This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

31 tháng 5, 2012

Người giàu không làm việc vì tiền


BÀI HỌC BẮT ĐẦU
“Ta sẽ trả cho các con 10 xu một giờ."
Ngay cả vào những năm 1950, 10 xu một giờ cũng là quá thấp. 
Buổi sáng hôm ấy, cha của Mike hẹn gặp tôi và nó lúc 8 giờ. Vì là chủ của một kho hàng, một công ty xây dựng, một số cửa hiệu và ba quán ăn, nên ông rất bận rộn… 
Khi chúng tôi đến, cha Mike đang nói chuyện điện thoại và chúng tôi phải ngồi chờ ông ở băng ghế ngoài hiên sau, cùng với hai người phụ nữ và một người đàn ông trung niên làm nhiệm vụ quản lý nhà hàng và coi kho cho cha của Mike. 
Hai đứa tôi đã ngồi chờ rất lâu, rồi khi tôi cảm thấy mình đã bắt đầu mất hết kiên nhẫn, thình lình cha Mike xuất hiện. Mike và tôi giật mình bật đứng lên. 
“Sẵn sàng học chưa, các con?” Cha Mike hỏi, kéo một cái ghế đến ngồi với chúng tôi. 
Tôi và Mike cùng gật đầu. “Tốt. Cha sẽ dạy các con, nhưng không phải theo kiểu trong lớp học. Nếu các con làm việc cho cha, cha sẽ dạy các con cách làm giàu. Nếu không, cha sẽ không dạy… Thế đấy đồng ý hay không là tùy các con." 
“Ơ… con có thể hỏi vài câu được không?" Tôi hỏi.
Không. Chịu hay không chịu, thế thôi. Cha có quá nhiều việc phải làm và không thể lãng phí thời gian được. Nếu con không thể quyết định dứt khoát, con sẽ không học cách kiếm tiền được đâu. Cơ hội đến rồi đi. Biết được khi nào cần quyết định là một kỹ năng quan trọng. Con có cơ hội mà con đang cần. Lớp học sẽ bắt đầu hoặc kết thúc trong mười giây nữa." Cha của Mike nói cùng với một nụ cười. 
“Con chịu” tôi và Mike cùng đáp. “Tốt,” cha Mike nói. "Các con sẽ làm việc với bà Martin. Cha trả các con 10 xu một giờ và các con phải làm việc ba tiếng đồng hồ mỗi thứ Bảy.”
“Nhưng hôm nay con có một trận bóng chày” tôi nói. 
Cha Mike trầm giọng nghiêm khắc “Làm hay không làm nào?” 
“Con làm ạ.” Tôi trả lời, quyết định làm việc và học hỏi thay vì đi chơi bóng. 

