This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

30 tháng 12, 2011

Suy nghĩ gieo hành động


SUY NGHĨ GIEO HÀNH ĐỘNG
            Nếu có cái gì đó trong cuộc sống của bạn mà bạn không thích thì hãy thôi đừng nói về nó và lo lắng về nó nữa! Chính sức lực của bạn dành cho vấn đề đó làm cho nó tồn tại mãi. Đừng tốn công nữa thì việc này sẽ biến mất. Cãi vã là một ví dụ dễ hiểu nhất. Ví dụ chồng bạn về nhà và muốn gây gổ nhưng bạn không chịu gây, chuyện gì sẽ xảy ra? Anh ta không thể cãi vã một mình!
            Bất cứ khi nào bạn lo lắng, bối rối hay suy nghĩ về việc gì đó, người ta sẽ nói về chuyện đó. Khi tôi còn nhỏ, việc này đã làm tôi kinh ngạc. Tôi thật không hiểu tại sao cức mỗi khi tôi hút điếu xì gà của bố tôi, mẹ tôi lại muốn chào tạm biệt tôi đi ngủ!
            Khi bạn thật sự lờ đi chuyện gì và không xúc động nữa, chuyện đó biến mất. Cái này dẫn đến một qui luật khác…

            Khi bạn bỏ qua chuyện gì, chuyện đó cũng sẽ để bạn yên.
            Chừng nào bạn tự vệ, bạn mới bị người ta tấn công. Tại sao? Vì chúng ta chỉ tự vệ khi không chắc lắm về vị trí của mình. Thật vậy!
            VÍ DỤ: hàng xóm của bạn tố cáo bạn là người Sao Hỏa, bạn có nhảy xổ vào tranh luận với anh ta về người ngoài hành tinh không? Không. Bạn biết mình không phải là người Sao Hỏa, vậy có thể bạn sẽ cười.
            VÍ DỤ: bạn là đề tài nói xấu của những đồng nghiệp trong văn phòng bạn. Nếu bạn bắt đầu biện hộ và tuyên bố rằng mình vô tư là bạn đã thêm dầu vào lửa. Hãy lờ đi và mọi chuyện sẽ qua. Tôi không nói là đừng tự vệ , mà là nếu bạn chống lại và đau khổ, bạn hùng hổ và xốc nổi thì vấn đề sẽ trở nên gay cấn.
            Tôi nhớ hồi nhỏ khi xem những người lính đánh nhau vào những năm 60, tôi hỏi cha tôi: “  Sao họ lại đánh nhau vậy bố?” Ông ta trả lời: “ Họ muốn có hòa bình!”.
            Bạn đừng góp thêm vào chiến tranh. Hãy tập trung xây dựng hòa bình.
            ĐÚC KẾT
            Nếu bạn cứ biến đời mình thành một chiến dịch chống lại cái gì đó thì nó sẽ càng lan rộng hơn. Hãy quyết định bạn sẽ ủng hộ cái gì.
       
Chúng ta chọn cách nhìn con người
            Fred và Mary hẹn đi ăn tối lần đầu tiên. Fred nhất định sẽ thưởng thức lần hẹn đó. Mary làm rơi món trộn trên váy áo của cô và Fred nói: “ Hãy để tôi chùi cho cô”. Cô ta làm mất chìa khóa xe và Fred nói: “ Tôi cũng thường làm vậy!”
            Ba năm sau, Mary và ông chồng Fred đi ăn tối lại với nhau. Mary làm rơi món trộn trên váy áo của cô và Fred  nói: “ Sao cô ẩu quá vậy!”. Mary quên chìa khóa xe và Fred nói: “ Em quả là đãng trí!”.
            Cũng những người đó và hoàn cảnh đó mà thái độ thì khác hẳn! Chính chúng ta chọn lựa cách nhìn người của mình. Nếu chúng ta thích ai đó thì chúng ta có thể tha thứ, còn nếu chúng ta muốn bị người khác ghét thì cứ chăm chú vào những cái lỗi của họ. Không phải do hành vi của người khác làm cho bạn cảm thấy thế nào mà là chúng ta cảm nhận họ như thế nào -  đó là thái độ của chúng ta.
            Hầu hết chúng ta dành thời gian nghĩ đến những cái dở hơn là cái hay ( cái sai hơn là cái đúng); Mary có hai suy nghxi về Fred. Một là suy nghĩ của một bà vợ tóm tắt những yếu kém của ông chồng, hai là suy nghĩ của một bà góa phụ về những phẩm chất tốt đẹp của ông chồng: sự thân thiện óc hài hước, tính rộng lượng và cả tấm lưng phẳng lì của anh ta.
            Cô ta dành cả đời để quan tâm đến những cái tệ của anh, những điều làm cô khó chịu: “ Anh ta quăng báo khắp nơi, không tự dọn ăn lấy”. Và rồi một ngày nọ, Fred bị xe tông chết. Chỉ trong một đêm cô ta chuyển sang suy nghĩ khác… rằng “ Fred thật là tử tế, tốt bụng, chăm làm… và là một ông chồng tốt”.
            Nếu chúng ta muốn có suy nghxi về người khác, sao không thử đảo ngược trình tự trên. Hãy tập trung vào những điều chúng ta thích về ai đó, và rồi khi chúng ta có thể an ủi “ anh ta cũng thật ích kỷ”.
            Nếu tôi hỏi bạn:” Có chuyện gì xảy ra với mẹ bạn vậy?”. Bạn không tìm được cái gì ư? Nếu tôi nói: “  Bạn hãy liệt kê ra khỏang 5 điều bạn không thích về thái độ, cách cư xử và ngoại hình của mẹ bạn”, bạn có làm được không? Tôi đoán là có thể. Nếu cho bạn thời gian, bạn có thể nghĩ ra hàng trăm điều, thậm chí hàng ngàn. Thậm chí đến mức bạn không muốn nhìn thấy bà!
            Những người tập trung vào những điểm tiêu cực thường tự vệ bằng cách nói: “ Tôi chỉ thực tế thôi”. Sự thật là BẠN TẠO RA THỰC TẠI CỦA MÌNH. Bạn chọn cách nhìn nhận mẹ mình và những người khác. Hãy chấp nhận người khác vào cuộc sống của bạn và tập trung vào điều bạn thích ở họ, bạn sẽ cải thiện được quan hệ với họ. Có thể khó thật, rất khó, nhưng sẽ có tác dụng.
         
