Làm giàu không hề dễ”. Đặt thế nào để toát lên ý mình định nói, để tránh hiểu lầm. Tôi viết bài này bởi đã được nghe nhiều người nói, thuyết giảng rằng - làm giàu không khó.

Nếu coi ý kiến “làm giàu không khó” là lời khích lệ, là sự động viên, là cách để những người muốn làm giàu không bị nhụt chí thì tôi hoàn toàn đồng ý. Cần khuyến khích, cổ vũ các bạn trẻ và những ai chưa giàu có làm giàu một cách chính đáng. Còn chuyện để trở nên giàu có, thực sự giàu có, giàu có bằng chính trí tuệ, công sức của mình thì tôi thấy không hề dễ. Thậm chí là khó.

Giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: P.H.

Tôi có đọc và nghiên cứu về cuộc đời cũng như cách và quá trình làm giàu của nhiều tỷ phú trên thế giới thì thấy rằng phần nhiều họ có xuất phát điểm không thuận lợi. Có nhiều người trong số họ khởi nghiệp khá vất vả. Họ trải qua nhiều thất bại. Họ đồng hành cùng biết bao thử thách. Không ít lần, họ trở thành người trắng tay. Không biết bao đêm, họ mất ngủ. Chẳng biết bao lần, họ gần như phát điên. Họ ngày đêm trăn trở với sự nghiệp, với việc làm giàu của mình. Và họ trở nên giàu có. Họ thật sự trân trọng những đồng tiền họ kiếm được. Họ biết rằng làm giàu là quá khó. Các doanh nhân Việt Nam cũng vậy. Những người giàu Việt Nam cũng rất cực nhọc để làm ra đồng tiền. Và, họ hiểu rằng làm giàu không hề dễ.

Tôi không bao giờ quên những đồng tiền đầu tiên tôi kiếm được khi học lớp 4. Ông bà nội tôi ở quê nuôi lợn. Vào thời đó, người ta dùng phân chuồng để bón ruộng, mà phân chuồng hình thành từ rơm, rạ, cỏ và phân lợn. Sau khi được những chú lợn quần nát để rồi rơm, rạ, cỏ ngấm cùng những gì lợn thải ra trong nửa năm trời người nông dân có phân chuồng để bón ruộng. Một năm cấy 2 vụ lúa, tức một năm cần 2 mẻ phân chuồng.

Tôi đã nhận ra cơ hội này và đã “dành” được “hợp đồng” đầu đời của mình. Tôi đi cắt cỏ bán lại cho chính ông bà nội mình. Mỗi gánh cỏ được một hào. Đống cỏ cao ngất trước cửa chuồng lợn nhà ông bà nội tôi là kết quả của “hợp đồng” đáng nhớ này. Cũng nhờ sức lao động, sự cần cù chăm chỉ và sự “đàm phán” với ông bà nội mà tôi có đến cả chục đôla khi còn bé xíu. Để rủng rỉnh tiền mua bút mực, giấy vở, dụng cụ học tập và sách,… Nhà tôi khi đó nghèo lắm. Nghèo kiết xác - như người làng vẫn nói.

Tôi cũng không quên các năm từ lớp 4 đến lớp 7 mình đi cắt cỏ nuôi trâu và thực hiện “hợp đồng” với ông bà nội cùng “dụng cụ hành nghề” là đôi quang gánh phải buộc lên rất cao. Người tôi quá thấp để có thể sử dụng được đôi quang và chiếc đòn gánh của người lớn! Thời đó người ta chưa làm ra quanh gánh cho trẻ con. Tôi cũng chẳng bao giờ quên được những lần bị gió thổi bay xuống ruộng hay bờ đê bởi mình không đủ sức chống chọi với gió. Nhất là gió của những ngày giông tố bất ngờ.

Và có lẽ ngay khi mới học lớp 7 tôi đã có số tiền vài chục đồng, tương đương với cả vài chục đôla thời bây giờ. Những đồng tiền đã giúp tôi không phải xin tiền cha mẹ. Tôi thậm chí đã biết và có cơ hội trợ giúp cha mẹ mình trong miếng cơm, chén nước mỗi ngày. Cũng từ khi đó đến mãi bây giờ tôi không phải xin tiền bố mẹ nữa.