30 XU SAU ĐÓ 
Bà đốc công Martin bắt chúng tôi làm việc không ngơi tay. Trong ba tiếng đồng hồ chúng tôi phải khiêng những thùng hàng hóa trên kệ xuống, phủi sạch bụi bằng một cây chổi lông gả, sau đó sắp xếp chúng lại một cách gọn gàng. Đó quả là một công việc chán ngấy vì những cánh cửa của cửa hàng luôn mở rộng ra đường và bãi đậu xe. Mỗi lần có một chiếc xe đi ngang hay chạy vào bãi, bụi mù trời tràn ngập cửa hàng… 
Suốt ba tuần, Mike và tôi đến làm việc ở chỗ bà Martin trong ba giờ mỗi thứ Bảy. Vào buổi trưa, khi công việc kết thúc, bà trả cho mỗi đứa 30 xu. Vào những năm 1950, với một đứa bé 9 tuổi thì 30 xu cũng chẳng nhiều nhặn gì. Một quyển truyện tranh cũng đã đến 10 xu rồi, vì vậy sau khi được trả tiền tôi chỉ mua truyện rồi đi về nhà. 
Vào ngày thứ Tư của tuần thứ tư, tôi quyết định sẽ nghỉ việc. Tôi muốn được cha của Mike dạy cách làm giàu, chứ đâu có muốn trở thành tên nô lệ của 10 xu một giờ. Trên hết, kể từ ngày thứ Bảy đầu tiên đến nay, tôi vẫn chưa gặp lại ông ấy. 
Vào giờ ăn trưa ở căn-tin trường, tôi nói với Mike: "Tớ bỏ việc thôi!" Mike mỉm cười. Tôi giận dữ hỏi: "Cậu cười cái gì chứ?" 
"Cha tớ nói rằng cậu sẽ xin nghỉ. Cha nói trước khi nghỉ việc cậu hãy đến gặp ông ấy." 
Tôi phẫn nộ: 
“Cái gì? Thế ra cha cậu đang chờ xem tớ chán việc à?"
"Cũng gần như vậy. Kiểu dạy của cha tớ khác với cha cậu. Cha cậu nói lý thuyết nhiều còn cha tớ thì rất ít lời. Cậu cứ chờ đến thứ Bảy này đi đã. Tớ sẽ nói với cha là cậu muốn nghỉ việc.” 
“Cậu muốn nói là mọi thứ đã được dự liệu à?” “Không, không hẳn thế… Thứ Bảy này cha sẽ giải thích cho cậu.” 
NGÀY THỨ BẢY XẾP HÀNG 
Tôi đã sẵn sàng đối mặt với cha của Mike và tôi đã chuẩn bị trước. Thậm chí cha ruột tôi cũng nổi giận, ông cho rằng cha của Mike đã vi phạm luật lao động trẻ em và mọi chuyện phải được làm cho rõ ràng. Ông bảo tôi phải đòi hỏi những gì xứng đáng dành cho mình. ít nhất là 25 xu một giờ. Ông còn nói rằng nếu tôi không được nâng lương thì tốt hơn là nên nghỉ việc. 
Và vào 8 giờ sáng ngày thứ Bảy đó, tôi lại đứng trước cánh cửa văn phòng của cha Mike. 
"Hãy ngồi chờ đến phiên mình nhé!" Cha Mike nói thế khi tôi bước vào.
Tôi e dè ngồi xuống kế bên hai người phụ nữ đang ngồi trên băng ghế bên ngoài văn phòng như bốn tuần trước. 45 phút trôi qua và đầu tôi gần như muốn bốc hỏa. Hai người phụ nữ đã vào gặp cha của Mike và đi ra 30 phút trước đó. Một người đàn ông lớn tuổi ở đấy khoảng 20 phút và cũng đã đi rồi. 
Ngôi nhà vắng lặng. Cha của Mike vẫn mải mê làm việc trong phòng. Cuối cùng, sau cả tiếng đồng hồ chờ đợi, đúng 9 giờ, cha của Mike mới gọi tôi vào gặp ông. 
“Bác biết con muốn được tăng lương hoặc sẽ nghỉ việc.” Người cha giàu vừa nói vừa xoay ghế.
"Bác đã không làm đúng thỏa thuận..." Tôi nói mà gần như bật khóc. Thật kinh khủng khi một đứa trẻ 9 tuổi phải đối mặt với người lớn. 
“Bác nói là bác sẽ dạy con nếu con làm việc cho bác. Con đã làm việc chăm chỉ, bỏ cả những trận bóng chày để đến làm việc cho bác. Thế mà bác không giữ lời. 
Bác chẳng dạy con điều gì cả. Bác chỉ muốn có tiền và không thèm quan tâm đến những người lao động. Bác bắt con phải chờ đợi quá lâu và không tôn trọng con chút nào cả. Con chỉ là một đứa trẻ, và con cần phải được đối xử tốt hơn chứ!” Tôi ấm ức tuôn ra một tràng.
Người cha giàu nhìn chằm chằm vào tôi, rồi thong thả nói. "Không tệ. Trong vòng chưa đầy một tháng, con nói chuyện giống như hầu hết những người làm việc cho bác vậy”
“Sao cơ ạ?” Tôi ngơ ngác hỏi lại. Rồi chẳng hiểu ông đang nói gì, tôi tiếp tục bất bình: "Con nghĩ bác sẽ giữ đúng giao kèo và sẽ dạy con. Nhưng thật ra bác chỉ muốn hành hạ cơn thôi..." 
“Bác vẫn đang dạy con đấy chứ.” Người cha giàu bình thản nói.
“Dạy con ư? Thậm chí bác còn không buồn nói chuyện với con kể từ khi con đồng ý làm việc chỉ vì mấy xu lẻ này. 10 xu một giờ, thế đấy, lẽ ra con đã phải báo với chính quyền về bác rồi. Bác biết mà, chúng ta có luật lao động trẻ em. Bác cũng biết là cha con làm việc cho chính quyền…” Tôi la lên giận dữ. 
“Úi chà, bây giờ thì con nói chuyện nghe y như những người đã từng làm việc cho bác vậy. Những người đó hoặc bác cho nghỉ việc hoặc họ tự xin nghỉ rồi.” 
“Bác đã nói dối con. Con đã làm việc cho bác, nhưng bác đã không giữ lời. Bác đã không dạy con điều gì cả.” Tôi nói dồn dập, cảm thầy mình thật can đảm. 
“Sao con nghĩ là bác không dạy con gì cả?"
Người cha giàu hỏi lại. 
Tôi bĩu môi: "Bác đâu nói chuyện với con. Con đã làm việc được ba tuần, vậy mà bác chẳng dạy con gì cả."
“Dạy nghĩa là phải nói chuyện hoặc làm một bài diễn thuyết à?” “Ừm, vâng ạ.” Tôi dè dặt trả lời. 
“Đó là cách dạy ở trường, còn ở đời sẽ rất khác,” người cha giàu mỉm cười nói. "Đời sẽ chẳng hề nói gì với con mà chỉ xô đấy con thôi. Khi cuộc đời xô đẩy con, nó muốn nói rằng: “Dậy đi thôi, có một cái mới để học đây!” Khi bị đời xô đẩy, một số người bỏ cuộc, một số người khác thì chiến đấu. Một số ít học được những bài học và tiếp tục đi…
Nếu con là loại người không có chút can đảm nào, con sẽ bỏ cuộc mỗi lần cuộc đời xô đẩy con. Khi đó con sẽ sống một cuộc sống sao cho an toàn, cố tránh những việc có thể không bao giờ xảy ra. Sau đó con sẽ chết như một ông già tẻ nhạt. Nhưng sự thật là con đã để cho cuộc đời đẩy con đến bên bờ khuất phục. Tận đáy lòng con là nỗi kinh hoàng khi phải mạo hiểm. Con muốn chiến thắng, nhưng nỗi lo sợ thất bại còn lớn hơn cả niềm vui chiến thắng. Con đã chọn sự an toàn mà.” 
Tôi nhìn cha của Mike một lúc lâu, rồi bật hỏi. “Thế ra bác đã xô đẩy con ư?” 
Người cha giàu mỉm cười. "Bác muốn cho con nếm thử chút mùi vị cuộc đời. Các con là những người đầu tiên đề nghị bác dạy cách làm giàu. Bác có hơn 150 nhân công, nhưng chẳng ai hỏi bác về điều đó cả. Họ hỏi bác về công việc tiền lương mà không hề yêu cầu bác dạy về tiền bạc. Do đó, hầu hết mọi người dùng những năm tháng tốt nhất trong đời để làm việc vì tiền mà thật sự không hiểu họ đang làm việc vì cái gì." 
Tôi ngồi im lặng lắng nghe. Khi Mike nói với bác là con muốn học cách làm giàu, bác quyết định sẽ thiết kế một khóa học thật gần với cuộc sống thực. Vì thế mà bác để cho đời xô đẩy con một chút, khi đó con sẽ thấm những điều bác nói. Chính vì vậy, bác chỉ trả con 10 xu một giờ." 
“Vậy bài học mà con học được khi làm việc để có 10 xu một giờ là gì? Là bác đã quá keo kiệt và bóc lột nhân công à?” Tôi vặn lại.
Người cha giàu bật cười thật to. 
“Đừng đổ lỗi cho bác và đừng nghĩ bác là nguồn gốc của mọi vấn đề. Nếu con nhận ra rằng vấn đề là ở chính bản thân con, con mới có thể thay đổi chính mình, học được cái gì đó và trở nên khôn ngoan hơn. Hầu hết mọi người đều muốn người khác thay đổi chứ không muốn mình thay đổi. Khi không được như ý, họ nghỉ việc và đi tìm một việc làm khác, lương cao hơn, vì họ nghĩ rằng những điều đó sẽ giải quyết được vấn đề. Nhưng, họ đã lầm. Trong hầu hết mọi trường hợp thì không đâu." 
“Thế cái gì sẽ giải quyết vấn đề?” Tôi hỏi. “Tiếp tục làm việc với 10 xu một giờ và cố vui à?” 
“Đó là điều mà những người còn lại sẽ làm, chấp nhận tiền lương thấp dù biết rằng họ và gia đình họ sẽ gặp khó khăn về tài chính. Họ trông chờ được nâng lương, hoặc làm thêm một công việc thứ hai, hi vọng rằng có nhiều tiền sẽ giải quyết được vấn đề…”
Tôi gằm mặt nhìn xuống sàn, bắt đầu hiểu ra bài học mà người cha giàu đang nói đến.
BÀI HỌC SỐ 1. 
Người nghèo làm việc vì tiền bạc. Người giàu buộc tiền bạc làm việc vì mình. 
Người cha giàu tiếp tục giảng bài học đầu tiên cho tôi. “Bác rất mừng khi con nổi giận vì phải làm việc 10 xu một giờ. Nếu con không tức giận và chấp nhận nó một cách vui vẻ bác sẽ không thể dạy con được. Con thấy đó, việc học thật sự phải mất công sức, phải có sự đam mê và khát khao cháy bỏng. Sự giận dữ là một phần lớn trong công thức đó, vì niềm đam mê là kết hợp của tình yêu và cơn giận. Khi nói đến tiền bạc, hầu hết mọi người đều muốn được an toàn và bảo đảm. Vì vậy, không phải niềm đam mê mà chính sự e ngại sẽ hướng dẫn họ. Nhiều tiền chưa hẳn đã giải quyết được vấn đề. Hãy nhìn cha con mà xem. Ông ấy làm ra nhiều tiền, nhưng vẫn không thể trả hết các hóa đơn. Hầu hết mọi người được cho tiền chỉ để mắc nợ nhiều hơn mà thôi. Nguyên do vì ở trường, họ chẳng được học gì về tiền bạc cả, vì vậy họ tin rằng phải làm việc để kiếm tiền.” 
“Còn bác không nghĩ vậy à?” “Không, không hẳn thế. Nếu con muốn học để làm việc vì tiền, hãy học ở trường. Còn nếu muốn học cách buộc tiền bạc phải làm việc cho mình, bác có thể dạy con, nhưng chỉ khi con thật sự muốn học mà thôi.” 
“Thế không phải mọi người đều muốn học hay sao?"
“Không. Vì học làm việc để có tiền thì dễ hơn rất nhiều, nhất là khi sự e ngại là cảm giác đầu tiên khi nhắc đến tiền bạc.” 
“Con không hiểu.” Tôi nhăn mặt nói. 
Chính sự lo ngại là nguyên nhân khiến người ta phải làm việc, họ lo không có đủ tiền, lo phải bắt đầu lại từ đầu. Đó là cái giá của việc học một nghề nghiệp nào đó, sau đó là phải làm việc vì tiền. Hầu hết mọi người trở thành nô lệ cho tiền bạc... và sau đó họ nổi giận với ông chủ." 
“Học cách buộc tiền bạc làm việc cho mình là một khóa học hoàn toàn khác hay sao ạ?" Tôi hỏi. "Nhất định rồi," người cha giàu nói. 
"Nhất định là vậy." 
Chúng tôi ngồi im đặng một lúc lâu. Giờ này có lẽ các bạn tôi đang bắt đầu trận bóng chày, còn tôi thì đang học những điều mà bạn bè tôi sẽ không học được ở trường. 
“Lúc 9 tuổi, con đã được nếm thử cảm giác thế nào là làm việc vì tiền. Chỉ cần nhân một tháng vừa qua cho 50 năm, con sẽ hiểu hầu hết người ta phải làm gì suốt đời." Người cha giàu nhẹ nhàng nói. 
“Con không hiểu…” 
“Con cảm thấy thế nào khi phải ngồi chờ bác để được thuê làm việc và để hỏi xin tăng lương?” 
“Thật kinh khủng ạ?" 
“Nếu con chọn làm việc vì tiền, cuộc sống của con sẽ như thế đấy.” Người cha giàu nói tiếp. "Và con cảm thấy thế nào khi bà Martin trả cho con 30 xu sau ba giờ làm việc?"
“Con cảm thấy không đủ. Có vẻ như nó không là gì cả. Con rất thất vọng.” 
“Đó là cảm giác mà hầu hết các nhân viên cảm thấy khi họ nhận tiền lương, nhất là sau khi phải trả thuế và những chi phí khấu trừ. Ít ra thì con cũng được nhận 100% rồi.” 
“Bác muốn nói là hầu hết mọi người không được nhận toàn bộ tiền lương sao?” Tôi kinh ngạc hỏi. 
"Rất tiếc là không. Chính quyền sẽ lấy phần trước hết bằng các loại thuế. Con phải trả thuế khi con làm ra tiền. Con phải trả thuế khi con tiêu xài tiền. Con phải trả thuế khi con tiết kiệm tiền. Con phải trả thuế ngay cả khi con chết.” 
“Sao lại như thế được ạ?” Tôi lúng búng hỏi. Tôi chẳng thích những điều tôi vừa nghe chút nào. Tôi biết cha tôi thường xuyên phàn nàn vì phải trả thuế quá nhiều, nhưng thật sự ông không làm gì cả. Có phải cuộc đời cũng đang xô đẩy ông hay không? 
Người cha giàu chầm chậm đu đưa chiếc ghế và lặng lẽ nhìn tôi. "Bác đã nói rồi có rất nhiều điều để học. Học cách khiến tiền bạc phải làm việc cho mình là phải học suốt đời. Hầu hết mọi người học đại học trong bốn năm, sau đó không học nữa. Họ đi làm. lãnh lương, cân đối thu chi, và thế thôi. Trên hết, họ vẫn tự hỏi tại sao họ gặp những rắc rối về tiền bạc. Và họ nghĩ rằng có nhiều tiền sẽ giải quyết được mọi chuyện. Một số rất ít nhận ra rằng chính vì họ không có kiến thức về vấn đề tài chính nên mới nảy sinh các vấn đề khác. Hôm nay bác chỉ muốn xem liệu con có đủ say mê để học về tiền bạc hay không thôi. Hầu hết mọi người đều không có. Họ đến trường, học một nghề gì đó, vui vẻ làm việc và kiếm được nhiều tiền. Một ngày kia họ thức dậy với những rắc rối tài chính khổng lồ và không thể ngưng làm việc được nữa. Đó là cái giá của việc chỉ biết làm việc vì tiền thay vì học cách buộc tiền bạc làm việc cho mình. Vậy con có còn đủ say mê để học hay không?" 
Tôi gật đầu. 
“Tốt lắm”, người cha giàu nói. "Bây giờ quay lại làm việc đi. Lần này, bác sẽ không trả con đồng nào cả." "Sao ạ?" 
Tôi kinh ngạc hỏi. 
“Con nghe rồi đấy. Không trả gì cả. Con vẫn sẽ phải làm việc ba giờ mỗi thứ Bảy, nhưng lần này con sẽ không được trả 10 xu một giờ nữa. Con nói con muốn học không phải để làm việc vì tiền, do đó bác sẽ không trả con đồng nào hết.” 
Tôi không thể tin vào những gì mình đang nghe nữa. 
“Bác đã nói chuyện này với Mike. Nó đang làm việc, lau bụi và chất các thùng hàng mà không được nhận đồng nào cả. Có lẽ con nên nhanh lên và quay lại làm việc thôi.”
Tôi la lên: “Như thế là không công bằng. Bác phải trả con cái gì chứ!” 
