11 tháng 5, 2012

Bạn không cô đơn !


BẠN KHÔNG CÔ ĐƠN!
            “Khi bạn gặp ai đó, hãy nhớ rằng đó là một cuộc gặp mặt có ý nghĩa. Khi quan sát người đó, bạn sẽ nhìn thấy chính mình. Khi bạn đối xử với người đó là bạn đối xử với chính mình. Đừng bao giờ quên điều này, đối với người đó, bạn sẽ đánh mất hay tìm được chính mình”.
            Vũ trụ này mầu nhiệm hơn chúng ta tưởng. Nó được thiết kế sắc sảo đến nỗi chúng ta sẽ học được những bài học chúng ta cần trong cuộc sống từ người khác vào bất kỳ lúc nào có thể.
            Những bậc cao minh đã dạy rằng chúng ta không chỉ có một mình – rằng sự trưởng thành của bạn nằm trong sự trưởng thành của tôi, rằng nỗi đau của bạn là nỗi đau của tôi. Họ dạy rằng ở một mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều được liên kết với nhau. Khái niệm này không dễ nắm bắt. Nhưng phải chăng đây chính là sự giải thích lý do vì sao khi chúng ta thay đổi thì tất cả những người khác cũng thay đổi.
            Hiện tượng “ trùng hợp với yêu cầu của chúng ta” đã được Carl Jung đặt tên. Ông dùng thuật ngữ “ sự đồng thời”. Ông cho đó là “ sự xảy ra đồng thời của hai sự kiện đầy ý nghĩa nhưng không liên hệ về nguyên nhân”.
            Nếu chúng ta chấp nhận ý tưởng về “sự đồng thời” này:
            - Đời sống chúng ta sẽ có mục đích.
- Mỗi sự kiện và con người trong cuộc sống đều có mục đích.
- Chúng ta không cảm thấy mình là nạn nhân.

Hãy xem xét cho kỹ. Nếu bạn là người tạo ra vũ trụ thì bạn có muốn cho mọi người cơ hội được cải thiện hoàn cảnh của họ thông qua việc cải thiện bản thân họ, hơn là bắt họ trở thành nạn nhân hết không?
Bạn có thể nói: “ Ồ, đó thật là một sự sắp xếp thời gian thần kỳ vì làm sao mà 6 triệu người lại có thể đến được nơi cần đến, vào đúng lúc cần đến, để trao đổi những bài học của nhau. Thật đáng kinh ngạc, nhưng chắc không giống với cách mà hàng tỉ tế bào khác nhau trong thân thể con người hợp tác với nhau.
Dĩ nhiên, có những bài học chống lại ý tưởng về “ sự đồng thời” và sự liên kết của chúng ta với thế giới. Khi chúng ta cách ly chính chúng ta thì chúng ta rất dễ đổ lỗi cho người khác. Khi đã thú nhận là chúng ta đều có liên hệ với nhau thì chúng ta thấy có trách nhiệm hơn với bản thân và với người khác.
Nhưng tôi để ý thấy điều này: những người hạnh phúc và thành công có xu hướng tán thành khái niệm “ thống nhất”. Họ cho rằng mọi sự kiện trong đời họ đều là những tín hiệu phản hồi có ý nghĩa. Họ mong hoàn cảnh sẽ đồng hóa với sự may mắn của họ. Những người giỏi không thích cái ý nghĩ rằng cuộc đời là một cuộc sổ xố.
Tôi có được quyết định không hay đường đời của tôi đã được vẽ sẵn?
Khi nào thì “tiền định mệnh” và “ định mệnh” thâm nhập vào cuộc đời ? Nhìn từ viễn cảnh của con người thì sẽ logic hơn, khi bạn chọn hướng đi cho cuộc đời hoặc nó đã được dọn sẵn. Tôi không nghĩ là hai cái này có thể xảy ra cùng một lúc là chúng ta VỪA theo con đường có sẵn VỪA theo sự lựa chọn của mình. ( Không thể được. Tôi cho là Chúa mới có thể sắp xếp kiểu này). Một điều  có thể thấy là những người vĩ đại thường thành công tột bực bằng cách nỗ lực kiên trì mỗi ngày. Có thể là chúng ta có một con đường để theo, nhưng họ không chờ ai mang họ đến con đường đó cả.
Khi chúng ta biết nhiều hơn về những qui luật vũ trụ, chúng ta có xu hướng trải qua những giai đoạn sau:
Bước 1: Chúng ta không có mục đích cụ thể nào. Chúng ta tin rằng cuộc đời là một trò chơi thắng thua. Chúng ta cứ buông xuôi chẳng đến đích nào. Đây là tinh thần chịu trận.
Bước 2: Chúng ta tập trung vào các mục tiêu của mình. Chúng ta hiểu được việc đặt ra mục tiêu. Chúng ta biết rằng hình dung và nỗ lực một cách có kỷ luật sẽ kết hợp với nhau tạo nên những kết quả phi thường. Chúng ta cũng khám phá ra rằng đôi khi chúng ta đạt được mục tiêu  nhưng chúng không làm cho ta hạnh phúc hơn.
Bước 3: Chúng ta tập trung vào bản thân mình. Chúng ta hiểu được rằng phải cố gắng hết sức mình trong hiện tại và để cho cuộc đời mở ra trước mắt – rằng cuộc đời thường dành cho ta nhiều ngạc nhiên thú vị hơn ta tưởng. Chúng ta biết rằng phải đạt được sự cân bằng giữa cố gắng và sự nắm bắt thời cơ. Chúng ta cũng thấy rằng có thể chọn lựa để không chán nàn và buồn phiền. Vì khi chúng ta đạt được sự cân bằng và bình an lâu dài hơn, cảm giác đấu tranh sẽ được thay thế bằng ý nghĩa thử thách.
Vậy ý nghĩa nằm ở đâu?
Chúng ta không làm cho cuộc sống thú vị hơn bằng kỳ công vĩ đại. Chúng ta phải lấy được ý nghĩa trong những thành tích nhỏ và tìm được sự liên kết của chúng.
Fred kiếm được hàng triệu đôla và hỏi: “ Thế này là thế nào nhỉ?”
Marry thăng tiến trong công ty và cô nói: “ Ý nghĩa của điều này là gì nhỉ?”
Sarah có con nhưng vẫn chán nản.
Không có ý nghĩa đích thực nào trong một triệu đôla, trong chức vụ chủ tịch hay vai trò làm mẹ. Ý nghĩa chính là hiện tại. Ở đây hay ở đó, đạt được cái này hay cái kia cũng không khác gì nhau. Nếu bạn muốn đi tìm ý nghĩa thì hãy chú ý đến khoảnh khắc- và chính trong khoảnh khắc đó bạn nhận được phần thưởng của mình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn giúp Blog hoàn thiện hơn.
Bạn có thể sử dụng một số thẻ HTML như <b>, <i>, <a>