18 tháng 10, 2011

Phương pháp móc số - Adamkhoo

Phương pháp mốc số của tác giả Adamkhoo – dịch giả: Uông Xuân Vy, Trần Đăng Khoa
 
Không giống như từ ngữ, số rất trừu tượng. Chúng ta không thể hình dung số và do đó không thể liên tưởng kết hơp các số lại với nhau hoặc những thông tin khác. Hệ Thống Số khắc phục trở ngại này bằng việc gán 1 chữ cái có thể hình dung được vào mỗi số. Một khi ta hình dung dược các số, ta có thể nhớ chúng dễ dàng. Kỹ năng này
đặc biệt hiệu quả trong việc nhớ ngày tháng năm, công thức và các phương trình hóa học.
CÁCH SỬ DỤNG HỆ THỐNG SỐ
Một chữ số từ 0 đến 9 thường được gán vào 1 hoặc 2 chữ cái. Khi bạn nhớ được các chữ cái này, bạn sẽ có thể chuyển bất kỳ số nào (thậm chí cả những số có nhiều hơn 4 chữ số) thánh 1 hình ảnh tương ứng lưu vào tâm trí. Dưới đây là 10 chữ số cơ bản và các chữ cái tương ứng.
image
Chú ý: những chữ cái không được liệt kê ở trên không đại diện cho bất kỳ chữ số nào.
Bạn có thể dùng chúng thoải mái mà không lám ảnh hưởng đến số bạn muốn đại diện.
CÁCH GHI NHỚ CHỮ CÁI ĐẠI DIỆN
Số “0” khiến bạn liên tưởng hình ảnh gạch chéo X – chữ “x”. Chữ “x” lại có cách phát âm tương tự như “s” giúp bạn nhớ rằng chữ “x” và “s” liên quan đến số 0.
Số 1 được tạo thành từ 1 gạch dọc và thường có thêm 1 gạch ở dưới. Tương tự, chữ “t” cũng có 1 gạch dọc và 1 gạch ngang. Chữ “T” viết hoa lật ngược lại nhìn cũng giống số 1.
Số 2 khiến bạn nhớ tới chữ “n” vì “n” có 2 gạch dọc.
image
Số 3 khiến bạn nhớ tới chữ “m” vì “m” có 3 gạch dọc. Một cách nhớ khác nữa là nếu bạn lật số 3 xuống 90 độ ngược chiều kim đồng hồ, bạn sẽ có chữ “m”.
Số 4 khiến bạn liên tưởng đến chữ “r” vì hình ảnh phản ánh trong gương của chữ “R” viết hoa rất giống số 4. Chữ “q” cũng có hình dạng tương tự số 4. Bạn hãy tưởng tượng 1 “số 4 tròn trĩnh”.
image
Còn số 5 thì sao? Hãy để ý bàn tay và 5 ngón ta của bạn. Bạn có thấy khoảng cách giữa ngón trỏ và ngón cái của bạn tạo thành hình chữ “L” không? Do đó, số 5 khiến bạn nghĩ tới chữ “l”.
Số 6 khi lật ngược xuống rất giống chữ “g”.
image
Nếu bạn để số 7 trước gương, bạn sẽ thấy hình ảnh số 7 trong gương và ở ngoài khi nằm cạnh nhau tạo thành chữ “k” hương xuống dưới. Bạn có thể nhớ tới cụm từ “không có” để nhớ rằng chữ “k” và “c” liên quan đến số 7.
Số 8 khiến bạn liên tưởng đến hình ảnh gió xoáy vào nhau mà gió còn được gọi là “vũ” khiến bạn nhớ đến chữ “v”. Cụm từ “vũ đạo” sẽ giúp bạn nhớ tiếp chữ “d/đ”.
image
Cuối cùng, số 9 khi bị lật ngược xuống nhìn giống chữ “b” trong khi hình ảnh phản ánh trong gương của số 9 lại giống chữ “p”.
image
 
BÀI KIỂM TRA NHANH
Bạn đã thuộc bài chưa? Tốt lắm. Bây giờ bạn hãy thử làm một bài kiểm tra đơn giản bằng cách viết ra các chữ cái tương ứng cho mỗi chữ số từ 0 đến 9. Xin vui lòng hoàn tất bài kiểm tra này trước khi bạn đọc tiếp.