“Con đã nói là con muốn học mà. Nếu con không học bây giờ thì sau này con sẽ giống như các nhân viên của bác, làm việc vì tiền và hy vọng không bị sa thải. Hoặc giống như cha con, kiếm thật nhiều tiền chỉ để nợ nần đến tận cổ, luôn hy vọng nhiều tiền hơn sẽ giải quyết được vấn đề. Nếu đó là những điều con muốn, bác sẽ tiếp tục trả con 10 xu một giờ như lúc đầu. Hoặc con có thể làm những điều mà hầu hết mọi người sẽ làm: phàn nàn là tiền lương quá thấp, nghỉ việc và đi tìm một công việc khác.”
Người cha giàu vỗ đầu tôi và nói tiếp: "Hãy dùng cái này. Nếu con biết dùng cái đầu của mình một cách tốt nhất sau này con sẽ phải cảm ơn bác vì đã cho con một cơ hội, và con sẽ lớn lên thành một người giàu có." 
Tôi đứng đó, không tin nổi vào sự thỏa thuận non nớt của mình. Ban đầu tôi đến đây để đòi tăng lương, còn bây giờ tôi phải tiếp tục làm việc mà không được trả dộng nào cả.
Trong ba tuần kế tiếp, Mike và tôi làm việc ba giờ mỗi thứ Bảy mà không được trả công. Công việc không làm tôi bực mình và mọi chuyện cũng dần trở nên dễ dàng hơn. Điều vướng bận còn lại là phải bỏ những trận bóng chày và không thể mua được vài cuốn truyện tranh nữa. 
Vào buổi trưa của tuần làm việc thứ ba, người cha giàu ghé lại chỗ chúng tôi. Sau khi xem xét những việc đang diễn ra trong cửa hàng, ông bước đến tủ kem lạnh, lấy ra hai cây, trả tiền và ra hiệu cho Mike và tôi cùng ra ngoài đi dạo. Cha Mike đưa kem cho hai đứa tôi và hỏi: "Mọi việc thế nào rồi, hai chàng trai?" 
“Tốt thôi ạ.” Mike nói. 
Tôi gật đầu đồng ý.
Người cha giàu lại hỏi. “Đã học được gì chưa?” 
Mike và tôi nhìn nhau, nhún vai và đồng loạt lắc đầu. 
TRÁNH NHỮNG CẠM BẪY LỚN NHẤT CỦA CUỘC ĐỜI 
“Các con thấy không, bà Martin và hầu hết những người ở đây đều phải làm việc cật lực để kiếm một ít tiền, bám vào viễn ảnh của một công việc bảo đảm, mong chờ một kỳ nghỉ kéo dài ba tuần mỗi năm và một số lương hưu bủn xỉn sau mấy chục năm làm việc. Nếu điều đó làm các con thấy hứng thú, cha sẽ nâng lương các con lên 25 xu một giờ...” 
“Nhưng đó là những người làm việc chăm chỉ. Bác đang chế giễu họ à?” Tôi hỏi.
Một nụ cười thoáng qua trên gương mặt người cha giàu. 
“Có thể những lời nói của bác nghe có vẻ tàn nhẫn, nhưng bác đang cố gắng để các con có thể thấy được một cái gì đó. Hầu hết mọi người không thấy được những cái bẫy mà họ đang mắc vào chỉ vì tầm nhìn của họ quá hẹp.”
Mike và tôi ngồi ngẩn ra đó, không hiểu rõ hết những gì vừa nghe. Người cha giàu nói chuyện nghe thật tàn nhẫn. Tuy nhiên chúng tôi có thể cảm thấy ông đang rất muốn chúng tôi hiểu được một điều gì đó. 
Người cha giàu mỉm cười. "25 xu một giờ nghe có vẻ tuyệt đấy chứ? Nó có làm cho tim các con đập nhanh hơn không?" 
Tôi lắc đầu.
“Thôi được 1 đô la một giờ.” 
Người cha giàu nói cùng với một nụ cười kín đáo. Tim tôi đập mạnh. Trí óc tôi muốn hét lên: “Nhận đi! Nhận đi!” Tôi không thể tin vào những gì mình đang nghe nữa. Nhưng tôi vẫn không nói gì cả. 
"À thế thì 2 đô la một giờ." 
Bộ óc và trái tim 9 tuổi của tôi gần như muốn nổ tung. Tôi không thể tưởng tượng là mình có thể kiếm được ngần ấy tiền. Tôi muốn nói “vâng ạ.” Tôi như thấy rõ trước mắt một cái xe đạp mới, một bộ găng bóng chày mới và sự ngưỡng mộ của bạn bè khi tôi xoè tiền ra. Nhưng không biết tại sao, tôi vẫn im lặng. 
Cây kem đang chảy xuống tay tôi. Bây giờ chỉ còn lại cái que và ở dưới đất là một đống vani và sôcôla mà lũ kiến rất khoái. Người cha giàu nhìn hai đứa trẻ đang chăm chăm ngó ông, mắt mở to và đầu óc trống rỗng. Ông biết rằng có một phần trong chúng tôi muốn đồng ý thỏa thuận này. Ông biết trong tâm hồn của mỗi người đều có một phần yếu đuối và tham lam mà người khác có thể mua được. Và ông cũng biết rằng trong tâm hồn của mỗi người đều có một phần mạnh mẽ và quyết tâm không bao giờ mua được cả. Vấn đề chỉ đơn giản là phần nào mạnh hơn mà thôi.
"Thôi được rồi, 5 đô la một giờ."
Bỗng dưng, lòng tôi chợt lắng lại. Điều gì đó đã thay đổi. Lời mời chào trở nên quá lớn và đâm ra lố bịch. Vào năm 1956, không có nhiều người lớn có thể kiếm được hơn 5 đô la mỗi giờ. Sự cám dỗ biến mất và sự bình tĩnh trở lại. Tôi chầm chậm quay sang nhìn Mike. Nó quay lại nhìn tôi. Cái phần yếu đuối và tham lam trong con người tôi đã im lặng. Có một sự điềm tĩnh và chắc chắn về tiền bạc đến với trí óc và tâm hồn tôi. Tôi biết Mike cũng đang cảm thấy điều đó.
“Tốt lắm. Hầu hết mọi người đều có một cái giá. Và họ có cái giá đó vì họ có những cảm xúc mà ta gọi là nỗi lo sợ và sự tham lam. Đầu tiên, nỗi lo không có tiền buộc họ phải làm việc, và khi họ lãnh lương thì sự tham lam hoặc lòng thèm muốn khiến họ bắt đầu nghĩ đến những thứ tuyệt vời mà tiền bạc có thể mua được. Khi đó thì một khuôn mẫu bắt đầu…" Người cha giàu dịu dàng nói. 
“Khuôn mẫu nào ạ?” Tôi hỏi. 
“Cái khuôn mẫu của việc thức dậy, đi làm, trả hóa đơn, thức dậy, đi làm, trả hóa đơn… Sau đó thì cuộc sống của họ cứ kéo dài mãi chỉ với hai cảm giác: nỗi lo sợ và sự tham lam. Khi được đưa ra nhiều tiền hơn, họ sẽ tiếp tục cái vòng luẩn quẩn nêu trên bằng cách gia tăng các chi phí. Đó là cái mà cha gọi là Rat Race.” “Có một con đường khác hả cha?” Mike hỏi. 
“Có đấy nhưng chỉ một ít người tìm ra nó. Đó là con đường mà cha hy vọng hai con sẽ tìm ra khi học và làm việc với cha. Chính vì vậy mà cha đã đề nghị đủ loại tiền lương cho hai con.” 
“Cha có ám chỉ gì không vậy? Tụi con thấy rất mệt khi phải làm việc nặng, nhất là khi không được trả công gì cả.” Mike nói nho nhỏ. 
“Các con có thấy những người làm việc cho cha không? Nỗi lo sợ không có tiền kìm giữ họ trong cái cạm bẫy: đi làm, kiếm tiền, đi làm, kiếm tiền, hy vọng nỗi lo sẽ vơi đi. Nhưng mỗi ngày khi họ thức dậy, sự lo lắng ấy thức dậy cùng họ, gặm nhấm trái tim họ. Tiền bạc điều khiển cuộc sống của họ, nhưng họ không dám thú nhận sự thật đó. Tiền bạc điều khiển cảm xúc và làm chủ luôn cả tâm hồn họ...”
Mike và tôi lắng nghe nhưng không thật sự hiểu hết mọi điều… Tôi chỉ biết rằng tôi vẫn thường tự hỏi tại sao những người lớn luôn phải vội vã đi làm, và trông họ không bao giờ có vẻ hạnh phúc, như thể có một cái gì đó buộc họ phải đì làm vậy… 
“Cha muốn hai con tránh dược cái bẫy đó. Đó là điều mà thật sự cha đang dạy các con chứ không phải chỉ dạy cách kiếm tiền, bởi vì tiền không giải quyết được vấn đề.” 
“Không à?” Tôi ngạc nhiên hỏi. 
“Không hề. Người ta ham muốn tiền bạc vì những niềm vui mà họ nghĩ rằng nó có thể mua được. Nhưng niềm vui do tiền bạc mang đến thường rất ngắn ngủi, và người ta lại cần tiền để có được những niềm vui khác, những điều thú vị hơn, tiện nghi hơn, an toàn hơn. Vì vậy mà họ tiếp tục làm việc, nghĩ rằng tiền sẽ làm dịu đi tâm hồn đang khổ sở vì những nỗi lo sợ và lòng ham muốn của họ. Nhưng tiền không thể làm được điều đó." 
“Ngay cả với những người giàu sao?” 
“Ừ, ngay cả với những người giàu. Nhiều người giàu khao khát kiếm tiền không phải vì lòng ham muốn mà vì nỗi lo sợ bị nghèo túng, vì vậy họ tích lũy hàng tấn tiền chỉ dể cho nỗi lo sợ ấy ngày càng tệ hại hơn. Cha biết nhiều người có hàng triệu đô la lại còn lo sợ hơn cả khi họ không có đồng nào trong túi. Họ rất lo bị mất tiền. Nỗi sợ đã giúp cho họ giàu có nay lại càng tồi tệ hơn. Cái phần yếu đuối và tham lam trong tâm hồn họ đang hét lớn hơn. Họ không muốn mất những ngôi nhà lớn, những chiếc xe hơi và một cuộc sống cao sang mà tiền bạc đã đem đến. Họ lo không biết bạn bè sẽ nói gì khi họ không còn tiền nữa. Rất nhiều người cảm thấy tuyệt vọng và bị căng thẳng thần kinh dù trông họ rất lộng lẫy và đang có nhiều tiền.” 
“Thế những người nghèo có hạnh phúc hơn không ạ?”. Tôi rụt rè hỏi. 
“Không. Sự tránh né tiến bạc cũng chỉ là một kiểu loạn thần kinh giống như quá gắn bó với tiền bạc thôi. Cha đã gặp rất nhiều người nói rằng họ không quan tâm đến tiền bạc, nhưng lại làm việc để kiếm tiền 8 giờ một ngày. Nếu họ không quan tâm đến tiền thì họ đi làm kiếm tiền để làm gì? Kiểu suy nghĩ đó có lẽ còn tệ hơn cả những người chuyên tích cóp tiền bạc nữa...”. 
“Thế ta phải làm gì? Không làm việc kiếm tiền cho đến khi hết cảm thấy lo sợ và tham lam hay sao?”
“Nếu lo không đủ tiền, thay vì phải chạy đi làm việc ngay lập tức để kiếm tiền, hãy tự hỏi rằng: ‘Liệu một công việc có phải là giải pháp tột nhất để vượt qua nỗi lo này hay không?’ Theo cha thì câu trả lời sẽ là ‘Không’, đặc biệt là khi con nhìn qua suốt một đời người. Công việc chỉ là một giải pháp ngắn hạn cho một vấn đề dài hạn thôi. Cũng giống như câu chuyện về một con lừa kéo xe trong lúc người chủ treo lủng lẳng một củ cà rết trước mũi nó vậy. Người chủ có thể sẽ đến được nơi mà ông ta muốn, còn con lừa thì chỉ đuổi theo một ảo tưởng thôi. Nếu con lừa có thể nhìn thấy toàn cảnh bức tranh này, có thể nó sẽ suy nghĩ lại xem có nên theo đuổi củ cà rốt nữa hay không..." 
“Thế bác khuyên con làm thế nào?” Tôi băn khoăn hỏi.
“Hãy cố nắm cho được sức mạnh của tiền bạc, đừng e sợ nó. Nói cho cùng thì chúng ta đều là những người làm công cả, chỉ có điều là ở những mức độ khác nhau thôi. Cha chỉ muốn hai con có cơ hội để nhìn rõ cái cạm bẫy này, cái cạm bẫy gây ra bởi nỗi lo sợ và lòng ham muốn. Hãy kéo chúng về phe mình chứ đừng để chúng chống lại mình. Đó là điều mà cha muốn dạy các con. Nếu đầu tiên mà các con không thể giải quyết được nỗi lo sợ và lòng ham muốn, mà sau đó các con lại giàu lên, thì các con sẽ chỉ là những nô lệ được trả lương cao mà thôi...” 
Trên đường quay trở lại cửa hàng, người cha giàu giải thích cho chúng tôi biết người giàu đã "làm ra tiền" như thế nào. Lúc đó, chúng tôi không hiểu ông đang nói gì, nhưng nhiều năm trôi qua thì mọi thứ dần dần sáng tỏ... 
NHÌN THẤY NHỮNG GÌ NGƯỜI KHÁC KHÔNG THẤY 
Trước khi leo lên chiếc xe tải nhỏ bên ngoài cửa hàng, cha Mike nói với chúng tôi: "Hãy sử dụng đầu óc của mình. Cái đầu sẽ chỉ cho các con cách làm ra tiền còn nhiều hơn số tiền cha có thể trả. Các con sẽ thấy được những điều mà người khác không thấy. Cơ hội ở ngay trước mắt mọi người. nhưng hầu hết người ta không thấy được chúng vì họ đang bận kiếm tiền và sự bảo đảm công việc nên họ chỉ thấy được có hai thứ đó thôi. Một khi các con đã nhìn thấy cơ hội rồi thì suốt đời các con sẽ nhìn ra chúng. Khi các con đã nhìn ra thì cha sẽ dạy cho các con một điều khác…” 
Hai tuần nữa trôi qua, chúng tôi vẫn tiếp tục suy nghĩ, thảo luận với nhau và tiếp tục làm việc không lương. Điều đáng buồn nhất với tôi khi không được hưởng 30 xu mỗi thứ Bảy là không có tiền mua truyện tranh nữa... 
Hết ngày thứ Bảy thứ hai, khi tạm biệt bà Martin, tôi chợt thấy bà làm một việc mà trước đây tôi chưa từng thấy, nói đúng ra là đã từng thấy nhưng không chú ý lắm...
Bà Martin đang cắt trang đầu quyển truyện tranh làm đôi. Bà giữ lại nửa trên bìa sách và quăng cả cuốn còn lại vào một thùng cạc ông lớn. Khi tôi hỏi bà đang làm gì, bà trả lời: "Bác bỏ nó đi. Bác đưa trả lại nửa trên bìa sách cho người giao truyện tranh khi ông ta mang sách mới đến. Khoảng một tiếng nữa ông ấy sẽ đến đây."
Mike và tôi ngồi chờ. Khi người giao sách đến, tôi hỏi ông xem liệu chúng tôi có thể lấy những cuốn truyện tranh này không. Ông trả lời: “Các cậu có thể lấy chúng nếu các cậu làm việc cho cửa hàng và nếu các cậu không bán chúng lại…”
Nhà Mike có một căn phòng còn bỏ trống ở tầng hầm. Chúng tôi lau dọn căn phòng thật sạch sẽ và bắt đầu chất hàng trăm cuốn truyện tranh vào. Sau đó, thư viện truyện tranh của chúng tôi nhanh chóng được khai trương, với khách hàng là bọn trẻ trong xóm. Chúng tôi thuê chị gái của Mike, một người rất thích đọc sách, đến làm thủ thư. Chị ấy lấy mỗi đứa trẻ 10 xu khi vào thư viện, và trong hai tiếng mở cửa mỗi ngày, khách hàng của chúng tôi có thể đọc bao nhiêu cuốn truyện cũng được. Như thế bọn trẻ rất có lời vì mua một cuốn truyện tranh phải mất 10 xu, nhưng với 10 xu đó, nếu đến thư viện của chúng tôi, trong hai giờ chúng có thể đọc đến 5, 6 cuốn. 
Chị của Mike sẽ kiểm tra bọn trẻ khi chúng ra về, để chắc chắn rằng chúng không đem quyển nào về nhà. Chị ấy cũng giữ gìn những quyển sách, ghi lại có bao nhiêu đứa trẻ vào xem, chúng tên gì và chúng bình luận gì... Tính trung bình sau ba tháng, Mike và tôi kiếm được 9.5 $ một tuần. Mỗi tuần chúng tôi trả cho chị của Mike 1$ và cho chị ấy đọc truyện thoải mái, dù rất hiếm khi chị ấy đọc truyện vì lúc nào chị cũng phải học bài cả. 
Mike và tôi thu thập tất cả truyện tranh từ những cửa hàng khác. Chúng tôi giữ lời hứa với người giao sách là sẽ không bán đi cuốn truyện tranh nào cả. Khi chúng bị rách nát, chúng tôi đốt đi. Chúng tôi cố gắng mở một chi nhánh nữa, nhưng không thể tìm ra một người nào tốt bụng và có thể tin tưởng được như chị của Mike. 
Ngay từ khi còn nhỏ, chúng tôi đã hiểu được rằng: tìm được những nhân viên tốt là rất khó.