  Lòng biết ơn và sự thịnh vượng
            “Bạn hãy chỉ cho tôi một người hạnh phúc và cô đơn!”
                                                                                                Zig Ziglar
            Khi tôi gặp vợ tôi, Julie, tôi chú ý là mặc dù đã có tất cả những phẩm chất đẹp đẽ, cô cũng còn có những hạn chế. Cô không thể làm toán cộng! Nhưng dù cho cô không biết chắc là mình kiếm được bao nhiêu tiền, nợ ai bao nhiêu hay đã chi xài bao nhiêu, cô vẫn luôn luôn giàu có. Julie có một quan điểm sống là, nếu nói về chất lượng cuộc sống, lòng biết ơn, một cảm nhận bên trong là Chúa sẽ phù hộ cho bạn còn quan trọng hơn là hiểu biết về lôgic và toán học.

29 tháng 12, 2011

Viết không sai chính tả

Một vấn đề khác khiến chúng ta khó chịu, đó là phải viết đúng chính tả.
Muốn giải quyết vấn đề này thì trước hết bạn phải nhận biết được mình thật sự gặp vấn đề ở từ nào, mở từ điển ra và bạn sẽ biết được cách viết từ này một cách chính xác một lần và mãi mãi.
Để nhớ cách viết chính xác một từ, bạn cần cô lập vấn đề; có nghĩa là bạn phải kiểm tra xem chữ cái nào của từ là nguồn gốc của vấn đề.
Lấy ví dụ từ “friend”. Vấn đề rắc rối nằm ở chữ friend, đôi khi chúng ta lại viết “e” trước chữ “I” thành “Friend”. Dưới đây là cách giúp bạn giải quyết vấn đề.
Bạn hãy đặt một câu có từ “friend” và một từ khác bắt đầu bằng chữ cái “i”. Điều này sẽ nhắc nhở bạn nhớ rằng “i” phải viết trước. Ví dụ: “Friends of Isabella”.
Điều này cũng tương tự với từ “Piece”. Một lần nữa vấn đề lại rơi vào các con chữ “i” và “e”. Do đó, bạn hãy cố gắng nhớ cụm từ “a piece of pie”. Cụm từ này giúp bạn ý thức được rằng “Piece” được viết giống như “Pie”.

Ảnh minh họa
Vậy còn từ “conceal”? Sự rắc rối ở đây lại là sự kết hợp “ea”. Bạn hãy đặt câu kết hợp chặt chẽ nghĩa của từ này. Ví dụ: “Theelephant conceals the ant” (Con voi che con kiến). Bạn sử dụng trật tự của các từ trong câu như sau: e trong “elephant” đứng trước và “ant” đứng sau.
Bên cạnh đó, theo logic thì con kiến không thể che con voi. Con voi lớn hơn nên nó phải ở phía trước. Đây chính là lý do: “The elephant conceals the ant.” (con voi che con kiến). Bây giờ thì đã quá rõ ràng, chữ e đứng trước chữ a.
Chúng ta sẽ đánh vần từ “necessary” như thế nào? Hãy cô lập vấn đề mà thực chất là trả lời câu hỏi chữ cái “c” hay chữ cái “s” xuất hiện bao nhiêu lần trong từ. và chúng ở chính xác những vị trí nào (necessary).
Chữ c tượng trưng cho từ “Cat”, còn ss tượng trưng cho từ “Sun Set”. Chúng ta có thể đặt một câu: “It’s necessary for the Cat to watch the Sun Set” (Con mèo rất cần ngắm mặt trời mọc). Bây giờ thì chúng ta đều biết chữ c đứng trước và hai chữ ss đứng sau…
Với từ “Occassionally”, chúng ta lại gặp vấn đề rắc rối ngược lại – hai chữ c đứng trước và chỉ có một chữ s đứng sau. Chúng ta sẽ biến trật tự này thành câu như sau: “Occasionally, I drink 100cc of soda a day” (đôi khi tôi uống 100cc nước soda một ngày). Với câu này, chúng ta dễ dàng nhận ra chữ nào đứng trước chữ nào.
Để kết thúc chương này, tôi muốn giới thiệu với các bạn từ sau:
LINOCALCALINOCERACEOALUMINOSOCUPREOVITRIOLICAEQUEOSA
Đây là một trong những từ tiếng Anh dài nhất, nó miêu tả cấu tạo của nước vào mùa xuân ở Bristol, Anh.
Đây là một ví dụ điển hình về một từ mà bạn không cần cố gắng nhớ. Tôi có thể đảm bảo chắc chắn rằng bạn không bao giờ sử dụng đến nó…

Buxjunction, Buxify đang trở lại cập nhật ngày 7-2-2012

Tình hình của Buxjunction có xu hướng trở lại như trước
Đây là tình hình chia lợi nhuận cho tài khoản Silver, Lần trước nâng cấp lên Silver sau đó thì nó dừng lại Tưởng là mất hết, giờ thì cho phục hồi lại như ban đầu và có vẻ là lợi nhuận cao hơn trước


Đây là tình hình chia lợi nhuận cho tài khoản Silver trước khi có phiên bản mới
Buxify đang chuẩn bị cho V2.


28 tháng 12, 2011

Suy nghĩ tích cực


TẠI SAO PHẢI SUY NGHĨ TÍCH CỰC?
Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trên một chiếc máy  bay đang bay đâu đó ở Châu Âu, và rồi một động cơ rơi ra khỏi một bên cánh. Bạn muốn người phi công phản ứng như thế nào? Bạn có muốn người phi công nói: “  Hãy bình tĩnh và thắt dây an toàn vào! Việc này hơi khó chịu nhưng chúng ta sẽ về nhà an toàn!”
Hay bạn muốn anh phi công chạy lên chạy xuống lối đi và la lên:” Tất cả chúng ta có thể chết !”. Người nào làm cho bạn bình tĩnh và cảm thấy an toàn hơn?
Bây giờ hãy suy nghĩ về cuộc sống hàng ngày của bạn và bạn là người phi công của chính mình. Bạn sẽ tiếp cận theo cách nào để giải quyết những vấn đề của mình: “  Chúng ta sẽ tìm được cách” hay “ Tất cả chúng ta có thể chết!”. Điều này cho thấy sự cần thiết của một suy nghĩ tích cực. Nó không đảm bảo kết quả chắc chắn nhưng nó làm cho bạn chọn lựa được cơ hội tốt nhất.
Những người thất bại thì cứ tập trung vào những điều không thể thực hiện được cho đến khi họ chỉ thấy điều không thể thực hiện. Những người suy nghĩ tích cực thì nghĩ đến cái có thế. Nhờ tập trung vào khả năng có thể, họ làm cho sự việc xảy ra.

