10 tháng 9, 2012

Hãy ngưng giải thích về cuộc đời của bạn


Hãy tự hỏi: Bạn có thấy mình thường phải thanh minh cho hành động của mình không? Bạn có luôn giải thích về mình với mọi người không?

Nếu bạn để ý những người tự tin và quả quyết, bạn sẽ thấy họ không phải giải thích nhiều về mình. Họ chỉ làm điều họ cần làm.

Khi còn nhỏ, chúng ta không tránh được việc này. Chúng ta phải giải thích cho bố mẹ, thầy giáo thường là để tránh bị phạt hay rắc rối. Nhưng nếu chúng ta muốn là những người lớn hạnh phúc thì phải suy nghĩ và hành động độc lập hơn – nên THOẢI MÁI VỀ VIỆC KHÔNG PHẢI GIẢI THÍCH VỚI GIA ĐÌNH, BẠN BÈ VÀ HÀNG XÓM VỀ BẤT KỲ VIỆC LÀM NÀO CỦA CHÚNG TA.


Dĩ nhiên, đôi khi cần phải giải thích với ông chủ hay với người bạn đời. Nếu ai đó trả lương cho bạn thì họ có quyền biết bạn đang làm gì và tại sao. Trong việc xây dựng quan hệ với bạn đời thì bạn sẽ muốn chia sẻ những ý kiến và lý do. Ngoài những người này ra bạn sẽ thấy một số người có thói quen hỏi những việc không liên quan gì đến họ.

Khi hàng xóm hỏi: “Tại sao anh bán nhà?” có thể bạn nên nói: “Tôi muốn vậy!” chứ đừng tuôn ra hàng tràng xu hướng của thị trường và tình hình tài chính của bạn.

Bạn không cần phải bí mật đối với người khác. Nhưng chỉ vì người ta hỏi mà bạn phải trả lời cho có ngọn ngành thì quả là bạn luôn muốn làm vừa lòng người khác.

Nếu người bán xe hơi trong vùng mời bạn đến dự triển lãm và bạn từ chối và không cần phải giải thích gì thêm. Anh ta nói: “Hãy đến xem những model mới nhất, anh sẽ sững sờ đấy,”. Bạn nói:

“Không, cám ơn anh”.

“Tại sao không?”

“Tôi có việc khác phải làm. Cám ơn anh đã gọi”.

“Nhưng mấy chiếc xe này độc đáo lắm. Anh không muốn xem à?”

“Tôi cám ơn anh đã nghĩ đến tôi nhưng không là không!”. Hết.

Bạn không nên cố thanh minh và giả thích cho người nào đó nếu dố không phải là việc của họ. Họ có quyền hỏi, nhưng bạn cũng có quyền chọn lựa trả lời cặn kẽ hay không.

Nếu anh rể bạn hỏi: “Sao cậu bỏ việc này vậy?”. Bạn hãy cười và nói: “Tôi cảm thấy thích”.

Hàng xóm hỏi: “Sao anh phải tập thể dục 6 lần một tuần?” Bạn nên nói: “Vì tôi muốn khỏe”.

Ai đó hỏi: “Anh có ủng hộ cho đợt kêu gọi “HÃY CỨU LOÀI SƠN DƯƠNG ĐANG TUYỆT CHỦNG không?” Bạn nói: “Không”. Chẳng cần phải nói: “Hôm nay tôi không có tiền” hay “Tuần trước tôi có cho rồi”. Bạn chỉ nên nói “không”. Không cần giải thích.

Đôi khi người khác yều cầu bạn giải thích về chính bạn. Họ nói: “Nhưng tôi không hiểu!” Lúc đó bạn hãy nói: “Không sao”.

“Nhưng tôi THẬT SỰ không hiểu!”

Và bạn nói: “Anh không cần phải hiểu”.

Vậy là họ tức điên lên yêu cầu bạn giải thích làm sao bạn lại có thể làm cái việc vô nghĩa như thế với họ: “Nhưng tại sao? Làm sao anh lại…”

“Tôi muốn thế”.

Dì Rose mời bạn đến uống trà. Bạn nói: “Cám ơn dì đã nghĩ đến con nhưng chúng con có nhiều việc quá”.

“Chị con cũng đến mà”.

“Vâng, và chị con nói bánh của dì thật là tuyệt”.

“Nhưng con không đến à?”

“Con xin khất lần này dì ạ”.

“Con chỉ đến một lúc thôi không được sao?”

“Dì Rose, con thật sự cảm ơn dì nhưng chúng con xin hẹn lần khác”.

Với gia đình và bạn bè thì bạn nên nhớ là khi đã gọi bạn, họ sẽ nài nỉ. Họ muốn làm cái gì đó cho bạn và với bạn, họ nghĩ đến bạn. Đó không phải là sự làm phiền. Vì thế với gia đình và bạn bè thì bạn nên từ chối nhẹ nhàng hơn.

Chúng ta có thể nói rằng “không” bằng nhiều cách. Người khác sẽ hiểu được ý bạn, dù cho họ có tò mò đến thế nào, bạn cứ nói: “Đừng lo cho mẹ chồng tôi/ xe hơi tôi/ công việc của tôi. Hãy nhìn những bông hoa kia. Chúng mới tuyệt làm sao?”

Những câu hỏi sau đây bạn không cần phải trả lời:

1. “Tại sao anh không bao giờ thăm mẹ vợ anh?”

2. “Tại sao anh thận trọng quá vậy đối với tiền bạc? Tiền là để xài mà”

3. “Sao anh phung phí tiền bạc quá vậy? Hãy nghĩ đến những ngày mưa gió”

4. “Sao anh không hẹn hò với Chuck?”

5. “Sao anh không mua cho mình một chiếc xe mới?”

6. “Sao anh cứ bán xe hoài vậy?”

7. “Sao anh lại mua cái đó?”

8. “Anh có bao giờ tiếc là đã cưới Daisy không?”

9. “Tại sao bạn đi chơi với cô ta?”

10. “Bạn chỉ làm có thế thôi sao?”

Hãy tự do sống cuộc đời của bạn, hãy làm theo khả năng và hiểu biết cảu bạn. Bạn không cần phải giải thích cả cuộc đời của bạn cho ai đó nghe. Bạn không nên thô lỗ nhưng cần phải kiểm soát cuộc sống của mình. Đừng trở thành nạn nhân.

Chúng ta không phải lúc nào cũng có lý do gì đó để làm những việc nào đó như tắm, hát trong phòng tắm, nghỉ ngơi một ngày trên giường. Đừng có luôn kiếm cho lý do thật đúng mới làm việc đó – đó là việc của bạn mà.

ĐÚC KẾT: Hãy tự quyết định việc của mình. Đừng có xúc phạm người khác, nhưng nên trung thực với chính mình. NẾU BẠN GIẢI THÍCH VỀ VIỆC CỦA MÌNH THÌ HÃY LÀM VẬY KHI BẠN MUỐN CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỚI AI ĐÓ NHƯNG ĐỪNG LÀM ĐIỀU ĐÓ CHỈ VÌ BẠN CẦN HỌ ĐỒNG Ý VỚI BẠN. Chỉ cần bạn cho phép mình là đủ, không cần người khác phải công nhận.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn giúp Blog hoàn thiện hơn.
Bạn có thể sử dụng một số thẻ HTML như <b>, <i>, <a>