16 tháng 6, 2011

Chọn phương pháp học nghe, nhìn hay động lực ? - PP HỌC P2

Có bao giờ bạn thấy mình nói những câu đại loại như: “Điều đó có vẻ hợp với tôi” hoặc “Tôi đã hình dung được rồi” hay: “Điều đó nghe hợp với tôi”, “Điều này đã đánh thức tôi” chưa? Những cách thể hiện như thế có thể là khởi nguồn cho một phương thức học tập mà bạn ưa thích.

Nếu bạn không thể nhìn hoặc nghe, hoặc không thể cảm nhận được kết cấu, hình thù, nhiệt độ, trọng lượng hay những họat động kháng cự khác trong môi trường, bạn sẽ không thể có một phương pháp học theo đúng nghĩa của nó. Hầu hết chúng ta học tập bằng nhiều cách, nhưng chúng ta thường chỉ thích một phương thức hơn phương thức khác. Nhiều người không thể nhận biết được rằng, họ đang học theo một phương thức, bởi vì không có yếu tố bên ngoài nào chỉ cho họ biết họ khác với những người khác. Hiểu được sự khác nhau này giúp ta giải thích được tại sao có người lại chậm hiểu và giao tiếp khó khăn trong khi có người lại thấy dễ dàng, và tại sao chúng ta lại xử lý một tình huống dễ dàng hơn những người khác.

Làm thế nào để bạn khám phá được phương thức học ưa thích của bản thân mình?

Một cách đơn giản nhất để nhận biết được phương thức yêu thích của bạn là nghe những manh mối trong lời nói của bạn, như những cách thể hiện đã nêu ở trên. Cách khác là ghi nhận những cử chỉ của bạn khi tham gia một buổi hội nghị chuyên đề hay hội thảo. Bạn nhận được thông tin nhiều hơn từ việc đọc bản thông báo hay từ nghe người giới thiệu chương trình? Những người theo phương thức nghe thích nghe hơn là đọc tài liệu và đôi khi họ mất tập trung vì cố gắng nghe ghi chép một vấn đề trong buổi giới thiệu ghi trên bảng. Họ cũng là những người ghi chép tuyệt vời. Những người học theo phương thức động lực tiến hành tốt những họat động “thực hành” và tương tác giữa các nhóm.

Giả sử bạn vừa mua được một vỉ thịt cừu nướng, gồm 35 miếng riêng biệt, kèm theo là một cuốn sách nhỏ gồm 20 trang giúp bạn bày biện. Bạn sẽ tiến hành công việc này như thế nào? Liệu bạn có hiểu được tất cả những điều đã được đọc trong cuốn sách hay phải đợi có hình minh họa thì mới lắp đước các miếng với nhau? Hay bạn làm hỏng, nhưng khi đọc nhưng hướng dẫn, bạn đã thực hiện được thành công?

Nếu bạn bắt đầu làm việc bằng cách chuyển động cơ thể, bạn có thể là một người học động lực. Nếu bạn cảm thấy dễ hiểu những hướng dẫn đọc được, bạn có khả năng là người học theo phương thức nhìn. Nếu bạn không thể bắt đầu từ những hướng dẫn hay hình vẽ, nhưng khi bạn gọi đồng nghiệp hoặc ai đó nói cho bạn cách sắp xếp chúng lại với nhau, bạn cảm thấy dễ hiểu, thì bạn có thể là người học theo phương thức nghe.

Nhiều đặc điểm khác cũng là những manh mối để xác định phương thức học tập. Những đặc điểm dưới đây sẽ giúp bạn nhận được phương thức học tập tốt nhất của bạn.

Đặc điểm của người học theo phương thức “nhìn”:

• Gọn gàng ngăn nắp.

• Nói nhanh.

• Tổ chức và lập kế họach tốt.

• Hay quan sát những chi tiết nhỏ trong môi trường.

• Có xu hướng thích xuất hiện trước công chúng.

