Đừng quá quan tâm đến cái mà người khác nghĩ về bạn.
Tôi thường quan tâm đến hầu hết mọi chuyện. Nếu tôi đi ra đường và gặp người ăn xin, tôi cho họ tiền . Nếu một phụ nữ điện thoại cho tôi, yêu cầu tôi mua ba cái khăn uống trà với giá 30 đô la, tôi sẽ mua ngay. Khi người ta đến văn phòng tôi để bán đậu, tôi nghĩ “Chà, tuyệt quá!” và mua ba bao. Rốt cuộc, tôi tự hỏi : “mình đang làm với lý do gì đây nhỉ?” và tôi nhận ra là chảng có lý do gì cả! Có thể cho các tổ chức từ thiện là việc làm danh dự nhưng nó không thể hiện sự rộng lượng. Có thể tôi cho chỉ vì tôi lo là người khác sẽ nghĩ là tôi bủn xỉn nếu tôi không cho.
Tôi rất thường lo lắng về điều người khác nghĩ thay vì để xem ý mình muốn gì. Tôi không bao giờ trả lại thức ăn trong nhà hàng, không yêu cầu hàng xóm vặn tiếng nhạc xuống bớt, hiếm khi trả lại hàng hóa bị hỏng. Tôi cho là mình thân thiện nhưng như thế thật sự là ngu ngốc…
Nguồn gốc của nhu cầu được công nhận
Khi còn là trẻ con, chúng ta khao khát được bố mẹ công nhận. “Nhìn con xem, con có thông minh không?” “Mẹ có thật sự thích món quà của con không ?” “Bố có tự hào về con không ?”
Khi chúng ta tới trường, chúng ta cũng cần được công nhận. Khi thầy giáo tán dường hành vi của ta, ta được điểm tốt. Ngược lại, chúng ta sẽ gặp khó khăn. Có thể chúng ta được phép khác nhau một chút về thành tích học tập, nhưng phần lớn chúng ta lệ thuộc vào sự công nhận của người khác về thành công của mình.
Đến vị thành niên thì chúng ta vẫn tiếp tục theo nguyên tắc xin phép – “Con có được làm điều này không?” “Con có thể làm việc đó không?” Những đòi hỏi mà chúng ta tuân theo có nguồn gốc khác nhau. Nhiều tổ chức và các câu lạc bộ có quy tắc hà khắc áp đặt cho các thành viên của nó. “Thành viên câu lạc bộ bị nghiêm cấm..” Truyền hình thì nhai đi nhai lại những cẩm nang “Bạn nên dùng đúng chất khử mùi , lái đúng loại xe và làm cho hơi thở thơm tho bằng Clear-o- smell, nếu không sẽ chẳng ai thích bạn.”
Đến lúc trưởng thành, ta càng hay bị ràng buộc vào việc đạt được sự công nhận của người khác. Nhưng chúng ta hoặc là a) Có được sự bình an trong tâm hồn, hoặc là b) Lo lắng đến những gì người khác nghĩ về bạn. Chúng ta không thể làm cả hai việc.
Lo lắng đến những gì người khác nghĩ về chúng ta là một thói quen khó bỏ, nhưng kết quả sẽ rất bi thảm nếu chúng ta không từ bỏ nó. Những người nhạy cảm chấp nhận làm công việc mà họ ghét cả đời với lý do: “Mọi người sẽ nói gì nếu ta bỏ chỗ làm an toàn này?” Mấy bà mẹ thì nói với con: “Con trẻ học đại học chỉ để làm vừa lòng bố mẹ…” Tôi ghét ngành học này nhưng nếu tôi bỏ thì cha mẹ tôi sẽ chết mất.”
Thật đáng buồn, bởi vì kinh nghiệm và thành tích lớn nhất của chúng ta thường xuất phát từ việc bước ra khỏi những thói quen tầm thường và làm những gì số đông không làm.
Bạn có lo lắng về những gì người khác nghĩ về bạn không?
Hãy tự hỏi bạn:
“Lần cuối cùng ta bị người khác đối xử tệ là khi nào?”
“Ta đã có bao giờ chấp nhận lời mời bởi vì ta lo lắng về việc người khác sẽ bàn tán ta nói không”
Nếu bạn còn độc thân “Tôi có bao giờ để ý một người tôi thích mà lại không mời họ đi chơi được
không?”
“Tôi có thích thương lượng với người khác để đạt được cái ta muốn không? Nếu có thì tại sao, nếu không thì tại sao?”
“ Ta có bao giờ mua cái gì ta không thích mà mua vì áp lực của người bán không?”
“Nếu ta không quan tâm đến việc người khác nghĩ gì thi ta có làm cái công việc này không?”
Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Nếu bạn sợ ai đó sẽ nghĩ là bạn ngu ngốc thì hãy thư giãn. Có thể họ đã nghĩ như thế rồi.
Bạn bè, gia đình, đồng nghiệp rõ ràng đáng cho bạn yêu thương quan tâm. Nhưng nếu bạn cố làm hài lòng tất cả mọi người tức là bạn không thật lòng với ai cả, ít nhất là với chính bạn.
Lúc 4 tuổi, việc làm hài lòng mọi người rất quan trọng. Nếu người khác thích bạn thì mới cho bạn cái bạn muốn. Nhưng mọi việc sẽ thay đổi. khi bạn 45 tuổi thì bạn cần làm một người hiệu quả. Bạn không nhất thiết phải làm vừa lòng tất cả mọi người. Thật ra, không phải là không cần mà nếu bạn cứ làm thế thì bạn vẫn chỉ là đứa trẻ 4 tuổi.
ĐÚC KẾT: Khi tôn trọng người khác, hãy thành thực với chính mình. Nếu người khác không đồng ý với lối sống hay quan điểm của bạn thì mặc kệ họ, đó không phải là việc bạn phải lo. Vấn đề là bạn có yên tâm với lối sống và quan điểm của chính mình?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ý kiến của bạn giúp Blog hoàn thiện hơn.
Bạn có thể sử dụng một số thẻ HTML như <b>, <i>, <a>