Sử dụng MetaTrader 4 - MT4


  1. CÀI ĐẶT PHẦN MỀM KINH DOANH

  1. MỞ TÀI KHOẢN
Sau khi cài phần mềm xong sẽ xuất hiện bảng điền thông tin để mở tài khoản (nếu đã có tài khoản thì nhấn Cancle), hoặc mở tài khoản thông qua New -> Open an Account.
Bước 1: Điền thông tin
Gõ đầy đủ thồng tin trong các hộp trắng -> chọn I agree..-> Next

Bước 2: Gửi thông tin
Chọn Scan, đợi cho dòng xanh đầy -> chọn next

Bước 3: Nhận tài khoản
Tên tài khoản tại dòng Login trong ví dụ này là 24162 và Password là kxjosmb. Hãy copy lại password để thay đổi về sau -> chon Finnish.
                      
 Bước 4: Đổi Password
Trong bảng Etrade Demo chọn Tool -> Option
->Change

 Gõ password được cung câp vào hộp Curent password
 Gõ password mới vào các hộp New password và Confirm -> Chọn OK
  1. ĐĂNG NHẬP
Trong bảng Etrade Demo chọn File -> Login -> gõ tên đăng nhập vào password -> chọn OK.
         
Giới thiệu về Platfrom:

Các sàn giao dịch có những đặc điểm riêng hỗ trợ rất tốt trong giao dịch trong đó có sàn MetaTrader 4 là 1 công cụ mạnh giúp họ vượt trội các đối thử khác nhờ những tính năng hiệu quả.