• Viết chính tả tốt và có thể nhận biết chính xác các từ trong tâm trí họ.

• Nhớ những gì được nhìn hơn những gì được nghe.

• Ghi nhớ bằng cách liên tưởng tới những gì nhìn thấy.

• Thường không bị mất tập trung bởi tiếng ồn.

• Thường ghi nhớ kém những hướng dẫn bằng lời nói nếu họ không ghi chép, hay yêu cầu mọi người nhắc lại.

• Là người đọc nhanh và khoẻ.

• Thích đọc hơn là người khác đọc cho nghe.

• Cần một mục tiêu và quan điểm tổng thể và thường thận trọng cho đến khi nào đã rõ ràng về một vấn đề hay một dự án.

• Viết nguệch ngoạc trong khi nói chuyện điện thọai và hội họp.

• Quên chuyển những thông điệp bằng lời nói tới những người khác.

• Thường trả lời câu hỏi cuả người khác ngắn gọn “có” hoặc “không”.

• Thích thuyết minh hơn là phát biểu.

• Thích nghệ thuật thị giác hơn âm nhạc.

• Thường biết phải nói gì nhưng không thể nghĩ ra từ ngữ phù hợp.

• Đôi khi họ còn hát khi đang tập trung.

Đặc điểm của người học theo phương thức “nghe”

• Tự nói với mình sau khi làm việc.

• Dễ mất tập trung bởi tiếng ồn.

• Mấp máy môi và phát âm những từ đọc được.

• Thích đọc to và thích nghe.

• Có thể nhắc lại và bắt chước cường độ và âm điệu giọng nói của người khác.

• Không thích viết lách, nhưng thích kể chuyện.

• Nói theo một khuôn mẫu và với nhịp điệu nhất định.

• Thường là người có khả năng hùng biện.

• Thích âm nhạc hơn nghệ thuật thị giác.

• Học tập bằng cách nghe và ghi nhớ những gì đã thảo luận nhiều hơn là nhớ những gì đã quan sát.

• Là những người hay nói, ưa thảo luận và thích diễn giải dài dòng.

• Thường gặp khó khăn trong các công việc đòi hỏi phải quan sát.

• Có thể phát âm to tốt hơn là viết.

• Thích nói đùa hơn nói hài hước.

Đặc điểm của những người học theo phương thức “động lực”

• Nói chậm.

• Thích các giải thưởng bằng vật chất.

• Thường chạm nhẹ vào mọi người để gây sự chú ý của họ.

• Đứng gần mọi người khi nói chuyện.

• Có xu hướng vận động cơ thể và họat động nhiều.

• Phát triển phần cơ rất sớm.

• Học bằng các thao tác và hành động.

• Ghi nhớ bằng cách đi bộ và quan sát.

• Dùng ngón tay và kim chỉ vị trí khi đọc.

• Sử dụng cử chỉ, điệu bộ nhiều.

• Không thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài.

• Không thể nhớ được vị trí địa lý trừ khi đã từng ở đó.

• Sử dụng ngôn ngữ hành động.

• Thích đọc những cuốn sách có cốt truyện ly kỳ.

• Có thể có chữ viết tay lộn xộn.

• Thích hành động.

• Thích những trò chơi liên quan đến học.

Có thể bạn biết một người khi còn học phổ thông học rất xuất sắc, nhưng khi học đến cao đẳng thì lại học kém, thậm chí còn bị đúp. Điều này thường xảy ra với nhiều người, hầu hết trong số họ đều không hiểu tại sao mình lại kém cỏi đến vậy. Nguyên nhân là ở chỗ, có thể những bất đồng giữa những phương thức học tập ưa thích của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Hiện tượng này là đặc biệt phổ biến ở giai đoạn chuyển tiếp từ phổ thông trung học lên cao đẳng, bởi phương pháp giảng dạy được chuyển từ nhìn sang nghe. Do vậy, một bộ phận không nhỏ những người học tập theo phương pháp nhìn bỗng thấy mình không thể tiếp thu được như trước đây.