            SUY NGHĨ TÍCH CỰC HÌNH THÀNH TIỀM THỨC CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?
            Tiềm thức là một sự chọn lọc tất cả ý nghĩ của chúng ta. Suy nghĩ chung của tất cả chúng ta đã tạo ra những hành vi tiềm thức mạnh mẽ nhất.
            Để hiểu hơn tư duy tích cực, chúng ta cần một bức tranh về tiềm thức. Hãy tưởng tượng não bạn được chia ra làm hai phần ở trên và ở dưới. Phần trên là ý thức, chứa những ý nghĩ thoáng qua của bạn. Phần dưới là tiềm thức của bạn. Trong tiềm thức của bạn chứa những chương trình khác nhau mà bạn có từ khi được sinh ra -  như hơi thở và hệ tiêu hóa- và những chương trình mà bạn tạo ra – như đi bộ và nói chuyện.
            Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn đang học lái xe. Mỗi lần bạn đến gần một góc đường, một ý nghĩ sẽ hiện lên ở phần trên của não bạn: “ Hãy nhấc chân phải ra đi, di chuyển sang trái 12 cm, và đạp nhẹ pê-đan”. Vì bạn cứ tiếp tục có ý nghĩ đó trong một thời gian dài, bạn sẽ hình thành một chương trình tự động và bạn phanh không cần phải suy nghĩ. Chương trình này bắt nguồn từ phần dưới của não bạn -  tiềm thức của bạn. Bạn có một chương trình tiềm thức mới.
            Điều này giải thích tại sao khi đã lái xe giỏi, bạn có thể lái xe về nhà và tự nhủ: “ Mình thậm chí không nhớ là đang lái xe nữa!”. Tiềm thức của bạn làm tất cả mọi chuyện. 
BẤT KỲ Ý NGHĨ CÓ Ý THỨC NÀO ĐƯỢC LẶP ĐI LẶP LẠI MỘT THỜI GIAN THÌ SẼ TRỞ THÀNH MỘT CHƯƠNG TRÌNH.
            Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có một ý nghĩ nào đó trong một vài năm như: “ Tôi lúc nào cũng cháy túi?” Bạn lập nên một chương trình và không cần phải suy nghĩ một cách có ý thức ý nghĩ đó nữa. Không cần cố gắng có ý thức nào bạn cũng có thể làm cho mình trở thành rỗng túi.
            Cái này liên hệ với suy nghĩ tích cực như thế nào? Đơn giản thôi. Chúng ta có khoảng 50.000 ý nghĩ mỗi ngày. Đối với tất cả chúng ta, đa số là những ý nghĩ tiêu cực: “ Mình đang mập ra! Mình có trí nhớ tồi. Mình không thể thanh toán chi phí được. Mình chẳng làm nên chuyện gì”.
            Đối với những suy nghĩ tiêu cực, chúng ta sẽ có hành vi tiềm thức như thế nào? Đa số những hành vi tiêu cực sẽ hủy hoại cuộc đời và sức khỏe của ta mà ta khonog kịp suy nghĩ.
            Người ta tự hỏi tại sao họ bị cháy túi và đau khổ, nhưng chính họ tạo ra khuôn mẫu tự động của riêng họ xuyên qua những ý nghĩ lặp đi lặp lại của họ. Cũng giống như cách chúng ta lập trình cho chính mình lái xe mà không cần nghĩ, chúng ta có thể lập trình cho mình đến trễ, khổ sở hay túng thiếu mà không cần suy nghĩ. Và rồi chúng ta đổ lỗi cho Chúa Trời.
            Và bây giờ là điều thú vị nhất. Khi bạn hiểu về những khuôn mẫu tiềm thức, bạn hiểu ra là không ai buộc phải trở thành người thất bại. Tương lai của bạn tùy thuộc vào những suy nghĩ có ý thức của bạn. Khi bạn bắt đầu áp đặt kỷ luật cho trí óc của mình, những ý nghĩ có ý thức mới của bạn tạo ra những chương trình tiềm thức mới. Giống như cách bạn hình thành thói quen lái xe hơi, bạn có thể phát triển hành vi tiềm thức để trở nên thành công hơn. Nhưng cần phải biết suy nghĩ một cách có kỷ luật… và cần có một khoảng thời gian.
            Giả sử Fred tham gia một khóa học có tác dụng lên dây cót tinh thần và bắt đầu học cách suy nghĩ tích cực. Fred nói: “ Tôi sẽ thay đổi đời mình!”. Anh ta viết ra một số mục tiêu vào sáng thứ hai…”Phải được đề bạt, mua một chiếc Rolls Royce, mua lại tháp Effeil…” và rồi trong tuần anh ta cứ suy nghĩ tiêu cực. Kết quả là vào thứ sáu anh ta nói: “ Cái kiểu suy nghĩ tích cực này chẳng làm nên trò trống gì!”
            Anh ta có lẽ đã giảm từ 48.000 ý nghĩ tiêu cực xuống còn 47.500 và không tin là mình đã trật vé số, đã không chữa được chứng đau khớp của mình và thôi không còn cãi nhau với vợ nữa.
            Chỉ suy nghĩ tích cực trong một ngày thôi chưa đủ. Rèn luyện trí óc cũng như rèn luyện chân tay. Nếu cử tạ 20 cái rồi chạy đến gương xem nó có thay đổi gì không thì bạn sẽ chẳng thấy gì. Nhưng tập suy nghĩ đúng trong vài tháng thì bạn sẽ thấy được những thay đổi lớn lao trong đời bạn hơn là trong cái phòng tập thể dục. Làm trong sạch suy nghĩ của bạn là một công việc  lâu dài. Đó là một công việc vĩ đại! Và rằng chúng ta không hề biết mình đang suy nghĩ tiêu cực nên thay đổi được điều này còn khó hơn…
            Nếu bạn muốn kiểm tra suy nghĩ của mình, bạn hãy kiểm tra cuộc sống của mình. Sự thịnh vượng, hạnh phúc và chất lượng những gì thuộc về bạn, và cả sức khỏe của bạn cũng phản ánh suy nghĩ có ý thức thường trực của bạn.
            ĐÚC KẾT
            Fred nói:” Tôi làm sao thì nghĩ vậy bởi vì cuộc sống của tôi chẳng ra gì!” Không Fred à, cuộc sống của cậu chẳng ra gì vì cậu nghĩ sao thì làm vậy!