CÁCH SỬ DỤNG CHỮ CÁI ĐẠI DIỆN
Chúng ta sẽ làm gì với tất cả những gì vừa học? Chúng ta sử dụng chúng để tạo ra các từ ngữ giúp ta liên tưởng dễ dàng về 1 tập hợp số ta cần phải ghi nhớ. Chúng ta làm việc này bằng cách tìm 1 từ hoặc 1 cụm từ hình dung được có chứa các chữ cái tương ứng với số chúng ta cần nhớ.
Hãy cùng xem 1 ví dụ đơn giản sau đây. Số 21 được tạo thành từ số 2 và số 1. Chúng ta đã biết rằng số 2 tương ứng với chữ “n” và số 1 tương ứng với chữ “t”. Chúng ta dễ dàng nhận thấy số “21” có thể được đại diện bằng hình ảnh 1 cái nút.
image
Thêm 1 ví dụ khác. Số 94 gồm có số 9 và số 4. Số 9 có chữ “b” và số 4 có chữ “r”. Dĩ nhiên chúng ta có thể nghĩ đến hình ảnh một miếng thịt “ba rọi” đế nhớ số 94. Tuy nhiên, xin chú ý rằng, từ “bánh rế” mặc dù có chữ “b” và “r” nhưng không thể đại diện cho số 94 vì thật ra nó đại diện cho số 24 (xem kỹ “bánh rế” thì thấy có thêm chữ “n” ở giữa “b” và “r”). Đây là một lỗi rất thường gặp khi tạo ra từ hoặc cụm từ đại diện. Bạn nên cẩn thận.
image
Mục tiêu chính của phương pháp này là chuyển đổi các số (trừu tượng) khó nhớ này thành một từ hoặc cụm từ có thể hình dung được trong tâm trí khiến các số dễ
nhớ hơn. Bây giờ thì bạn đã hiểu khái niệm này rồi, hãy thử làm các bài tập sau:
 
BÀI TẬP 1
Dùng Hệ Thống Số để chuyển từng số sau đây thành các từ ngữ có hình ảnh: 53, 21, 30,548,417.
BÀI TẬP 2
Chuyển các từ sau đây thành các số tương ứng: cha, tình yêu, ngạc nhiên, băng đảng, kiểm tra.
Đáp án
Bạn đã làm bài tập xong chưa? Tốt lắm. Dưới đây là đáp án.
Đáp án này có thể khác với đáp án của bạn nhưng không có vấn đề gì cả. Bạn nên học cách tạo ra những từ ngữ độc đáo của riêng bạn cho từng số theo các quy luật trên. Thế là đủ rồi. Các chữ cái ứng với chũ số được đổi màu để bạn nhìn rõ hơn.
image
99 TỪ ĐẠI DIỆN
Sau khi đã được học các chữ cái tương ứng với các chữ số, bạn có thể dễ dàng
chuyển bất kỳ số nào thành 1 từ có hình ảnh (gọi là từ ngữ đại diện) nhằm giúp bạn dễ dàng liên tưởng và ghi nhớ số đó.
Để thuận tiện trong việc sử dụng Hệ Thống Số, bạn hãy tạo ra những từ ngữ đại diện của riêng bạn cho 99 đầu đầu tiên. Bằng cách này, mỗi khi bạn gặp phải 1 số nào đó giữa 0 và 99, bạn sẽ lập tứ biết được hình ảnh tương ứng với số đó. Tôi liệt kê dưới đây những từ ngữ đại diện mà tôi thường sử dụng đế nhớ 99 số đầu tiên. Bạn có thể học theo tôi hoặc tạo ra những từ ngữ của riêng bạn.
clip_image002
Lưu ý rằng những chữ màu đen không địa diện cho bất kỳ số nào
ÁP DỤNG HỆ THỐNG SỐ
Như đã đề cập ở trên, Hệ Thống Số là công cụ mạnh mẽ dùng để học các môn liên quan đến số. Trong phần này, bạn sẽ học cách làm thế nào để ghi nhớ ngày, tháng lịch sử, các thành phần nguyên tử và các loại số khác.