Giao diện MetaTrader 4

1. Market Watch
Cửa sổ Market Watch cho phép bạn xem giá cả hiện tại được cập nhật liên tục của các cặp tiền và đồng thời ghi các mũi tên chỉ xu hướng tăng giảm sẽ giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch nhanh chóng. Bạn có thể nhấp chuột (double - click ) vào đồng tiền bạn muốn giao dịch trên Market Watch để đặt lệnh trực tiếp thông qua Order Form



2. Navigator
Navigator giúp người giao dịch có thể lựa chọn nhanh các công cụ hỗ trợ. Chọn View > Navigator, hình Navigator trên Tool Bar hoặc Ctrl_N để mở / đóng Navigator trên phần mềm Meta 4.
Dưới đây là các Folder có sẵn trong Navigator:

  • Account: giúp quản lý tài khoản của bạn (bao gồm tài khoản Demo và tài khoản thật ). Nếu muốn chọn mở tài khoản mới chỉ cần click chuột phải và chọn Open an Account
  • Indicator: Liệt kê các indicator tiêu chuẩn hỗ trợ cho việc ra quyết định đặt lệnh. Double-Click để mở Indicator trong chart hiện thời.
  • Expert Avisors: Hỗ trợ signal mỗi khi thị trường khớp với các chỉ số của bạn.
  • Custom Indicator: Tương tự như Indicator , nhưng do người chơi lựa chọn và 1 số indicator riêng biệt của mỗi sàn.
  • Scripts: là những chương trình hỗ trợ giao dịch tự động do người giao dịch đặt ra.

3.Trade Terminal
Trade Terminal cho phép bạn quản lý hoạt động giao dịch hiện tại của mình 1 cách hữu hiệu nhất. Bạn có thể mở chức năng Trade Terminal thông qua View > Terminal hoặc nhấn phím tắt Ctrl_T.


Trong cửa sổ Trade Terminal có các tab sau:

  • Trade: những lệnh đang thực hiện sẽ xuất hiện trên Trade dưới dạng tóm lược
  • Account History: thông tin về các lệnh giao dịch trước đây của bạn
  • News: thông tin cập nhật về thị trường
  • Alerts: Thông tin về các Alert mới được tạo
  • Mail Box: thông tin từ sàn giao dịch
  • Experts
  • Journal
Giải thích các thuật ngữ trong Trade Terminal:
  • Balance: Tổng tài sản (Là tổng số tiền bạn có trong tài khoản trước khi giao dịch)
  • Equity: Số tiền hiện có trong tài khoản (Tổng tài sản sau khi trừ đi số tiền đặt lệnh)
  • Margin: Số tiền đang giao dịch (Dùng để đặt lệnh)
  • Free Margin: Số tiền có thể giao dịch tiếp (Số tiền còn lại để dặt lệnh)
  • Margin level: Tỉ lệ kĩ quỹ tính trên số tiền đã giao dịch
  • Floating Profit: Lãi lỗ tạm thời
Một số công thức tính toán :
Balance (Tổng tài sản) = Equity (Số tiền hiện có) + Floating Profit (Lãi, lỗ tạm thời)
Equity (Số tiền hiện có) = Margin (Số tiền đang giao dịch) + Free Margin (Số tiền có thể giao dịch tiếp)
Margin level (Tỉ lệ đảm bảo) = Equity* 100% / Margin
Lưu ý: Nếu Margin level giảm xuống đến 10%, tài khoản của bạn sẽ bị tất toán (hệ thống tự động đóng tất cả các lệnh giao dịch). Ví dụ bạn có 100 triệu trong tk, bạn mua hoặc bán 1 lot, tức là Margin của bạn là 18 triệu đồng. Như vậy khi nào số tiền trong tài khoản của bạn còn 1 triệu 8 trăm ngàn, tức là bạn thua 98 triệu 2 trăm ngàn, tài khoản của bạn mới bị tất toán.

4. Chart 

Chart là trái tim của phần mềm Meta 4, với nhiều công cụ hỗ trợ được hiển thị trực tiếp trên Chart. Để mở 1 Chart mới bạn có thể dùng những cách sau đây Click chuột vào loại tiền bạn muốn mở trên Market Watch, sau đó chọn Chart Windows
  • Sử dụng phím tắt Ctrl_W
  • Chọn File > New Chart trên Menu
  • Click chuột lên hình New Chart trên Tool Bar
Mỗi Chart đều có thể được cá nhân hóa dưới nhiều hình thức khác nhau giúp người giao dịch lựa chọn tối ưu nhất. Bạn có thể chọn các hình thức thể hiện khác nhau: Candlestick, Bar Chart hoặc Line. Bên cạnh đó có thể dễ dàng cài thêm các Indicators hỗ trợ để xem trực tiếp trên Chart.

5. Order 

Order là cửa sổ trực tiếp giúp bạn giao dịch. Có thể mở Order bằng 4 cách sau:
  • Trên mục Tools của Menu, chọn New Order
  • Click vào nút New Order trên thanh Tool Bar
  • Bấm phím F9
  • Double-click vào loại tiền tệ cần giao dịch trên Market Watch
Tại cửa sổ Order , bạn có thể chọn các giá trị sau:
  • Symbol: cặp tiền giao dịch
  • Volume: số lượng lot
  • Stop loss / Take Profit: Mức cắt lỗ hoặc chốt lời 
  • Type: cách thức đặt lệnh (Instant Execution hay Pending Order). 
Sau đó bạn chọn Sell (Bán) hay Buy (Mua) để đặt lệnh.

Chú ý: Bạn có thể chọn “Enable maximum deviation from quoted” để chọn biên độ giá giao động tối đa khi đặt lệnh.

Ví dụ: chọn maximum deviation là 5 pips, giá mua của bạn lúc đặt lệnh là 1.3641, nếu  khi giá biến động thành 1.3646 hoặc 1.3635 thì lệnh vẫn được khớp. Nếu giá biến động ngoài khoảng đó thì hệ thống sẽ báo NEW QUOTED PRICE và lệnh không được khớp. Trong trường hợp đó, bạn sẽ đặt lại lệnh. Lệnh sẽ không được khớp nếu bạn không chấp nhận mức giá hiện tại.

Nguồn: a2zlamgiau.info

Tôi sẽ hướng dẫn tiếp cách thêm Indicator để thuận tiện cho việc đặt lệnh giao dịch. và từng bước sử dụng các Indicator để choi forex tỷ lệ thắng cao biết. Với kinh nghiệm 1 năm tìm hiểu Forex tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho những người phải là chuyên gia vài kỹ năng cần thiết để có được 1 giao dịch tốt. (Chỉ cần biết đủ là được, Biết nhiều không cần thiết.).

29 tháng 5, 2012

Bạn nghĩ mình là ai ??


BẠN NGHĨ MÌNH LÀ AI?

Những tín hiệu phản hồi đầu tiên bạn nhận được là từ gia đình, và đa số là tiêu cực. “Đừng có gây thêm phiền toái… mày lúc nào cũng làm vỡ cái này, cái kia hoặc không bao giờ làm điều tao bảo… Mày làm tao phát điên… đừng có ngu ngốc như thế…” một số phụ huynh tìm cách cân bằng giữa lời khen và chê đối với con trẻ, nhưng nhiều người lại chỉ có một chiều… chê. Làm sao bạn có thể làm một đứa trẻ 3 tuổi cảm thấy được yêu thương hay có ý nghĩa đặc biệt với bạn khi nó cứ quệt màu lên tường nhà? Hay khi nó vừa làm rơi ví bạn xuống sông?

Khi còn là một đứa con nhỏ đang trưởng thành trong gia đình, bạn không thể không cảm thấy dường như mình không biết gì mà tất cả những người khác thì cái gì cũng biết. Họ phải biết cột dây giày như thế nào, đi vệ sinh ra sao. Chỉ có bạn là cứ bị chỉ bảo hoài. Những anh chị của bạn cũng không giúp gì hơn: họ bảo là bạn ngu ngốc, rằng họ đã 6 tuổi còn bạn chỉ mới 3 tuổi, bạn phải tin lời họ. Họ nhiều kinh nghiệm biết nhiều về cuộc đời. Họ đã 6 tuổi!

Khi bắt đầu đi học thì bạn còn gặp nhiều rắc rối hơn. Ai cũng muốn dạy bạn cái này cái nọ. Thầy cô giáo không ngó ngàng gì đến bạn khi bạn làm được việc tốt, nhưng lại nhảy sổ vào khi bạn mắc lỗi. Dần dần, bạn có cảm giác mình không bình thường, không ổn. Sau 8 đến 10 năm học, bạn đến thời kỳ vị thành niên với những vấn đề hóc búa hơn. Cái gì cũng xảy ra hoặc quá nhanh hoặc quá chậm, cái gì quá khổ hay sai kích thước cần thiết, cái thì không phát triển. Cuộc sống đối với tuổi này sao mà rắc rối quá.

Bạn xem tivi thường ngày và thường thấy nhiều người đẹp và tài hoa làm những việc vĩ đại. Phụ nữ thì nước da đẹp, mắt to và răng trắng. Đàn ông thì cao to và bắp tay căng phồng. Khi bạn so sánh bản thân với người khác, bạn lại cảm thấy thất bại về hình ảnh bên ngoài của mình.

Rồi bạn đọc những quảng cáo đòi hỏi những điều bạn không thể có được. “Những người thành công dùng nước hoa Paris, mặc hàng thời trang của Christian Dior, lái xa Jaguars…” Thông điệp ở những quảng cáo đó là: “Nếu bạn không có những thứ này, bạn không phải là NGƯỜI THỨC THỜI”. Trong khi đó, gia đình bạn cứ tiếp tục phê bình bạn vì theo lời họ đó là cách họ yêu thương bạn”. Vào những buổi sáng chủ nhật, bạn đến nhà thờ để nghe nói rằng bạn là kẻ có tội.