27 tháng 12, 2011

Vòng quanh thế giới

Một người đàn ông đến sân bay, đứng trước quầy đăng ký và nói với cô lễ tân đứng sau quầy: “Tôi muốn cái va li màu đen này bay đến Paris, cái màu đỏ đến London, túi xách màu nâu đến Rome, ba lô màu xanh đến Prague còn tôi sẽ bay đến New York.”
Cô lễ tân sửng sốt nhìn ông ta và nói: “Xin lỗi, thưa ngài, nhưng chúng tôi không có cách nào làm được như vậy.”
“Tại sao!”, người đàn ông ngạc nhiên.
“Trước đây, tôi cũng từng bay ở hãng hàng không của ngài và điều tương tự thế này cũng đã xảy ra…”
***
Đi du lịch vài nơi cùng một lúc quả thực hơi khó nhưng việc học vài ngoại ngữ cùng một lúc thì lại không hề khó chút nào.

Ảnh minh họa
Nghĩa của từ “Queso” trong tiếng Tây Ban Nha dịch sang tiếng Anh có nghĩa là “cheese” – pho-mát. Vậy từ nào trong tiếng Anh nghe giống như “Queso”? Đó chính là “Case”!
Vì thế, tất cả những gì chúng ta cần làm là tưởng tượng rằng ở Tây Ban Nha hay bất kỳ đất nước nào nói tiếng Tây Ban Nha, pho-mát chỉ được bán trong các hộp làm bằng da. Trên các kệ hàng ở siêu thị, có các hộp bằng da rất nhỏ. Đây thực ra là các loại pho-mát khác nhau. Bất cứ khi nào bạn muốn ăn chút pho-mát, hãy lấy một hộp nhỏ, bỏ vào miệng và ăn. Có nhiều loại như: “hộp” Brie, hộp pho-mát Parma, hộp pho-mát có sợi mốc xanh,… Khi nào bạn muốn nói từ cheese (pho-mát) bằng tiếng Tây Ban Nha, thì hãy nhớ cheese là một case (hộp). Từ “case” sẽ nhắc bạn nhớ đến từ “Queso”.
Từ milk (sữa) trong tiếng Tây Ban Nha là gì? “Leche”. Từ “Leche” gợi cho bạn nhớ đến từ Leechi – một loại quả của Trung Quốc. Bây giờ bạn có thể tưởng tượng rằng các thùng các-tông chứa rất nhiều Leechi và sữa.
Từ “Playa” trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là bãi biên. Từ “Playa” nghe giống từ “Player” phải không? Vậy bạn chỉ cần tưởng tượng ở Tây Ban Nha, bãi biển là nơi tụ tập của các cầu thủ bóng đá, hàng nghìn cầu thủ có mặt trên bãi biển. Thật khó có thể tìm được một nơi để trải chiếc khăn tắm của bạn – có một cầu thủ đang đứng ở đó…
Còn bây giờ chúng ta sẽ học thêm vài từ tiếng Pháp.
Tiếng Pháp là ngôn ngữ của các âm thanh than vãn, rên rỉ. Bạn có biết từ nào trong tiếng Pháp nghĩa là “egg” (trứng) không? Về cá nhân tôi, tôi chỉ biết cách viết của từ này là “Oeuf”. Nhưng nó được phát âm thế nào? Bạn phải phát âm giữa từ “eff” và “oof”… nhưng dù thế nào thì khi bạn nói từ này, người Pháp cũng cảm thấy khó chịu.
Dù thế nào đi chăng nữa, chúng ta cũng sẽ có cách chiến đấu với ngôn ngữ này. Trong tiêng Pháp từ “war” – chiến tranh là “guerre” (ger”. Bạn hãy hình dung rằng trong tất cả các cuộc chiến tranh của Pháp, quân lính đều mặc áo mưa màu xám. Grey trench coats – “grey” – “ger” – “Guerre” – war. Bạn có thể có sự liên tưởng khác, như nghĩ đến diễn viên điện ảnh Richard Gere. Nếu vậy thì bạn hãy hình dung Richard Gere trở về từ chiến trường.
Từ “tree” (cây cối) trong tiếng Pháp là “Arbre”, nghe giống như “harbor” – bến tàu. Hãy hình dung ra một bến tàu mà chỉ có cây cối mới được cập bến, còn tàu thuyền thì không thể…
Bây giờ chúng ta hãy kiểm tra xem chúng ta đã nhớ được những từ gì chúng ta vừa học:
1. Leche
2. Queso
3. Suppression
4. Vertigo
5. Gatto
6. Từ nào tương đương với từ “sợ độ cao”?
7. Từ “war” trong tiếng Pháp là gì?
8. Từ “dog” trong tiếng Pháp là gì?
Và tất nhiên điều quan trọng nhất là bạn phải tìm ra nghĩa gốccủa những từ này và sử dụng chúng thường xuyên.