Một trăm đôla đầu tiên tôi tự mình kiếm được khi học dự bị tiếng Nga (chuẩn bị trở thành sinh viên năm thứ nhất đại học) khi học tại khoa Dự bị trường Đại học Tổng hợp Matxcơva mang tên Lomonosov. Khu ký túc xá chúng tôi ở khi đó là phố Svernhika, số nhà 19. Ngay năm dự bị này tôi đã có cơ hội cầm trên tay, có cơ hội sở hữu thật sự những đồng đôla thật. Câu chuyện là khi đó các bạn sinh viên nước ngoài, nhất là sinh viên da đen bán đôla Mỹ lấy rúp Nga để tiêu (3 rúp một đôla). Những người có nhu cầu mua lại với giá 3,3 rúp lấy 1 đôla. Lãi suất 10%. Quay vòng càng nhanh, lãi càng nhiều. Vốn không phải bỏ ra thì còn gì tốt hơn. Nhưng kiếm những đồng đôla đầu tiên đó cũng không dễ. Tổn hại nơ ron thần kinh. Mất thời gian. Nguy hiểm. Rủi ro. Và tôi biết ngay từ khi đó rằng làm giàu không dễ.

Cùng trong năm dự bị tiếng Nga tại thủ đô của Liên Xô những năm 80 của thế kỷ trước tôi được sở hữu 1.000 đôla đầu tiên. Thời đó đôla Mỹ bị cấm. Người Việt Nam (và cả người dân các nước xã hội chủ nghĩa) không được dùng đôla nói chi đến chuyện sở hữu. Chỉ có người các nước tây Âu, châu Phi, châu Mỹ… mới có quyền có và sử dụng ngoại tệ mạnh. Nếu bị phát hiện sở hữu hay sử dụng ngoại tệ mạnh có nguy cơ bị đuổi về nước.

1.000 đôla lúc đó tương đương với quãng 3.000 rúp là con số rất rất lớn đối với những ai chuẩn bị là sinh viên năm thứ nhất. Mà nó cũng là rất lớn đối với tất cả mọi người vì học bổng một tháng chỉ có 80 rúp, một chiếc bàn là chỉ có 7 rúp, một dây may xo để làm bếp điện chỉ có 25 xu, 1 cốc nước có ga chỉ là 1-3 xu mà thôi. Tiền giá trị vô cùng. Nhất là khi dùng tiền đó mua thuốc tây, mua đồ điện, áo bay gửi về Việt Nam.

Từ mốc 1.000 đôla lên mốc 10.000 đôla là cả một câu chuyện

Kiếm tiền và làm giàu ai đó tưởng dễ nhưng không hẳn như vậy. Người kinh doanh phải tính toán và lo đủ thứ. Phải tính được các rủi ro. Phải tự lên kế hoạch kinh doanh chi tiết. Phải có tư duy tổng thể. Phải quản lý được tiền. Phải quay vòng đồng tiền nhanh nhất. Mà thời đó có ai trong chúng tôi được học về quản trị kinh doanh, về bán hàng, về kiếm tiền đâu. Bao cấp mà. Nhất là lũ sinh viên ngu ngơ từ vùng quê nghèo xuất ngoại chúng tôi.

Một kỷ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời là tôi đã phải chứng kiến nỗi buồn tê tái: Mất 17.000 đôla trong khi tổng tài sản chỉ có 13.000. Tôi đã hầu như mất trí nhớ. Tôi đã hầu như phát điên. Tôi đã thất vọng và cảm thấy chán nản vô cùng. Tôi thấy cô đơn và bất lực. Và khi đó, tôi mới thấu hiểu ý nghĩa của 2 từ thiêng liêng này. Cô đơn và bất lực. Số tiền mất mát quá lớn. Lớn quá mức tưởng tượng của một cậu bé thời đó.

Một bài học cũng rút ra từ đó trong tôi rằng tư duy làm giàu là quan trọng nhất. Muốn giàu thì phải có tư duy làm giàu. Nếu có tư duy làm giàu rồi thì dù có mất trắng tay cũng bắt đầu lại từ đầu và làm giàu lại một cách nhanh chóng hơn và không quá đỗi khó khăn. Tư duy làm giàu là mấu chốt, là bắt đầu của mọi bắt đầu. Sau này có cơ hội đi Mỹ, đi Anh, đi Australia, đi Nhật,… tôi có mua mua được nhiều sách dạy làm giàu bằng đủ các thứ tiếng. Tôi đã đọc ngấu nghiến để học, để hiểu, để biết cách làm giàu một cách bài bản. Tôi cũng đã may mắn mua được cuốn “Think and grow rich” của Napoleon Hill. Ở đó tôi tìm thấy nhiều điểm giống tư duy của tôi ngày xưa. Cuốn sách trở thành cẩm nang, sách gối đầu giường của tôi ngay từ khi mua được. Đi đâu cũng thường mang theo. Để đọc. Để ngẫm. Để ứng dụng. (Và may mắn thay chúng tôi đã mua được bản quyền cuốn này và xuất bản ra tiếng Việt với cái tên “Think and grow rich - 13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu”). Cuốn sách đã mang lại lợi lộc lớn cho rất nhiều doanh nhân, rất nhiều bạn bè tôi, rất người muốn và đang làm giàu (như chị Trang, giám đốc John Robert Powers, như anh Steve Gandy phó chủ tịch tập đoàn Metso…)