Bạn có thấy tất cả những điều này có ý nghĩa gì không? Lúc họ - cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu dượng, anh chị,v.v… - thôi không thèm động đến bạn nữa thì bạn không còn biết đánh giá mình như thế nào nữa. Bạn không được xem là “lý tưởng”. Và có một điều khó tránh nữa: nhiều người xung quanh bạn cũng không có lòng tự trọng cao, họ kéo bạn xuống, bạn cảm thấy tồi tệ và đến lượt bạn lại kéo họ xuống. Họ buồn khổ hơn và lại kéo bạn xuống dốc theo. Vậy là tất cả đều thấy mình bạc nhược, yếu kém hơn. (Một nghiên cứu cho thấy là vào tuổi 14, 98% trẻ con không có hình ảnh tích cực về bản thân. Chúng ghét thân thể mình và cảm thấy bất an, không thoải mái).

Vậy là chúng ta đã biết tại sao hình ảnh về bản thân chúng ta không tốt.

Bây giờ khi bạn đã biết những ý nghĩ điên rồ của mình là từ đâu đến, bạn có thể quẳng chúng đi.

ĐỪNG TRÁCH MÓC NGƯỜI KHÁC.

Cha mẹ bạn làm theo cách tốt nhất mà họ biết. Họ yêu bạn theo cách tốt nhất mà họ biết. Chỉ cần hiểu rằng tất cả những gì bạn nghe được về hình ảnh của bạn đã bị bóp méo qua lăng kính chủ quan của một số người. Bạn nhẫn được những nhận định đó từ những người thiếu tự tin. Công việc của bạn là bắt đầu đánh giá cao cái con người thật của bạn.

Nếu bạn nói: “Tôi cảm thấy không đủ giỏi hay có lỗi vì những lý do sau:

a).Tôi đã làm những diều ngu ngốc.

b). Tôi đã làm mọi người thất vọng

c). Tôi thường thất bại

d). Tôi ăn nhiều quá

e). Đôi lúc tôi suy nghĩ bậy bạ”…

Xin chúc mừng bạn đã rất thành khẩn! Nếu bạn hoàn thiện thì bạn là một vị thánh mất rồi. Chính vì

còn là con người nên bạn có quyền phạm lỗi, và cảm thấy bất an như tất cả mọi người.

        Một số người có suy nghĩ tốt về bản thân chứ?

Vâng, nhưng họ đạt điều đó nhờ họ cố gắng để đạt được, mỗi ngày một ít. Ngay cả những người

chúng ta ngưỡng mộ nhất cũng có lúc cảm thấy không hài lòng về mình. Ngôi sao bóng đá thì xem tài năng của mình là tự nhiên và ước ao có được đầu óc như anh trai cậu ta. Chính cậu anh thông thái thì tuy hãnh diện về uy tín của mình trong trường y khoa lại luôn mong muốn phụ nữ cho rằng anh ta cũng lanh lẹ như cậu em chơi bóng đá của mình. Cả hai đều ước mình giàu như bà chị họ charlie, còn Charlie thì ước…

Đó là cái rắc rối của thế giới chúng ta đang sống. Cỏ ở vườn nhà bên lúc nào cũng xanh hơn.

      Thế còn những người nói khoác và cho rằng họ vĩ đại nhất?

Hiển nhiên bạn có thể gặp những người luôn cho rằng mình là trung tâm vũ trụ - nhưng phụ nữ thật sự tin rằng họ được như Marilyn Monroe, Jackie Onassis, những người đàn ông cho là mình “vĩ đại nhất, giàu nhất, hấp dẫn nhất và thông minh nhất”…

Tính kiêu căng làm cho người khác khó chịu. Những người luôn bộc lộ sự tự tin giả tạo “Tôi thật tuyệt vời!” là người luôn nhìn vào gương khi đang dự tiệc, họ thật ra đang cố thuyết phục chính họ. Họ cảm thấy dễ đổ vỡ đến nỗi không thể thú nhận bất kỳ yếu kém nào trước mọi người. Họ lo lắng là nếu họ ngừng quảng cáo thành tích của bản thân thì thế giới sẽ nhìn thấy cái “thật” của họ.

Chúng ta chỉ quan tâm đến việc làm sao để yêu thương bản thân mà không trở thành những kẻkhoác lác. Hơn nữa, đó chính là sự tự tin không cần lên tiếng, sự tự hào đi đôi với sự bình thản bên trong và óc hài hước thú vị.

Tự trọng là một vấn đề tế nhị. Quá nhiều hay quá ít cũng làm cho bạn bị cô lập một mình.

     Làm thế nào nữa để tôi cảm thấy dễ chịu về bản thân?

HÃY GHI CHÚ NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP MÀ BẠN ĐÃ LÀM ĐƯỢC. Có hàng trăm điều bạn làm được trong một ngày có ích cho cuộc sống xung quanh bạn. Mỗi lần bạn mỉm cười, lắng nghe, pha thức uống cho ai đó hay đón con từ trường về, gởi bưu thiếp đi, cho bạn bè mượn một quyển sách… là bạn đã tỏ ra dễ thương. Dù ai đó có chặn bạn lại giữa đường và hỏi: “Anh đã làm gì trong ngày hôm nay để giúp cho hành tinh này?”, bạn có thể không kiếm ra lời để nói. Nhưng những điều tốt đẹp nho nhỏ rất dễ quên ấy quả thực là luồng gió mát góp phần làm dịu không khí của hành tinh này.

       Niềm hy vọng có cho mỗi chúng ta…

Nếu bạn nghiêm túc muốn trở nên mạnh mẽ hơn, dũng cảm hơn hay hiểu biết hơn, kiên quyết hơn thì hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Và khi bạn lớn lên và thay đổi, hình ảnh của bạn sẽ thay đổi.

ĐÚC KẾT: Thế giới giống như một tấm gương. Hầu hết những vấn đề chúng ta gặp phải với người khác phản ánh những vấn đề của chính chúng ta. Chúng ta không cần phải đi ra ngoài và cố công thay đổi tất cả mọi người. KHI CHÚNG TA NHẸ NHÀNG THAY ĐỔI VÀI Ý TƯỞNG CỦA CHÚNG TA, CÁC QUAN HỆ CỦA CHÚNG TA SẼ TỰ ĐỘNG CẢI THIỆN.

22 tháng 5, 2012

Yêu mến bản thân!

Bạn phải yêu thương bản thân trước rồi mới có thể yêu thương được người khác.

KHI CHÚNG TA KHÔNG THÍCH BẢN THÂN THÌ CHÚNG TA CÓ XU HƯỚNG GHÉT NGƯỜI GIỎI HƠN CHÚNG TA. Hãy lấy vợ chồng Jane và Frank làm ví dụ. Frank là nhà điều hành cấp cao còn Jane ở nhà giữ con. Jane bực bội với Frank. Cô luôn phê bình người cô thề sẽ yêu thương và kính trọng cả trong hoạn nạn và khi hạnh phúc. Lý do là Jane không thích bản thân cô, nên cô nghĩ Frank chẳng hay ho gì, và cả những người khác nữa.
Khi những người khác lập thành tích, Jane cảm thấy yếu kém, vì thế cô cứ cau có với người khác. Thật ra Frank không có lỗi gì, mà chỉ tại ý thức của Jane. Quan hệ của họ sẽ không được cải thiện chừng nào Jane còn chưa học được cách yêu thích bản thân cô hơn.