26 tháng 12, 2011

Cách dễ dàng ghi nhớ mọi ngôn ngữ

Nếu không tìm ra nghĩa của một từ thông qua một từ đồng nghĩa và tương đương ở một ngôn ngữ khác, thì bạn hãy tự gán ý nghĩa cho từ này. Đến lúc này bạn có thể ghi nhớ hầu hết các từ thuộc ngôn ngữ khác bằng các phương pháp mà bạn đã học. Tất cả những gì bạn cần làm là tìm ra sự liên kết với từ này. Bạn có thể tìm thấy các từ có cách phát âm tương tự với nó, điều này rất quan trọng.
Chúng ta cùng quay trở lại với từ “acrophobia”. Một lần nữa chúng ta hãy tách nó ra thành hai âm tiết: acro – phobia. Như chúng ta đã nói, “Phobia” là nỗi sợ hãi. Bây giờ chúng ta thực hiện hai bước: Lấy từ vô nghĩa “acro” và biến nó thành một từ hay hình ảnh có nghĩa.
Chúng ta lấy nghĩa của từ “acrophobia” – sự sợ độ cao - rồi kết nối nó với một hình ảnh mới mà chúng ta tạo ra.
Chẳng hạn bạn hãy hình dung acro chính là Acropolis – thành phòng ngự ở Athens. Bạn đang đứng trên đỉnh của đống đổ nát Acropolis tại Athens. Bạn đang ở trên cao so với mặt đất, nhìn xuống dưới, bạn cảm thấy như nỗi sợ hãi độ cao đang tấn công bạn. Hình ảnh mà bạn nhìn thấy trước mắt là một người đang đứng trên đỉnh của thành Acropolis và sợ độ cao.

Ảnh minh họa
Lấy ví dụ từ “gatto” trong tiếng Italia, dịch sang tiếng Anh là “cat” – con mèo. Chúng ta sẽ chuyển mỗi phần của từ thành một từ tương tự trong tiếng Anh và tạo ra một hình ảnh trong đầu. Chẳng hạn, “gat” trở thành “gut”, và từ đó lại nghĩ đến từ “gutter” (rãnh nước) – nơi những con mèo hoang tìm kiếm thức ăn trong các thùng đựng rác.
“Vertigo” nghĩa là gì? Trong tiếng Anh nó có nghĩa là cảm giác mất thăng bằng, mất phương hướng, nói chung là kết quả của sự hoa mắt, chóng mặt. Vậy làm cách nào chúng ta có thể nhớ được nghĩa của từ này? Bạn hãy hình dung có một người đàn ông đang đứng giữa đường, xoay trong người và hỏi: vertigo = Ver – ti – go? Where to go? (Đi đâu đây?)
“Suppression” nghĩa là sự ngăn chặn, không cho ai đó làm điều họ muốn. Tách từ này thành “super” và “pressure”. Hình ảnh mà chúng ta tạo ra có thể là “sức ép lớn”. Và vì vậy, “suppression” có nghĩa là sức ép lớn đối với một người, một nhóm, một tổ chức hay một quốc gia chống lại ý chí của họ.

Quy hoạch Thủy sản nước ngọt Bình Thuận 2011-2020

Ngày 12/12/2011, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 2663/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt tập trung tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011-2020. Theo đó, diện tích đất quy hoạch NTTS nước ngọt tập trung hình thức ao đào đến năm 2020 là 1.107 ha, diện tích mặt nước quy hoạch nuôi thủy sản lồng bè tập trung đến năm 2020 là 240 ha, tập trung tại 05 địa phương: Bắc Bình, Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc. Tổng nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch NTTS nước ngọt tập trung thời kỳ 2011-2020 khoảng 1.673,5 tỷ đồng.

Ràng buộc với người yêu


Nguồn gốc của nỗi đau khổ là sự ham muốn”. Thích Ca
            Mary khao khát một chàng trai yêu và chiều chuộng cô. Có hy vọng tìm được anh ta không? Không chắc chắn. Trước hết sự khao khát của cô ta sẽ làm cho tất cả các chàng trai phải lánh xa. Thứ hai, khi cô ta ham muốn quá, cô sẽ không còn đáng yêu nữa.
            Fred nói với bạn gái của anh:” Tôi cần em – và tôi không thể sống thiếu em”.Nhưng đó không phải là tình yêu, đó là sự thèm muốn. Không thể nào bạn vừa cần ai đó một cách tuyệt vọng và lại vừa yêu họ.( Nếu bạn thật sự không thế sống thiếu ai đó, bạn quả là một người chẳng ra gì! Ai cần cái thứ người như thế?)
            Yêu ai đó có nghĩa là cho họ tự do để là chính họ và để được làm điều mà họ muốn. Yêu là để cho người đó bước vào cuộc đời mình mà không cần phải chọn lựa gì. Chúng ta lại đang nói về sự không ràng buộc đây. Để có được cái gì hay ai đó, bạn đừng quá mong đợi.
            
           Ràng buộc -  và ghét cái gì đó…
            Chúng ta không thể thay đổi được điều gì trừ khi chúng ta chấp nhận nó”.
                                                                                               Carl Jung
            Ghét cái gì đó là điều không nên làm. Khi bạn ghét, bạn cũng kết nối vô hình với nó -  vì thế nó có xu hướng tồn tại quanh bạn.
            VÍ DỤ: hãy cho là bạn bị mắc nợ và bạn không thích điều này. Đây là một tình huống khó, nhất là đối với tình hình tài chính của bạn. Bạn phải tốn nhiều sức để ghét họ, bạn bám riết vào nó và nhọc công vì nó. Một khi bạn chấp nhận nó, bạn không thể xúc cảm bị khuấy động, bạn có thể thoát khỏi nó.
            VÍ DỤ: cho đến khi bạn chấp nhận là mình quá cân thì bạn sẽ hoặc là a) phủ nhận là mình mập, b) ghét chính bạn vì bạn mập. Dù sao thì bạn cũng bị mập. Chỉ khi chấp nhận điều này thì bạn mới bắt đầu giảm cân.
            Bạn khắc phục điều mình không thích bằng cách chấp nhận điều đó, cùng với một suy nghĩ tích cực.

21 tháng 12, 2011

Ràng buộc với tiền bạc


            “Những người nghĩ về tiền bạc nhiều hơn người giàu là người nghèo”. Oscar Wilde
           Ràng buộc, mà Đạo Phật gọi là “nghiệp”, giải thích tại sao nhiều người lại cố gắng để kiếm tiền đến như vầy. Bởi vì tiền là phương tiện sinh tồn và là biểu hiện của thành công, tất cả chúng ta đều lệ thuộc vào nó, kể cả những người khăng khăng rằng nó không quan trọng. Thật bất hạnh là sự ham muốn của chúng ta đã làm đóng băng mọi chuyện.
            Hay nói theo cách khác thì càng xúc cảm, bạn càng khó kiểm soát. Ai cũng bị tác động bởi tiền bạc, vì thế họ không tự chủ được.
            Không  ràng buộc là lý do tại sao người giàu càng giàu hơn. Họ không quan tâm lắm -  không ham muốn lắm. Nếu bạn không có tiền thì bạn thỏa mái hơn khi biết rằng ngày nào đó mình sẽ có. Khi có thì phải thỏa mái để giữ được nó và biết rằng mình sẽ có nữa. Tương tự , có sự khác nhau rất lớn giữa thái độ của một người nghèo (ao ước mình có tiền ) và người giàu ( tin là mình sẽ có tiền).
          