Cái mốc có 100.000 đôla rất đáng nhớ

Tôi không bao giờ quên rằng mình đã để nguyên cọc tiền còn nguyên đai nguyên kiện, nguyên serie, còn bọc nguyên trong bao ny lông trong suốt để ngắm. Tôi đã ngắm rất lâu. Tôi đã ngủ cùng cọc tiền nguyên đai này suốt một đêm và trải qua những phút giây sung sướng hiếm có. Sau này khi có nhiều tiền hơn, những cảm giác ngất ngây khi sở hữu và ngắm những đồng tiền không còn nữa. Hay nói đúng hơn là không thể bằng một phần của cái ngày đáng nhớ này.

Tôi nhớ rằng đã không biết bao nhiêu lần mình bị đói khi đang sở hữu một đống tiền. Đói vì nhiều khách hàng đến mua hàng. Mà toàn những lô hàng lớn, những hợp đồng “ngon”. Mình thì không muốn từ chối. Không muốn mất khách. Họ đến lấy hàng đúng vào lúc ăn trưa, ăn tối. Nhiều ngày đứt bữa. Nhiều hôm nhai cơm như nhai rơm, nhai trấu. Còn cảm giác gì nữa đâu.

Tôi không thể quên rằng đã bao lần nằm đói ở sân bay. Tiền có bao nhiêu đã mua hết hàng. Chỉ tính toán để có đủ tiền đi taxi, tiền thuê bốc vác. Nhưng máy bay chậm vì sương mù, vì tuyết rơi nhiều, vì sự cố kỹ thuật, vì trăm nghìn nguyên nhân khác. Biết vậy nhưng lần khác vẫn đói, vẫn không còn tiền để ăn - tham quá. Người kinh doanh luôn dùng tối đa số tiền, huy động tối đa tài chính để kiếm tiền, để xoay vòng. Để giàu nhanh. Để thật nhanh.

Người có tiền, sở hữu nhiều tiền nhưng phải chịu rét cắt da cắt thịt. Phải chịu cái nóng như thiêu như đốt. Phải chịu muỗi cắn, ong châm. Phải “ngấm” mồ hôi đầm đìa như tắm. Người có nhiều tiền nhưng nhiều khi cũng chẳng được hưởng thụ, được sướng, được làm người giàu.

Mỗi đồng tiền kiếm ra là những giọt mồ hôi. Những giọt mồ hôi không chỉ thấm trên quần, trên áo, trên tóc, trên da mà ngấm vào từng đồng tiền. Mồ hôi ngấm vào khi ta nhận, khi ta đếm. Mỗi đồng tiền kiếm ra là chứa đựng những nơ ron thần kinh bị hao tổn, những suy nghĩ và tính toán, những phương án và biện pháp. Nhiều khi người doanh nhân có tâm trạng hơn cả ngồi trên đống lửa. Nhiều khi doanh nhân gần như điên khùng, nhiều khi tưởng chừng không thể vượt qua. Nhất là khi khủng hoảng.

Mỗi đồng tiền kiếm ra là những vất vả, gian nan, những cực nhọc khó tưởng tượng. Bao đêm không ngủ. Bao sáng thức giấc khi cả thế giới đang ngủ ngon. Bao nhiêu ngày không nhìn thấy ánh mặt trời. Bao đêm thức chỉ nghe thấy tiếng tíc tắc của đồng hồ.

