Trước khi đi vào bàn luận cụ thể cách ghi nhớ nội dung bài giảng, tôi muốn nhấn mạnh ba điều quan trọng giúp bạn tiết kiệm thời gian, mồ hôi và nước mắt.
Điều thứ nhất: Có vô số chủ đề hay ho mà bạn muốn bàn luận như: kinh doanh có sức thuyết phục, thực tế thú vị, những giai thoại vui,… Xu hướng tự nhiên là bạn sẽ đề cập tất cả những vấn đề này. Cho dù bạn đang thuyết trình về loại sản phẩm tốt nhất công ty, hay đang giảng giải cho sinh viên về những dãy núi lửa kỳ diệu ở Hawaii thì người nghe cũng không hề thích thú khi phải nghe mọi điều về nó. Họ chỉ muốn nghe những vấn đề có liên quan đến nó mà thôi. Đây chính là lý do vì sao họ được gọi là thính giả mục tiêu A.
Điều thứ hai: Các bài thuyết trình, thông báo hay phát biểu trong kinh doanh chỉ nên nói ngắn gọn trong vài phút, không nên quá 15 phút.
Chỉ sau 8 phút thì người nghe sẽ ngừng suy nghĩ về bài giảng của bạn và bắt đầu mơ tưởng đến cảm giác sảng khoái với một tách cà phê.
Các buổi học và các bài giảng chỉ nên diễn ra trong vòng 45 phút. Mọi khả năng tập trung và tiếp thu bài giảng của sinh viên chỉ là con số không sau 45 phút đó. Bạn sẽ nhận ra rằng, dù bạn có cố gắng khiến họ hứng thú bằng những động tác nhào lộn đẹp mắt thì họ cũng chẳng thấy thích thú gì đâu.
Do đó, hãy suy nghĩ và lập kế hoạch trước. Vấn đề chính mà bạn muốn truyền đạt là gì? Đưa ra 3-4 ý chính giúp bạn đạt được mục đích của bài thuyết trinh/bài giảng và tạo ấn tượng mà bạn muốn.
Điều thứ ba: Trước khi viết ra và sắp xếp các thông tin muốn truyền đạt, bạn cần biết rằng người nghe sẽ chỉ nhớ những điều sau:
-Những gì bạn nói khi bắt đầu bài giảng (phần mở đầu).
-Những gì bạn nói khi kết thúc bài giảng (phần kết luận).
-Cách bạn thuyết trình vấn đề.
Như tôi đã nói, bạn nên giới thiệu vấn đề chính mà bạn muốn thuyết trình và những điểm mạnh của nó.
Kết thúc bài thuyết trình, bạn nhắc lại những điều đã nói trong phần giới thiệu (dùng y nguyên các từ ngữ đó!). Trong phần thân bài, bạn nên nói đến những vấn đề còn lại.
Trong hầu hết các trường hợp thì điểm thứ ba mới có mấu chốt quyết định. Vấn đề nằm ở cái cách mà bạn thuyết trình chứ không phải nội dung của nó. Chúng ta thường nhanh chóng quên đi những gì mình vừa được nghe kể nhưng lại nhớ rất rõ người đứng trước mặt chúng ta. Chúng ta sẽ nhớ họ cho dù bài thuyết trình của họ có ấn tượng hay không.
Hãy cố gắng nhớ lại cái cách mà bạn cảm nhận và phản ứng khi bạn tình cờ gặp một doanh nhân nổi tiếng, một giảng viên ấn tượng hay một giáo viên khiến bạn kinh ngạc. Không còn nghi ngờ gì, bạn sẽ nhớ ngay ra họ khi gặp.
Họ đã để lại ấn tượng không thể quên về một tính cách nổi trội. Chỉ cần nhìn thấy họ là bạn biết rằng bạn đang đứng trước một con người có quyền lực mạnh mẽ. Họ mang đến một thông điệp về sự tin cậy và lòng tự trọng lớn lao. Nói chung, sự hiện diện của họ vô cùng ấn tượng. Họ có một bộ dạng không thể quên được, nó đã in sâu vào trong tâm trí bạn.
Điều mà tôi luôn ngạc nhiên là các chuyên gia, các giảng viên am hiểu và đầy kinh nghiệm, hay những người bán hàng có những sản phẩm tuyệt vời lại không thể che giấu được tính nhút nhát của mình. Những người này thường nói rất nhỏ và hiếm khi nhìn người nghe. Đơn giản là họ không ý thức được sự thể hiện không tốt cũng như thông điệp mà họ truyền đạt! Trong những trường hợp như vậy, nếu bạn nhận thấy bối rối khi đứng trước người nghe thì hãy sử dụng phương pháp giúp bạn thư giãn và lấy lại tự tin trước khi thuyết trình.
Tôi sẽ chỉ cho bạn một phương pháp đặc biệt, phương pháp “hành động diễn tả thiện ý chủ chốt trong trí óc” này sẽ nhắc nhở bạn thực hiện các “hành động diễn tả thiện ý” đặc biệt trong khi giảng bài. Những hành động thiện ý bao gồm lên cao giọng ở những trường hợp cụ thể, mỉm cười, im lặng vài giây, kể một câu chuyện vui,…
(Eran Katz)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ý kiến của bạn giúp Blog hoàn thiện hơn.
Bạn có thể sử dụng một số thẻ HTML như <b>, <i>, <a>