NẾU CHÚNG TA CHỈ NHÌN THẤY LỖI CỦA MÌNH, CHÚNG TA CÓ XU HƯỚNG CHO RẰNG NGƯỜI KHÁC CŨNG CHỈ NHÌN THẤY LỖI CỦA CHÚNG TA.
Nếu Fred tin là mình luôn thất bại, anh ta sẽ lo là bạn gái của anh, Mary, sẽ nghĩ rằng anh luôn thất bại. Anh sẽ rất nhạy cảm với việc không thành công bằng người hàng xóm. Anh ta cho là mình quá mập hay mũi quá to. Vì Fred không thích mình nên anh cảm thấy mình yếu kém, hạng hai. Anh ta sợ Mary sẽ tìm ai đó tốt hơn. Anh ta dễ bị tổn thương, dễ cảm thấy bị xúc phạm và vì thế ngày nào anh cũng cằn nhằn Mary. Fred tội nghiệp không quên được vấn đề của mình và không còn quan tâm thực sự đến Mary nữa. Kết quả là Mary cảm thấy mình không được anh ta yêu vì Fred nghĩ mình không giỏi giang gì. Khi chúng ta đánh giá thấp về bản thân thì người thân và bạn bè chúng ta phải chịu khổ lây.
SO SÁNH CHÍNH BẢN THÂN CHÚNG TA LÀ MỘT CÁI BẪY. Luôn luôn có người giàu hơn, tài năng hơn, thanh lịch hơn, khôn ngoan hơn hay nổi tiếng hơn bạn. Cha mẹ, thầy giáo hay người yêu bạn có lúc bảo bạn:” Sao anh không giống anh trai của anh hơn hả?” Câu trả lời là : “ Bởi vì tôi không phải là anh ta. Nếu tôi là anh trai của tôi thì tôi sẽ giống y như anh ta!”.
Chúng ta cũng như Jane và Fred cần thôi so sánh chính mình với bạn bè, đồng nghiệp hay những người nào đang đi trên đường. Thay vào đó, hãy đặt ra cho mình những mục tiêu có ý nghĩa. Chúng ta hãy đánh giá sự trưởng thành của mình bằng tiến bộ của riêng chúng ta năm ngoái hơn là tiến bộ của người hàng xóm. Chúng ta hạnh phúc và có cảm giác xứng đáng với sự phát triển của chính chúng ta.
Trong trường hợp của Jane, cô có nhiều chọn lựa để cải thiện cảm xúc của mình với bản thân, và cố gắng để trở thành một bạn đời tốt của chồng mình. Thay vì phê bình Frank, cô có thể đặt ra những mục tiêu có ý nghĩa và có thể hoàn thành trong khi vẫn đảm đương công việc ở nhà như: học tiếp, đi làm hay giảm cân, chăm lo cho những thú vui riêng. Cô sẽ nhanh chóng hiểu ra rằng NGƯỜI TA KHÔNG THỂ THOÁT KHỎI CÁI HỐ BẰNG CÁCH KÉO NGƯỜI KHÁC XUỐNG HỐ VỚI MÌNH. Bạn phải leo ra khỏi hố.
Tương tự, Fred cần nỗ lực nhiều hơn. Phải chuyển đổi từ so sánh bản thân sang cải thiện bản thân, xây dựng những thành công nhỏ của riêng anh, giúp đỡ Mary khi có thể, tập trung vào những điểm tốt của anh trong khi chấp nhận cái xấu của anh, chẳng hạn như chiếc mũi to.
Khi đã thôi không so sánh bản thân nữa, chúng ta giải phóng bản thân để khen tặng và khuyến khích người khác. Chúng ta sẽ thôi không chấm điểm kiểu “Cô ta có cái áo khoác đẹp, có thêm bằng cấp hay có anh bạn đẹp trai, như thế là cô ta hơn mình!”. Chúng ta đừng để mắc vào định kiến:”NẾU ANH HAY HƠN TỨC LÀ TÔI DỞ HƠN”.
Yêu thương bản thân không phải là khoác lác với cả thế giới. Đây là vấn đề chấp nhận bản thân – cả cái tốt đẹp và thiếu sót của bạn. Để duy trì những quan hệ tốt đẹp, BẠN PHẢI CHỌN LÀM NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA CHÍNH MÌNH TRƯỚC.
Fred nói:” tôi vẫn không tin là tôi nên thích bản thân tôi”. Ừm, có một lý do đơn giản khác khuyên Fred nên yêu thích bản thân:NẾU ANH TA KHÔNG THÍCH CHÍNH ANH TA THÌ ĐỪNG MONG LÀ AI ĐÓ SẼ THÍCH ANH TA!.
- Khi người khác thân thiện với Fred thì anh cho là:
a- Họ muốn cái gì đó từ anh hoặc
b- Chắc họ bị làm sao đó mới thích anh đi chơi cùng với họ.
- Nếu cứ tiếp tục phê bình bản thân thì tất cả bạn của Fred sẽ cho là Fred có vấn đề và không ai chơi với anh ta nữa.
- Fred có thể lo là không ai thích anh nữa nếu họ biết anh rõ- vì thế anh đã vô tình làm hỏng quan hệ trước khi người khác có cơ hội từ chối anh.
Những nhà phân tích tâm lý Bernard Berkowitz và Mildred Newman đã viết: “ Những người không yêu thích bản thân có thể tôn thờ người khác bởi vì tôn thờ là làm cho ai đó vĩ đại hơn còn bản thân chúng ta thì nhỏ nhoi đi. Họ có thể ngưỡng vọng người khác vì nó lấp đi yêu cầu về cảm giác không hoàn thiện bên trong của họ. Nhưng họ không thể yêu thương người khác vì tình yêu thương là một sự khẳng định khả năng tồn tại và chịu đựng của mỗi chúng ta. Nếu bạn không có thì không thể dâng tặng cho ai được”.
Chọn chịu đựng.
Nếu hình ảnh về bản thân quá tồi, chúng ta có thể tự làm cho cuộc đời mình đau khổ để tự trừng phạt chính chúng ta. Chịu đựng cũng giống như những hành vi khác thường có cái giá của nó.
- Nếu bạn đang chịu đựng thì bạn cảm thấy an toàn với cảm giác này. Bạn hiểu cảm giác này và việc thay đổi làm cho bạn sợ. Nó cũng giống như căn bệnh mà có lúc có người thú nhận: “ Tôi mà lành thì tôi sẽ không biện hộ nữa. Bệnh cũng có cái tiện của nó.”
- Chúng ta cũng có thể đưa ra lý do rằng thất bại cũng có thể làm cho chúng ta được yêu thương hơn. “ Có lẽ nếu mình chịu đựng hơn một chút thì ba mẹ hay chồng mình sẽ cảm thấy tội nghiệp và yêu thương mình hơn”. Thật không may, những quan hệ lành mạnh không xây dựng trên lòng thương hại.
- Có thể chúng ta cứ chịu đựng và đợi Chúa trời để tâm thương xót. Hy vọng một ngày nào đó Ngài sẽ hết kiên nhẫn và nói: “ Đủ rồi! Ta không thể nhìn con khổ sở nữa”. Rồi Ngài xử lý hết mọi việc cho chúng ta.
Nếu chúng ta muốn cải thiện hình ảnh về bản thân thì ta không thể chấp nhận chịu đựng nữa.
Làm cách nào để tôi thích chính tôi?
Bạn nói:” Ừm, tôi đồng ý rằng cần thiết phải yêu thương hay ít nhất là thích bản thân mình, nhưng làm sao tôi làm được? Làm sao tôi làm được nếu tôi bị cha mẹ bạc đãi hay thầy giáo chê bai, và vì tôi ghét cặp mắt to và mấy cái răng vàng khè của tôi?”
Bạn nên chấp nhận bản thân và thậm chí yêu thương bản thân mình với tất cả những ưu khuyết của nó. Có thể công việc này cần thời gian nhưng phần thưởng sẽ rất lớn. Hạnh phúc của bạn tùy thuộc vào việc bạn cảm thấy thế nào về bản thân mình.
Hãy tự hỏi mình: “ Tôi muốn nâng bản thân mình lên hay muốn ruồng rẫy nó?” Trước hết, cần tìm hiểu cách bạn xây dựng hình ảnh của mình.

16 tháng 5, 2012

Ai cũng có lúc căng thẳng


ĐỪNG QUÁ NGHIÊM KHẮC VỚI BẢN THÂN.

Là một “ nửa kia” của ai đó chẳng có gì là tốt – bạn hãy là một chỉnh thể thống nhất.

AI CŨNG CÓ LÚC CĂNG THẲNG!

Ai cũng có lúc sợ cái gì đó.

Bạn có lúc nào sợ ai đó không? Nói cho đúng thì nhiều người dù có vẻ bình tĩnh, thoải mái, tự tin hay dạn dĩ lại đang sợ chết cứng.

Trong một bữa tiệc, bạn thấy một phụ nữ đứng một mình, thỉnh thoảng nhấp môi ly rượu. bạn nghĩ bụng: “ Cô ta trông thật tự tin và thư giãn”. Nhưng nếu bạn đọc được suy nghĩ của cô ta, bạn có thể kinh ngạc…” “Mọi người có thắc mắc tại sao ta đứng một mình không nhỉ? Nếu ta đẹp thì đã có một chàng người yêu. Ngực ta quá nhỏ… Ta ước gì được xinh đẹp như chị ta. Ta muốn vào phòng vệ sinh nhưng sợ mọi người sẽ nhìn ta…Nếu anh chàng đó mà đến bắt chuyện thì ta sẽ chết mất..!”

Chúng ta nhìn một doanh nhân giàu sụ và nói: “Ông ta thật tài giỏi!” Còn ông ta thì lo lắng về cái bụng và cái mũi đỏ của ông, ông lo là mình không nói chuyện được với đám con ông, đau khổ vì ông đang mất tiền và sẽ rụng hết tóc.

Đời thật là một trò đùa phải không bạn? Chúng ta nhìn người khác và đoán là họ thật hoàn thiện. Họ nhìn chúng ta và đoán là ta hết sức tài năng. Chúng ta sống trong nỗi e dè người khác trong khi họ cũng luôn ngại ngần khi đánh giá chúng ta.

Trong vài năm, tôi thực hiện những buổi hội thảo mà để bắt đầu, mọi người phải tự giới thiệu mình với nhau. Những lúc như vậy, tôi thấy những bác sỹ, giáo viên, người mẫu, doanh nhân, phụ huynh và thiếu niên…nhiều người thật khổ sở với việc phải nói chuyện trước đám đông đầy người, dù chỉ trong 30 giây. Và cái lý do cho nỗi sợ của họ là: “ NHỮNG NGƯỜI KHÁC CÓ THỂ CHO LÀ MÌNH KHÔNG GIỎI”.

Phải nhớ là ai trong chúng ta cũng có lúc từng nghĩ” Mình không đủ giỏi!”. Không có ai lúc nào cũng tự tin.

Ngoài sự lo lắng, vì sợ nhau nên chúng ta hiểu lầm nhau. Giả sử bạn có một người hàng xóm không bao giờ nói chuyện với bạn nên bạn cũng chẳng thèm nói chuyện với anh ta. Bạn kết luận là anh ta không thân thiện. Khi gặp nhau giữa đường thì anh ta ngẩng lên trời ngắm mây còn bạn cúi xuống đếm sỏi trên vỉa hè.

Rồi thình lình một thời gian sau, bạn được giới thiệu với anh ta và hai người lập tức trở thành bạn.

Bạn e ngại không chào họ vì cho là họ không thích bạn. Còn họ không chào bạn vì nghĩ rằng bạn sẽ không chào lại.

Rất ít người có được sự tự tin mà họ thể hiện ra bên ngoài. Có thể khi soi gương đánh răng bạn không có vẻ gì là đáng ngại. Nhưng có khi BẠN LÀM CHO NGƯỜI TA CẢM THẤY SỢ. bạn làm cho nhiều người căng thẳng. Vì thế nếu bạn mất ngủ một đêm vì sợ ai đó thì hãy bảo mình đừng sợ nữa. Và bất cứ khi nào bạn có ý định tẩy chay ai đó vì họ cứng đầu hay rối trí thì hãy nghĩ lại đi: có thể là người đó đang khiếp sợ.

ĐÚC KẾT: Ai cũng có những nỗi bất an riêng. Hãy tìm biết để cả hai đều không phải sống trong căng thẳng!

THÓI QUEN.