Bao doanh nhân chúng ta ăn trưa chỉ là cái bánh mỳ kẹp, là bát phở nguội, là đĩa cơm bình dân. Ngồi ăn ngay tại bàn làm việc. Bao doanh nhân phải ngủ gục trên bàn. Nhiều doanh nhân, tôi biết, qua đêm tại cơ quan. Chuyện nửa đêm mò về nhà khi cả nhà đã ngủ say là chuyện thường. Cá biệt, có những trường hợp cha con cả tuần không gặp nhau: cha về thì con đã ngủ. Con đi học sáng thì cha chưa tỉnh giấc.

Tôi viết bài này trong lúc đang triển khai chương trình “15 phút tư duy” giai đoạn 2 tại các trường đại học trên cả nước. Tôi muốn các em sinh viên thay đổi tư duy. Cần có tư duy đúng trong mọi phương diện, trên mọi lĩnh vực. Tư duy làm giàu. Tư duy thành công. Tư duy quản lý mới. Tư duy học và hành. Tư duy khởi nghiệp. Tư duy đọc sách siêu tốc…. Các trường đại học tại HN và TP HCM đã tổ chức và tôi đến để mong muốn giúp các em thay đổi tư duy. Ngay sáng nay là chương trình tư duy sáng tạo tại Đại học FPT TP HCM.

Từ hàng chục chương trình này, với hàng nghìn bạn sinh viên tham gia tôi nhận thấy rằng, các bạn trẻ ngày nay khát khao làm giàu. Quyết tâm làm giàu của thế hệ trẻ thật là mạnh mẽ. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các em sẽ thành công. Trong quá trình giảng dạy, thuyết giảng hay trao đổi, tôi nhận thấy sinh viên Việt Nam chúng ta nắm kiến thức kinh doanh cơ bản khá tốt. Các em rất thông minh, nhanh nhẹn, có nhiều ý tưởng. Tuy nhiên, các em đang thiếu thực tế thương trường, ít va chạm. Các em chưa thật sự có những người “thầy” có kinh nghiệm và trải nghiệm. Hơn nữa có lẽ các em chưa có tư duy làm giàu thật sự đúng, khát khao làm giàu chân chính chưa thật sự mạnh. Tôi muốn các em học được nhiều hơn nữa từ những người đi trước: từ thành công và thất bại. Để các em rút ngắn thời gian, giảm bớt vấp ngã và trở nên giàu có nhanh hơn và bền vững. Tôi muốn các em hiểu rằng làm giàu không dễ nhưng hoàn toàn có thể. Muốn giàu có phải có tư duy của một người giàu. Muốn trở thành triệu phú phải có tư duy của triệu phú.

Làm giàu không dễ. Tuy nhiên làm giàu cũng là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Cần phải làm giàu để giúp mình, giúp gia đình mình, giúp quê hương mình và giúp đất nước mình. Đất nước Việt Nam chúng ta sẽ trở nên giàu có khi có rất nhiều, rất nhiều doanh nhân, rất nhiều, rất nhiều người giàu.

Nguyễn Mạnh Hùng
Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Thái Hà Books

2 tháng 8, 2011

Đầu tư PTC từ 0 đồng ?

- Bạn có muốn tham gia kiếm tiền trên mạng theo hình thức PTC? Bạn có muốn tự mình đầu tư? Có phải bạn không có tiền đầu tư? Bạn có muốn biết khi nào thu hồi vốn? Nếu tất cả các câu hỏi là có thì bài viết này là 1 ý tưởng để giải quyết các vấn đề trên.
Chú ý: Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tác giả không khuyến khích đọc giả làm theo bài viết. Những rủi ro xảy ra khi áp dụng, tác giả không chịu bất kỳ trách nhiệm nào.

1. Huy động vốn: Nếu mục đích của bạn muốn kiếm thêm tiền theo hình thức PTC, bạn có thể bỏ công sức, thời gian khá dài mới được một số tiền đáng kể ($2/tháng/trang), Nhưng để có thu nhập nhiều hơn thì cần phải "chi" trước. Tuy nhiên, Để "chi" trước nhưng bạn không có tiền thì bạn có thể mượn người quen hoặc vay ngân hàng. Theo tôi đây là giải pháp duy nhất để có vốn đầu tư khi chưa có tiền.
Kiếm tiền ptc từ 0 đồng
Ảnh minh họa
Ở đây, vấn đề đưa ra là Vay vốn từ ngân hàng 10 triệu đồng, Lãi suất 20%/năm vậy sau 1 năm phải trả là 12 triệu đồng, tùy hình thức trả theo tháng hay theo năm mà mức độ trả tiền khác nhau. Giả sử trả lãi + gốc theo hàng tháng; tính đơn giản như sau: 12 triệu/12tháng = 1 triệu, nếu trả 2 năm thì ít hơn 1triệu.