CÁCH GHI NHỚ NGÀY THÁNG
Môn lịch sử thường đòi hỏi các học sinh phải ghi nhớ 1 sự kiện cụ thể xảy ra trong quá khứ. Do đó, chúng ta cần liên kết sự kiện đó với 1 ngày tháng (gồm 1 chuỗi số) cụ thể khi sự kiện đó diễn ra.
Cách ghi nhớ
Để nhớ ngày tháng và sự kiện, bạn phải:
  • Tạo ra 1 hình ảnh của sự kiện mà bạn muốn ghi nhớ.
  • Sử dụng Hệ Thống Số để chuyển đổi ngày tháng (gồm các số) thành hình ảnh tương ứng.
  • Tạo ra 1 câu chuyện bất hợp lý để liên kết hình ảnh của sự kiện với hình ảnh của ngày tháng đó.
Ví dụ 1: Bom nguyên tử
image
Giả sử bạn cần nhớ Mỹ thả bom nguyên tử đầu tiên vào ngày 6 tháng 8 năm 1945. Vì đây là sự kiện thả bom nguyên tử, bước đầu tiên là bạn phải hình dung một quả bom nguyên tử trong tâm trí bạn.
Kế tiếp, chuyển ngày tháng thành các số tương ứng -6-8-45 . lưu ý rằng chúng ta bỏ qua 1 thế kỷ (1900) vì bạn có thể hoàn toàn suy ra được thế kỷ này. Vậy là bạn phải chuyển đổi số 6845 thành 1 hình ảnh cụ thể dựa vào Hệ Thống Số bạn vừa học. Bạn có thể chia số này thành 2 cặp 68 và 45. Nhưvậy, 68 có thể được chuyển thành “gà và ó”, còn 45 thành “rơi lỗi”.
Bước cuối cùng là tạo chuỗi mối liên kết nghịch lý giữa “quả bom nguyên tử”, “gà ó” và “rơi lỗ”. Vậy thì hãy tưởng tượng 1 con gà trống và 1 con ó đen đang đánh nhau quyết liệt thì bị rơi xuống lỗ khi quả bom nguyên tử đầu tiên nổ ra.
Do đó, mỗi khi bạn nghĩ đến quả bom nguyên tử đầu tiên, bạn sẽ nhớ tới “gà và ó”, “rơi lỗ” giúp bạn chuyển thành số 6-8-45 (tức là ngày 6 tháng 8 năm 1945) ngay lập tức.
image
Ví dụ 2: Trân Châu Cảng
Giả sử bạn muốn ghi nhớ sự kiện Trân Châu Cảng bị Nhật thả bom vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Một lần nữa, bạn có thể hình dung sự kiện thả bom tại Trân Châu Cảng với hình ảnh 1 chuỗi hạt trân châu bị nổ tung.
Tiếp theo, chuyển ngày 7 tháng 12 năm 1941 thành 7-12-41 và sử dụng Hệ Thống Số để chuyển số 71241 thành hình ảnh cụ thể. Bạn có thể tách số này thành 3 nhóm 71,24 và 1 để chuyển thành 3 hình ảnh.
Bằng cách này, bạn cần phải liên kết bốn hình ảnh với nhau, hình ảnh sự kiện và 3
hình ảnh cho ngày tháng.
Một cách nhanh hơn nữa là tách số 71241 thành 712 và 41. 712 được chuyển thành cụm từ “khỉ thấy nai” và 41 thành “rời tổ”. Cuối cùng, liên kết hình ảnh “hạt trân châu nổ tung”, “khỉ thấy nai” và “rời tổ” thành 1 câu chuyện vô lý như sau: những chú khỉ bị những hạt trân châu nổ tung đánh thức. Chúng nhìn thấy những con nai vàng ngơ ngác cũng bị đánh thức đang lò dò rời khỏi tổ.