Bạn có bao giờ để ý rằng, một người có thói quen xấu khó ưa nào đó thường lại không biết mình có thói xấu đó. Những người hàm hồ không biết rằng họ làm người khác mất hứng. Những người thích ăn tỏi không biết mình hôi như tỏi.

Tôi có một người bạn nói chuyện luôn mồm. Miệng cô ta hoạt động như súng liên thanh. Cô ta rất thông minh nhưng lại không biết mình làm phiền người khác như thế nào. Nhiều người đã nói cho cô biết tật xấu này nhưng dường như cô không tiếp thu ý kiến đó. Cô ta bị khuyết tật về mặt giao tiếp xã hội và không biết mình bị như thế.

Chúng ta cần nhận biết chúng ta ảnh hưởng đến nhau như thế nào và nên tìm mọi cách cải thiện điều đó. Lời biện hộ như: “ Tính tôi vậy đó” phải trả giá đắt trong cuộc sống. Nếu nhiều người nói cho chúng ta biết rằng chúng ta nói quá nhiều, lúc nào cũng đến trễ hay thuyết giáo nhiều quá, ca cẩm nhiều quá…thì chúng ta nên thấy thông tin này có lợi. Đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta có vấn đề.

Một cách cải thiện khả năng nhận biết của chính bạn là nói chuyện với một người mà bạn thật sự tin tưởng. Hãy tìm những người bạn biết là sẽ không cố tình chê trách bạn và hỏi họ: “ Bạn/anh thấy tôi thế nào?”. Hãy cho họ biết bạn quan tâm đến việc cải thiện bản thân và muốn họ nói chuyện trung thực với bạn.

Có thể dùng những câu hỏi sau:

-                      Tôi có nói nhiều quá không?

-                      Tôi có phàn nàn nhiều quá không?

-                      Tôi có uống rượu nhiều quá không?

-                      Miệng tôi có hôi không?

-                      Tôi nói chuyện có dễ xúc phạm không?

-                      Tôi có nói nhiều quá về bản thân, sức khỏe, thói quen hay tình hình tài chính của tôi không?

-                      Tôi có cư xử lịch thiệp ở bàn ăn không?

-                      Tôi có há miệng khi nhai không?

-                      Tôi có tẻ ngắt không?

-                      Những áo quần nào bạn nghĩ tôi không nên mặc nữa?

Và rồi, dù bạn của bạn có nói gì với bạn, đừng vội xem đó là kim chỉ nam nhưng nên để tâm đến ý kiến của họ. Hãy tự hỏi mình:” Nếu mình phải sống chung hay làm việc với chính mình thì sẽ như thế nào?”

Lý tưởng mà nói, những người khác có thể sẽ rộng lượng với những yếu kém của bạn, nhưng bạn không thể cứ duy trì nó mãi. Có khi chính bạn dễ dãi với mình nhưng người khác thì không cho phép. Nhiều viên chức cao cấp sẽ không được thăng tiến nếu họ ăn mặc lôi thôi. Nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ vì bà vợ cứ nói liên hồi mà ông chồng thì chẳng nghe gì cả.

ĐÚC KẾT: Những cá nhân xuất sắc có khả năng tự nhận biết và điều chỉnh làm cho người ta yêu thích họ. Để ảnh hưởng một cách tích cực đến người khác, chúng ta cần phát triển khả năng này.

11 tháng 5, 2012

Bạn không cô đơn !


BẠN KHÔNG CÔ ĐƠN!
            “Khi bạn gặp ai đó, hãy nhớ rằng đó là một cuộc gặp mặt có ý nghĩa. Khi quan sát người đó, bạn sẽ nhìn thấy chính mình. Khi bạn đối xử với người đó là bạn đối xử với chính mình. Đừng bao giờ quên điều này, đối với người đó, bạn sẽ đánh mất hay tìm được chính mình”.
            Vũ trụ này mầu nhiệm hơn chúng ta tưởng. Nó được thiết kế sắc sảo đến nỗi chúng ta sẽ học được những bài học chúng ta cần trong cuộc sống từ người khác vào bất kỳ lúc nào có thể.
            Những bậc cao minh đã dạy rằng chúng ta không chỉ có một mình – rằng sự trưởng thành của bạn nằm trong sự trưởng thành của tôi, rằng nỗi đau của bạn là nỗi đau của tôi. Họ dạy rằng ở một mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều được liên kết với nhau. Khái niệm này không dễ nắm bắt. Nhưng phải chăng đây chính là sự giải thích lý do vì sao khi chúng ta thay đổi thì tất cả những người khác cũng thay đổi.
            Hiện tượng “ trùng hợp với yêu cầu của chúng ta” đã được Carl Jung đặt tên. Ông dùng thuật ngữ “ sự đồng thời”. Ông cho đó là “ sự xảy ra đồng thời của hai sự kiện đầy ý nghĩa nhưng không liên hệ về nguyên nhân”.
            Nếu chúng ta chấp nhận ý tưởng về “sự đồng thời” này:
            - Đời sống chúng ta sẽ có mục đích.
- Mỗi sự kiện và con người trong cuộc sống đều có mục đích.
- Chúng ta không cảm thấy mình là nạn nhân.

Hãy xem xét cho kỹ. Nếu bạn là người tạo ra vũ trụ thì bạn có muốn cho mọi người cơ hội được cải thiện hoàn cảnh của họ thông qua việc cải thiện bản thân họ, hơn là bắt họ trở thành nạn nhân hết không?
Bạn có thể nói: “ Ồ, đó thật là một sự sắp xếp thời gian thần kỳ vì làm sao mà 6 triệu người lại có thể đến được nơi cần đến, vào đúng lúc cần đến, để trao đổi những bài học của nhau. Thật đáng kinh ngạc, nhưng chắc không giống với cách mà hàng tỉ tế bào khác nhau trong thân thể con người hợp tác với nhau.
Dĩ nhiên, có những bài học chống lại ý tưởng về “ sự đồng thời” và sự liên kết của chúng ta với thế giới. Khi chúng ta cách ly chính chúng ta thì chúng ta rất dễ đổ lỗi cho người khác. Khi đã thú nhận là chúng ta đều có liên hệ với nhau thì chúng ta thấy có trách nhiệm hơn với bản thân và với người khác.
Nhưng tôi để ý thấy điều này: những người hạnh phúc và thành công có xu hướng tán thành khái niệm “ thống nhất”. Họ cho rằng mọi sự kiện trong đời họ đều là những tín hiệu phản hồi có ý nghĩa. Họ mong hoàn cảnh sẽ đồng hóa với sự may mắn của họ. Những người giỏi không thích cái ý nghĩ rằng cuộc đời là một cuộc sổ xố.
Tôi có được quyết định không hay đường đời của tôi đã được vẽ sẵn?
Khi nào thì “tiền định mệnh” và “ định mệnh” thâm nhập vào cuộc đời ? Nhìn từ viễn cảnh của con người thì sẽ logic hơn, khi bạn chọn hướng đi cho cuộc đời hoặc nó đã được dọn sẵn. Tôi không nghĩ là hai cái này có thể xảy ra cùng một lúc là chúng ta VỪA theo con đường có sẵn VỪA theo sự lựa chọn của mình. ( Không thể được. Tôi cho là Chúa mới có thể sắp xếp kiểu này). Một điều  có thể thấy là những người vĩ đại thường thành công tột bực bằng cách nỗ lực kiên trì mỗi ngày. Có thể là chúng ta có một con đường để theo, nhưng họ không chờ ai mang họ đến con đường đó cả.
Khi chúng ta biết nhiều hơn về những qui luật vũ trụ, chúng ta có xu hướng trải qua những giai đoạn sau:
Bước 1: Chúng ta không có mục đích cụ thể nào. Chúng ta tin rằng cuộc đời là một trò chơi thắng thua. Chúng ta cứ buông xuôi chẳng đến đích nào. Đây là tinh thần chịu trận.
Bước 2: Chúng ta tập trung vào các mục tiêu của mình. Chúng ta hiểu được việc đặt ra mục tiêu. Chúng ta biết rằng hình dung và nỗ lực một cách có kỷ luật sẽ kết hợp với nhau tạo nên những kết quả phi thường. Chúng ta cũng khám phá ra rằng đôi khi chúng ta đạt được mục tiêu  nhưng chúng không làm cho ta hạnh phúc hơn.
Bước 3: Chúng ta tập trung vào bản thân mình. Chúng ta hiểu được rằng phải cố gắng hết sức mình trong hiện tại và để cho cuộc đời mở ra trước mắt – rằng cuộc đời thường dành cho ta nhiều ngạc nhiên thú vị hơn ta tưởng. Chúng ta biết rằng phải đạt được sự cân bằng giữa cố gắng và sự nắm bắt thời cơ. Chúng ta cũng thấy rằng có thể chọn lựa để không chán nàn và buồn phiền. Vì khi chúng ta đạt được sự cân bằng và bình an lâu dài hơn, cảm giác đấu tranh sẽ được thay thế bằng ý nghĩa thử thách.
Vậy ý nghĩa nằm ở đâu?
Chúng ta không làm cho cuộc sống thú vị hơn bằng kỳ công vĩ đại. Chúng ta phải lấy được ý nghĩa trong những thành tích nhỏ và tìm được sự liên kết của chúng.
Fred kiếm được hàng triệu đôla và hỏi: “ Thế này là thế nào nhỉ?”
Marry thăng tiến trong công ty và cô nói: “ Ý nghĩa của điều này là gì nhỉ?”
Sarah có con nhưng vẫn chán nản.
Không có ý nghĩa đích thực nào trong một triệu đôla, trong chức vụ chủ tịch hay vai trò làm mẹ. Ý nghĩa chính là hiện tại. Ở đây hay ở đó, đạt được cái này hay cái kia cũng không khác gì nhau. Nếu bạn muốn đi tìm ý nghĩa thì hãy chú ý đến khoảnh khắc- và chính trong khoảnh khắc đó bạn nhận được phần thưởng của mình.