Ngày 27 tháng 5 năm 2011, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch ngành Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011 – 2020, với các mục tiêu chủ yếu gồm:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tăng chăn nuôi và dịch vụ. Đến năm 2015 tỷ trọng trồng trọt 66,8%, chăn nuôi 22,8%, dịch vụ 10,4%. Đến năm 2020 tỷ trọng trồng trọt 60,1%, chăn nuôi 28%, dịch vụ 11,9%.
Về lâm nghiệp, tăng trưởng sản xuất đến năm 2020 đạt 10 – 15% GDP của ngành Nông nghiệp & PTNT. Trồng rừng trong giai đoạn 2011-2020 đạt 53.935 ha. Độ che phủ rừng đến năm 2020 là 54% (tính cả cây lâu năm). Quy hoạch này không tính đến lĩnh vực thủy sản.
Đối với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp: để đảm bảo an ninh lương thực cho người và nhu cầu nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi, tổng sản lượng lương thực đến năm 2020 đạt trên 745 ngàn tấn. Diện tích đất trồng lúa quy hoạch ổn định 43,8 ngàn ha; diện tích bắp 30 ngàn ha. Đối với nhóm cây công nghiệp lâu năm: cây cao su tiếp tục hoàn thành trồng mới 13,2 ngàn ha trong 18,8 ngàn ha đất rừng sản xuất nghèo kiệt, đến năm 2010 quy hoạch ổn định 42,68 ngàn ha cao su; cây điều ổn định diện tích hiện có là 27,8 ngàn ha. Đối với cây thanh long mở rộng thêm 2.000 ha trên một số diện tích đất lúa 1 vụ, đất màu, áp dụng biện pháp canh tác nông nghiệp VietGap, đến năm 2020 quy hoạch ổn định 15 ngàn ha, sản lượng 410 ngàn tấn.
Về lĩnh vực diêm nghiệp: đến năm 2020 diện tích muối được quy hoạch là 910 ha, sản lượng 104 ngàn tấn, trong đó muối công nghiệp 99 ngàn tấn. Chế biến muối tinh với công suất 30 ngàn tấn nguyên liệu / năm.
Về chăn nuôi: đến năm 2020 cơ bản chuyển sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp; tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp và hướng tới sản xuất hàng hóa. Trong đó, 02 con chủ lực gồm: chăn nuôi bò thịt đến năm 2020 đạt tổng đàn là 220 ngàn con, sản lượng 13,55 ngàn tấn; tổng đàn heo đến 2020 là 400 ngàn con, sản lượng thịt hơi 35,8 ngàn tấn.
Nguồn: dpibinhthuan.gov.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ý kiến của bạn giúp Blog hoàn thiện hơn.
Bạn có thể sử dụng một số thẻ HTML như <b>, <i>, <a>