Bây giờ, mỗi khi bạn nghĩ về sự kiện thả bom ở Trân Châu Cảng, bạn sẽ nhớ tới
“khỉ thấy nai rời tổ” tức là số 71241 tứ là ngày 7 tháng 12 năm 1941.
image
Thực hành 1 số ngày tháng lịch sử
Kỹ thuật ghi nhớ ngày tháng này không chỉ thú vị mà còn mang lại kết quả lâu dài. Những ví dụ trên đây được giải thích dài dòng nhưng khi bạn bắt đầu quen sử dụng kỹ thuật này, bạn sẽ thấy được rằng bạn chỉ tốn khoảng vài giây để ghi nhớ.
Chúng ta hãy cùng ghi nhớ các ngày tháng đáng nhớ dưới đây bằng cách sử dụng kỹ thuật vừa học. Bắt đầu nào!
image
Khi bạn gặp tên người hay nước, hãy chuyển chúng thành những hình ảnh bằng cách dùng Kỹ Thuật Âm Thanh Tương Tự hoặc Kỹ Thuật Gợi Nhớ. Vì dụ, từ “Fidel” nghe giốn như “Phi đen”. Vậy thì Fidel Castrol có thể được tưởng tượng thành 1 người Châu Phi da đen.
Còn về từ “Việt Nam” thì sao? Làm thế nào bạn có thể hình dung 1 đất nước? Bạn có thể dùng Kỹ Thuật Gợi Nhớ với hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng để nhớ tới nước
Việt Nam.
Tự kiểm tra
Bạn hãy viết ra những ngày tháng của các sự kiện mà bạn vừa ghi nhớ. Hãy kiểm tra lại để chắc chắn bạn trả lời đúng.
Cách ghi nhớ số nguyên tử hóa học
Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu cách làm thế nào để ghi nhớ các số nguyên tử của nguyên tố hóa học. Giả sử bạn phải ghi nhớ các nguyên tố dưới đây và số nguyên tử tương ứng.
Cách ghi nhớ
Những gì bạn cần làm là tạo ra một hình ảnh tương ứng cho từng nguyên tố bằng cách sử dụng Kỹ Thuật Âm Thanh Tương Tự và các hình ảnh tương ứng cho số nguyên tố bằng Hệ Thống Số.
BƯỚC 1: Hình dung các nguyên tố
Vì các nguyên tố rất trừu tượng, chúng ta phải dùng Kỹ Thuật Âm Thanh Tương Tự để tạo ra 1 từ có hình ảnh và có cách phát âm giống với nguyên tố cần nhớ.
Ví dụ, “Natri” phát âm là na-tri. Vậy bạn có thể tưởng tượng hình ảnh bạn đang ăn 1 quả na ngọt mê ly. Hình ảnh này sẽ giúp bạn nhớ tới từ “Natri”.
Tương tự, “Rubidi” phát âm như ru-bi-di. Vậy bạn có thể tưởng tượng một viên ngọc Ruby màu hồng thật lớn và thật lấp lánh. Còn từ “Vonfam” – phát âm tương tự như voi-phàm, bạn có thể tưởng tượng 1 con voi phàm ăn khổng lồ đang gặm từng khúc mía. Từ “Phốtpho” phát âm như “phất phơ”. Vậy bạn hãy tưởng tượng 1chiếc lá rơi phất phơ trong gió.
image
BƯỚC 2: Hình Dung Các Số Nguyên Tử
Tiếp theo bạn hãy chuyển các số nguyên tử thành các hình ảnh (từ ngữ) tương ứng bằng Hệ Thống Số. Bằng cách này, chúng ta có các từ sau.
image
BƯỚC 3: Liên Kết Các Hình Ảnh Tượng Trưng
Cuối cùng, chúng ta liên kết hình ảnh nguyên tố với hình ảnh số nguyên tử lại với nhau.
Để liên kết “quả na ngọt mê ly” và “tất”, bạn có thể tưởng tượng hình ảnh một quả na có vẻ ngoài ngọt ngào mê ly có thể hoạt động giống con người đang loay hoay mang tất vào chân.
Để liên kêt “viên Ruby lấp lánh” và “mổ cá”, hãy tưởng tượng cảnh bạn phát hiện 1 viên hồng ngọc Ruby lớn sáng lấp lánh lúc mổ 1 con cá.