            Làm sao tôi tránh được ham muốn khi tôi cảm thấy như vậy?
            Bạn có làm gì đặc biệt không? Đó là vấn đề thái độ. Đừng bao giờ để mình mắc bẫy và nói:” Tôi cần “X” để được hạnh phúc”.
            Nói chung, nếu bạn muốn bán một cái máy vi tính, đợi một cuộc điện thoại hay mong được thăng chức, biểu diễn cái gì thành công, tìm một người yêu, hãy thỏai mái! Bạn nên làm mọi cái có thể để làm cho điều đó xảy ra, và rồi tự bảo mình: "Tôi không cần phải có cái đó mới trở nên hạnh phúc”. Hãy quên đi và đi tiếp, thường thì kết quả sẽ đến.

            ĐÚC KẾT
            Trên bình diện thể chất và tinh thần, chúng ta đang áp dụng những qui luật tự nhiên. Thiên nhiên không hiểu sự ham muốn! Thiên nhiên thích sự cân bằng, và bạn không thể vừa ham muốn vừa cân bằng. Cuộc sống không cần phải là một cuộc chiến đấu vô tận. Hãy để mọi việc tiếp diễn. Như thế không phải là thờ ơ, đó là không bắt ép mọi việc.
            Bạn có thể nói: “ Tôi không hiểu làm sao nó có tác dụng được!”. Bạn không cần phải hiểu hết. Chúng ta chỉ cần làm theo nguyên tắc : Không cần phải hiểu chúng.

20 tháng 12, 2011

Hãy cho đi


            Nếu bạn muốn cái gì đó thì hãy cho nó đi! Nghe kỳ lạ quá phải không? Bạn càng cho đi những gì bạn có thì bạn sẽ nhận được nhiều hơn cái bạn muốn. Nếu một người nông dân thích thu hoạch được nhiều hơn thì hãy gieo hạt xuống đất. Nếu bạn muốn nhận được tình yêu thương thì hãy ban phát tình yêu thương. Nếu bạn giúp người khác, họ sẽ giúp bạn. Nếu bạn muốn bị đối xử tệ, hãy tệ bạc với người khác. Muốn có thêm tiền thì hãy chia sẻ một phần của bạn trước đi.

            Hãy nghĩ về điều này. Nếu ràng buộc ngăn trở những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn thì hãy làm điều ngược lại, hãy thôi bị ràng buộc, hãy cho đi cái bạn quí. Cái bạn cho đi sẽ quay trở lại với bạn.
            Nhiều người bảo tôi:” Tôi đã hy sinh cả đời tôi, mà chẳng nhận lại được gì”. Tôi không nghĩ là họ đang hy sinh. Họ chỉ so sánh đo lường thôi, mà cái đó thì khác.
            vVậy còn những kẻ keo kiệt không bao giờ cho ai cái gì cả?
            Bạn có thường nghe câu chuyện…” Một người keo kiệt bẩn sống bằng những mẩu bánh mì thừa và khi chết thì mang theo hàng tỉ đôla?” không? Nếu phải cho để được nhận, tại sao họ làm vậy?
            Tài khoản trong ngân hàng không phải là thước đó sự dư giả của bạn. Sự thịnh vượng là những gì bao quanh cuộc đời bạn. Sự thịnh vượng là một dòng chảy cho và nhận. Nếu bạn có một gia tài và không sử dụng thì nó sẽ chẳng làm cho bạn giàu có. Nó là của bạn nhưng bạn hầu như không được hưởng gì. Nó không làm cho bạn sung túc và thậm chí nó có thể thuộc về người khác. Vậy thì qui luật cho và nhận cũng có tác dụng ở đây.
            ĐÚC KẾT
            Bí quyết cho đi là bạn cho mà không mong được trả lại. Nếu bạn cho mà mong được nhận thì bạn ràng buộc vào kết quả và khi bạn ràng buộc thì ít có khả năng nó xảy ra hơn.
            Và bạn có nên thưởng thức tài sản, vật chất của mình không? Dĩ nhiên! Chỉ cần bạn làm chủ nó chứ không để nó làm chủ bạn.