2. Bài toán đầu tư: Trang Bigtimebux; thành viên: Sliver; vốn vay:10 triệu; (Nếu Diamond > 20 triệu, Ultalium > 30 triệu vì ban đầu phí nâng cấp khá cao).

Tổng quát khi chơi PTC:
- Khi bắt đầu nâng cấp thì mua liền 100 ref.
- 7 ngày sau mua tiếp 100 ref đến khi đủ 1000 ref, vậy sau 63 ngày mua max ref (900+100 = 1000);
- Chi phí:
+ Vốn đầu tư: $400 + $90 = $490.
+ Phí rút tiền: 4%;
+ Phí chuyển tiền về VN tạm tính: $10;
- Lợi nhuận: 1000 ref/1 tháng: $80 ~ $100 với điều kiện AVG 2.0 (bình quân 1 ref click 2 ads/ngày).

- Thu hồi vốn đầu tư:
Thời gian: 63 ngày + 30 ngày = 93 ngày
Tiền thu được: $40 + $400 + $80 = $520
Chi phí : 4%*520% + phí về chuyển tiền về VN = $21 + $10 = $31.
(40$ là lợi nhuận của 500 ref từ ngày 29 - ngày 63; 400$: Tiền thuê 1000ref thu lại được sau khi bật autopay; $80 là lợi nhuận của 1000 ref/tháng).

- Sử dụng 10 triệu đồng vay vốn: chia làm 2 phần (3 triệu, 7 triệu)
+ 3 triệu: Trả tiền ngân hàng 3 tháng (từ tháng 2 - tháng 4);
+ 7 triệu = $330: Chơi PTC

Cách sử dụng vốn: $330 với mục tiêu là thu hồi vốn nhanh nhất.
+ Nâng cấp Slive $90, mua ngay 100 ref và bật Autopay; và dùng $40 để gia hạn ref 90 ngày sau khi hết hạn 30 ngày.
+ Định kỳ (7 ngày) phải mua ref liên tục và bật autopay bằng cách sử dụng tiền trong MainBlance và Tiền để đầu tư.
Sau khi mua đủ 1000 ref và cho tất cả là Autopay; từ ngày thứ 64 chỉ việc rút tiền về NH để trả toàn bộ tiền vay.

Vậy theo cách tính trên chúng ta chỉ cần hơn 3 tháng là có thể thu hồi vốn và trả toàn bộ số tiền vay.

Kết quả còn lại sau khi trả xong tiền vay: Được 1000 ref, 8 tháng Sliver. Xem thêm chiến thuật đầu tư Bigtimebux 2011 để biết chi tiết.
Cách chiến cho thời gian còn lại: dùng 50% lợi nhuận hàng tháng để thuê gia hạn ref 90 ngày, 50% còn lại thì ...

Những rủi ro có thể gặp khi đầu tư PTC:
1. Trang PTC là Scam.
2. Ref click không đạt mức trung bình.
3. Không click ads hàng ngày.

1. PTC là Scam: cái này thì chịu, ngoài tầm kiểm soát, chỉ có thể mở tranh chấp tại ngân hàng online để thu hồi vốn đầu tư có thể.
2. Ref click không đạt mức trung bình: cần phải đổi ref thường xuyên đẻ làm sao duy trì ref có AVG 2.0, thấp hơn tí cũng có lời.
Kinh nghiệm đổi ref:
- Không quá 1%/ngày của tổng ref. ví dụ: có 1000 ref chỉ đổi từ 0 - 10ref/ngày.
- Khi mua 100 ref thì qua ngày thứ 2 xem ref nào có không online >=5 ngày (lastActive) đổi hết.
- Ưu tiên lựa ref có AVG thấp nhất, sau đó mới đến ngày online.
3. Không click ads hàng ngày: phần này mọi người có thể tự điều chỉnh.

3. Cách chơi:
- Tư tưởng phải thông thả, đừng tập trung vào nó quá.
- Đến tháng thì trả tiền ngân hàng.
- Click hết ads hàng ngày, tìm ref không hiệu quả đổi. Tắt máy uống càfê.

Tuy nhiên, Chúng ta cần chung tay, phối hợp nhau mới có hiệu quả cao nhất về sử dụng vốn và lợi nhuận. Nếu muốn góp sức thì xem thêm góp vốn đầu tư PTC.

Chúc thành công.