Bây giờ, bạn hãy tự tạo ra các câu chuyện vô lý để liên kết 2 nguyên tố còn lại với số nguyên tử của chúng. Quá dễ phải không bạn?
Thử trí nhớ
Khi bạn làm xong, hãy thử kiểm tra trí nhớ của bạn bằng cách viết lại từng chất và số nguyên tử của chúng.
CÁCH GHI NHỚ CÁC SỐ KHÁC
Hệ Thống Số có thể được dùng để ghi nhớ mọi loại số.
Cách ghi nhớ
Cách thức ghi nhớ tương tự với cách chúng ta ghi nhớ ngày tháng lịch sử và số nguyên tử trong hóa học. Chỉ cần liên kết hình ảnh tương ứng của từ khóa với hình ảnh của số liên quan.
VÍ DỤ 1: MẶT TRĂNG XA ĐẾN MỨC NÀO
Giả sử bạn phải ghi nhớ mặt trăng nằm cách trái đất 384.630 km. Bước đầu tiên là bạn phải tưởng tượng hình ảnh mặt trăng vì “mặt trăng” là từ khóa.
image
Bước tiếp theo là chuyển số 384.630 thành hình ảnh. Bạn có thế tách số này thành 38, 46, 30. Ba số này được chuyển thành từ “mẹ về”, “ quá giá” và “mã số” theo thứ tự.
Cuối cùng, tạo ra 1 câu chuyện nghịch lý để liên kết các hình ảnh “mặt trăng”,” mẹ về”,”quá giá” và “mã số.Hãy tưởng tượng rằng nếu bạn muốn bay lên mặt trăng bạn phải đợi mẹ đi chợ về. Mẹ bạn phải hỏi mua ở các bà bán hàng hay bán quá giá để mua mã số giúp bạn phóng được hỏa tiển lên mặt trăng.
Câu chuyện này sẽ giúp bạn nhớ khoảng cách từ mặt trăng đến trái đất là 384.630 km dễ dàng.
Thực hành ghi nhớ số
Bây giờ bạn đã sẵn sàng để làm bài tập thực hành. Hãy nhìn danh sách dưới đây và sử dụng Hệ Thống Số để ghi nhớ các số cho sẵn.
Mách Nước
Lưu ý rằng việc sử dụng Hệ Thống Số để tạo ra hình ảnh cho bốn số 0 sau cùng của số 30.320.000 là ko thực tế (Ví dụ số 5 bên trên). Trong những trường hợp 1 số (thường là số 0) được lặp lại nhiều lần như thế, bạn nên linh hoạt và sáng tạo bằng cách tạo là những hình ảnh thât riêng biệt. Ví dụ bạn có thể tưởng tượng hình ảnh 4 quả trứng để tưởng trựng cho 4 số 0 cuối cùng.
Thử trí nhớ
Bạn đã sẵn sàng kiểm tra khả năng nhớ số của bạn chứa? Tốt lắm. Dưới đây là cơ hội dành cho bạn. Bạn hãy viết ra các số tương ứng và nên kiểm tra lại xem đã trả lời đúng chưa.
 
KẾT LUẬN HỆ THỐNG SỐ
Hiệu quả của Hệ Thống Liên Kết và Hệ Thống Số không chỉ giới hạn ở những ví dụ bạn vừa thấy. Các hệ thống này có thể dùng cho bất kỳ môn học nào tùy vào sự sáng tạo cũng như sự can đảm áp dụng những cách mới vào hệ thống Trí Nhớ Siêu Đẳng của bạn. Xin nhớ rằng, miễn là bạn tuân theo các quy luật hình dung và liên tưởng thông qua các câu chuyện nghịch lý, bạn sẽ phát triển được một trí nhớ siêu việt. Bây giờ, bạn hãy khám phá trí nhớ của bạn nhiều hơn nữa ở chương về mô hình trí
nhớ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn giúp Blog hoàn thiện hơn.
Bạn có thể sử dụng một số thẻ HTML như <b>, <i>, <a>