Có thể đoán được phương thức học tập của người khác dễ dàng thông qua nhận biết các từ họ sử dụng khi giao tiếp. Những từ này được gọi là chủ từ hay “từ xử lý”. Khi bộ não tiếp nhận một tình huống, nó sẽ xử lý bằng phương thức mà người tiếp nhận ưa thích, các từ và cụm từ được sử dụng thường phản ánh phương thức học tập của riêng người đó. Khi bạn xác định được các chủ từ người khác sử dụng, bạn có thể chọn nó khi giao tiếp với người đó. Bên cạnh đó, việc sử dụng những chủ từ cũng giúp bạn điều chỉnh phù hợp với tốc độ âm thanh của người mình đang tiếp xúc. Người theo phương thức “nhìn” nói nhanh, người theo phương thức “nghe” nói tốc độ vừa phải, người theo phương thức “động lực” nói chậm.

Bạn có thể sử dụng một bí quyết nhỏ khi nói chuyện điện thọai. Nếu bạn nói chuyện với người theo phương thức “nhìn”, hãy đứng dậy, tư thế đó sẽ giúp bạn tự động nói nhanh hơn. Nếu bạn nói với người theo phương thức “động lực”, hãy ngồi xuống và kê cao chân lên, bạn sẽ nói chậm hơn. Phương thức của bạn phù hợp với người khác sẽ là cách tốt nhất để bạn tạo sự hoà hợp và không khí hiểu biết lẫn nhau.

Dưới đây là danh sách các từ ám hiệu thường gặp trong các phương thức:

Phương thức “nhìn”: Hiện ra trước mắt tôi; Tầm nhìn xa; Nhìn thoáng qua; Rõ ràng; Tầm nhìn không rõ; Mắt đối mắt; Có tầm hiểu biết về...; Ý kiến mơ hồ; Dưới ánh sáng của... Trông có vẻ như... Hình ảnh trong tâm tưởng... Con mắt của tâm hồn; Đẹp như tranh; Chăm lo đến... Thiển cận; Phô trương; Tầm nhìn sâu

Phương thức “nghe”: Cả hai tai; Sẵn sàng; Rõ như chuông; Thể hiện rõ ràng; Mô tả chi tiết; Hay la mắng; Hãy lắng nghe tôi; Nghe giọng nói; Thông điệp tiềm ẩn; Chuyện vẩn vơ; To và rõ ràng; Nói thẳng; Nói luôn mồm; Rung chuông; Nói sự thật; Được thông báo tình hình / Không được thông báo tình hình; Không nghe thấy; Bày tỏ quan điểm; Trong phạm vi nghe được.

Phương thức “động lực”: Tất cả đều sạch sẽ, ngăn nắp; Rút ngắn đến... Ghì chặt; Lơ lửng trong không khí; Nắm được điều gì; Nghe thấy điều gì; Sờ cái gì; Có xu thế về... Treo ở đó! Giữ lấy nó; Người nóng nảy; Đặt quân bài lên bàn; Kéo dây; Rắn như đinh; Tuột khỏi trí óc; Bắt đầu từ vạch xuất phát; Không lay chuyển được; Quá rắc rối Giấu giếm

Nhận biết được phương thức học tập ưa thích của người khác là rất quan trọng. Nó giúp bạn thể hiện mình hiệu quả nhất. Nếu bạn biết ông chủ của mình là người theo phương thức “nhìn”, bạn sẽ được chú ý đến nếu biết sử dụng những tài liệu đòi hỏi trực giác khi trình bày với ông.

Các chủ từ sẽ giúp bạn xác định được phương thức học của một người.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn giúp Blog hoàn thiện hơn.
Bạn có thể sử dụng một số thẻ HTML như <b>, <i>, <a>