Ràng buộc

            Khi bạn theo đuổi điều gì đó, nó chạy đi mất. Điều này thật đúng, nhất là với những con vật, những người yêu  và cả với tiền bạc nữa ! Bạn có bao giờ gặp một người duyên dáng trong một bữa tiệc nói với bạn : " Tôi sẽ gọi điện cho anh tuần tới ! ". Vì thế bạn không đi đâu trong một tuần -  ngay cả không đi tắm ! Bạn ngồi bên điện thoại và… chờ. Ai sẽ gọi cho bạn nào ? Những người khác, trừ người đó !
            Bạn có bao giờ cần bán cho được một vật gì đó không ? Một chiếc xe, một cái nhà. Ai muốn mua nó ? Không ai cả. Vì thế bạn giảm giá. Cũng chẳng ai quan tâm. Tại sao vậy ? Khi bạn đang tuyệt vọng, nó muốn cho đáng đời bạn !
            Bạn hỏi bất kỳ ai xem họ có muốn mua không, từ người bán hàng đến anh đưa thư và họ đều nói không. Sự tuyệt vọng làm bạn xuống tinh thần và bạn càng lo thì càng ít người muốn mua. Chuyện gì xảy ra khi bạn vào nhà hàng và muốn ăn vội cái gì đó ? Họ dường như quên mất món bạn gọi.
            Tôi học được qui luật ràng buộc trong sân bay. Tôi đã đi diễn thuyết trên khắp thế giới. Chuyến đi thường kéo dài 4 đến 6 tuần. Cho đến gần đây thì tôi đi một mình vì vợ tôi, Julie mở kinh doanh riêng.
            Tôi nhận ra là trong 100 chuyến bay tôi từng đi, có 99 chuyến đến đúng giờ. Nhưng trong chuyến đầu tiên về một mình, tôi quá mong đợi để được gặp Julie và đếm từng phút, chuyến bay trễ 4 giờ đồng hồ !
            Cuối chuyến đi Nam Mỹ để giới thiệu sách của tôi, chúng tôi quyết định gặp nhau tại San Francisco. Julie từ Úc đã bay đến San Francisco trong khi tôi còn ở Porland. Tôi quá quen với chuyến bay trễ này đến nỗi tôi bước đến quầy hành lý và hỏi:” Chuyến bay lúc 6 giờ đến San Francisco trễ bao lâu?”.Ông nhân viên trả lời:” Không trễ!”
            Mừng quá tôi la lên “ Không trễ!”.Tôi muốn nhảy qua quầy và ôm ông ta nhưng ông nói:” Ông muốn biết tại sao không trễ không?”.Chúng tôi đã hủy nó!”.Lúc 10:30 tôi bay chuyến bay đến San Jose, đi xe buýt đến San Francisco và đến khách sạn của Julie lúc 4 giờ sáng -  trễ 6 tiếng đồng hồ!
            Bất kỳ lúc nào chúng ta vô cùng mong muốn hay lệ thuộc vào việc gì, chúng ta sẽ làm hỏng nó. Vậy nên, nào! Cứ thư giãn một chút và boong!
            Bạn chán nản vì gần hai năm rồi không có người yêu. Rồi bạn tuyên bố bỏ cuộc: “ Mình chẳng cần phải có người yêu. Mình vẫn có thể vui vẻ, độc thân.” Thình lình, họ xuất hiện ngay bên cạnh bạn!
            Chẳng hạn lý luận cổ điển sau:” Nếu bạn muốn ai thay đổi lập trường, chuyện gì sẽ xảy ra? Họ có thay đổi không? Không ngay tức thì. Bạn đừng thúc họ và thường họ sẽ chuyển sang lập trường giống bạn.
           
            Bạn đừng quá tha thiết với cái gì – mong ai đó gọi điện,mong chồng bạn bỏ thuốc, mong được thăng chức, mong được sếp khen, bạn lại tạo nên tình huống làm cho họ không thực hiện những điều này.
            Không ràng buộc ngược lại với không quan tâm.
            Không ràng buộc không phải là không quan tâm. Có thể không ràng buộc mà vẫn rất quyết tâm. Những người tha thiết và quyết tâm biết rõ là nỗ lực và sự xuất sắc được tưởng thưởng tối đa. Họ nói:” Nếu chúng ta không chiến thắng lần này, lần tới ta sẽ thắng”.
            Giả sử bạn xin việc ở công ty Haywire Hardware. Bạn rất thích công việc và chuẩn bị rất kỹ. Bạn viết trước câu trả lời cho cuộc phỏng vấn, và thực hành trước gương. Bạn mặc áo mới và cắt tóc. Bạn đến sớm và sẵn sàng vào cuộc.
            Chuyện gì xảy ra? Bạn về nhà, chia sẻ với vợ. Bạn đăng ký học thêm. Bạn chuẩn bị xin việc tiếp. Nếu bạn được Haywire nhận, bạn vui. Nếu không thì bạn vẫn tiếp tục con đường của mình.
            Những người không quan tâm thì nói:” Mình chẳng thèm và không có việc gì phải buồn?” Những người quá thiết tha thì nói:” Nếu mình không được nhận, mình sẽ chết”. Nếu bạn vừa quan tâm vừa tha thiết, bạn nói:” Bằng cách này hay cách khác, mình sẽ tìm được một công việc tốt-  mình không sợ mất thời gian”.


Viện trợ 1.199.237 USD cho Bình Thuận

Tổng giá trị tiếp nhận và thực hiện các dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong năm 2011 là 1.199.237 USD.
Nguồn vốn được tiếp nhận chủ yếu từ 09 tổ chức PCPNN thuộc 07 quốc gia. Cụ thể như sau: Đức: 03 tổ chức (Terre des Hommes Đức, Tầm nhìn thế giới Đức, Kinderhilfe – Hy vọng Việt Nam); Đan Mạch: 01 (Danadopt); Pháp: 01 (Vietnam Plus); Úc: 01 (tầm nhìn thế giới Úc); Tây Ban Nha: 01 (Adecop); Thụy Sỹ: 01 (Wetter Foundation), Hà Lan: 01 (Hội chống lao Hoàng gia Hà Lan). Ngoài ra còn có sự tài trợ của Bà Marion Schneider (quốc tịch Đức), Câu lạc bộ GOLF-LIAN Hàn Quốc, Lãnh sự quán Cộng hòa liên bang Đức, Quỹ hỗ trợ bảo tồn nghệ thuật văn hóa dân gian và English School of Mui Ne – Thụy Điển, Hiệp hội Lions quốc tế khu vực 354-D
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư

18 tháng 12, 2011

Lịch sử của từ

Chúng ta hãy bắt đầu với một thực tế rằng có rất nhiều từ không thể dịch được! Mỗi ngôn ngữ đều có những từ duy nhất thuộc văn hóa địa phương đó. Những từ này không thích hợp với những nền văn hóa khác, hay không cần thiết phải dịch ra. Ví dụ, ở Eskimo có tất cả bảy từ miêu tả “tuyết”. Mỗi một loại tuyết có một từ riêng và chỉ người Eskimo mới nhận biết được sự khác biệt của các từ khác nhau này. Mặt khác, trong tiêng Eskimo, không thể dịch được từ “cát”!
Trong tiếng Nga, từ “Raslubil/a” có nghĩa “cảm xúc của một người với người mà anh ta/cô ta đã từng yêu, và giờ thì không còn yêu nữa”. Hãy tìm trong tiếng Anh từ có nghĩa tương đương với từ này. Khi nào bạn tìm ra thì hãy gọi cho tôi nhé…
Nói tóm lại, chúng ta có thể gặp rất nhiều từ chẳng có nghĩa gì. Một từ như vậy dường như không có mối liên hệ với bất kỳ thứ gì quen thuộc với chúng ta. Nhưng nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu nguồn gốc từ thì có thể chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa của chúng.
Lấy ví dụ với từ acrophobia.
Như chúng ta đã biết, từ “Phobia” có nghĩa là sự sợ hãi (chẳng hạn, claustrophobia – nỗi lo sợ bị giam giữ). Nhưng là sợ hãi gì? Hãy lấy từ “acro” và kiểm tra xem liệu có từ nào khác quen thuộc với chúng ta có chứa “acro”? Có từ “acrobat” – diễn viên nhào lộn. Diễn viên nhào lộn là người biểu diễn nhào lộn trên dây cao, họ đi trên một sợi dây kéo căng được buộc trên cao và táo bạo biểu diễn trò giải trí nguy hiểm này. Người như vậy được gọi là diễn viên nhào lộn vì “acro” nghĩa là cao.
Vậy Acrophobia chính là nỗi sợ độ cao.
Hãy cố gắng tìm nguồn gốc của các từ mà bạn muốn hiểu và tìm xem chúng bắt nguồn từ đâu.
Tiếng Anh bắt nguồn từ tiếng La-tinh, Hy Lạp, Pháp, Đức và Italia. Biết được nguồn gốc các từ sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc học ngoại ngữ. Có thể chúng ta cố gắng tìm một từ nào đó trong ngôn ngữ châu Âu nghe có vẻ giống với một từ trong tiếng Anh. Vậy thì chúng ta nên cố gắng tìm một từ đồng nghĩa hay tương đương trong tiếng Anh.
Trong tiếng Pháp, từ “livre” nghĩa là cuốn sách. Có từ nào trong tiếng Anh nghe giống như “livre” không? Có từ “library”!
Vì thế, nếu “library” là nơi ta tra cứu sách thì “livre” chắc chắn là cuốn sách!
Vậy còn từ “vater” trong tiếng Đức thì sao? Hãy cố gắng tìm hiểu, bạn sẽ biết “vater” nghĩa là người cha. Và từ “Padre” trong tiếng Tây Ban Nha? “Pere” trong tiếng Pháp?
Từ nào trong tiếng Đức giống với “light”? Đó chính là “litch”. Vậy từ “haus” nghĩa là gì? Thật dễ phải không? Chính là từ “house” trong tiếng Anh.
Có rất nhiều từ trong tiếng Anh có chung tiền tố và hậu tố với các từ thuộc ngôn ngữ khác. Điều này gợi cho chúng ta hướng tìm hiểu về từ này. Ví dụ, từ trans-Siberian train (tàu xuyên Xi-be-ri) hay trans-atlantic flight (máy bay xuyên Xi-be-ri). Tiền tố La-tin “trans” nghĩa là “xuyên qua”.
Khi gặp từ “disconnect” hay “discover”, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu các từ này hơn nếu chúng ta biết được tiền tố “dis” nghĩa là “không” hoặc “tách biệt”.
Vì vậy, nếu điều gì đó bị tách biệt khỏi các thứ khác thì tức là nó “dis-connected” – bị tách rời.
Trong chương trước, chúng ta bàn luận về việc sắp xếp các thứ theo trật tự là một cách hiệu quả để ghi nhớ các vấn đề. Trong bất kỳ cuốn từ điển nào bạn cũng có thể tìm ra các nghĩa được sử dụng hàng ngày của các tiền tố và hậu tố.

14 tháng 12, 2011

Trí nhờ trong ngôn ngữ và từ vựng

Một đôi vợ chồng trẻ đang ngồi trong nhà hàng và người bồi bàn đang đợi họ gọi món. Người phụ nữ hỏi bồi bàn:

“Xin lỗi, anh có biết nói tiếng Italia không?”
“Có, thưa bà”, anh ta đáp.
“Pizza”, người phụ nữ nói ngắn gọn
***
Có một cuộc tranh luận về câu hỏi tên bánh pizza bắt nguồn từ đâu. Mặc dù vậy, nó được thừa nhận là một phần của cách nấu ăn truyền thống Italia. Đồng thời, “Pizza” chỉ là một ví dụ trong rất nhiều từ mà tiếng Anh vay mượn. Đây là một vài ví dụ: Ballet – múa ba lê (Ballet trong tiếng Pháp), Bureau – cục (Bureau trong tiếng Pháp), Ketchup – nước sốt cà chua nấm (tiếng Trung) và Yogurt – sữa chua (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ).

Các từ khác xuất phát từ tên người: Chauvinist (người theo chủ nghĩa Sô-vanh) – xuất phát từ tên của Nicolas Chauvin. Chauvin là một người lính trong quân đội của Napoleon. Lòng trung thành tuyệt đối của ông đối với trung đội mà ông phục vụ là nguồn gốc ra đời của từ “người theo chủ trương trọng nam khinh nữ”.
Nicotine – từ này xuất phát sau khi Jean Nicot, đại sứ cũ của Pháp đến Bồ Đào Nha vì vấn đề kinh doanh thuốc lá.
Sandwich – xuất phát từ sự kiện khi John Montague, bá tước thứ tư của dòng họ Sandwich, vốn là một con bạc khét tiếng, đã yêu cầu người quản gia của mình chuẩn bị bữa ăn bằng bánh (sandwich…) để tiết kiệm thời gian cũng như anh ta lại có thể tiếp tục đánh bạc.
Masochist (người bạo dâm) – xuất phát từ khi Leopold Von Sacher-Masoch, một nhà văn Australia, tìm thấy sự thỏa mãn trong việc từ gây ra sự tra tấn về thể xác. Anh ta làm vậy từ khi bà vú nuôi kể cho anh ta nghe những câu chuyện kinh dị trong suốt thời thơ ấu.
Vẻ đẹp của ngôn ngữ nằm ở chỗ các từ ngữ được sáng tạo từ rất nhiều nguồn khác nhau.
Đối với những ai không hiểu điều này thì ngôn ngữ nước ngoài có vẻ như có cách phát âm và ngắt giọng không logic. Khi một người Mỹ nghe người Nhật Bản nói, anh ta sẽ không thể hiểu nổi. Vậy hai người này phải làm sao để hiểu được nhau? Liệu có phải họ đang ở trong quá trình điều trị bệnh tâm thần?
Không còn nghi ngờ gì nữa, cách tốt nhất để học ngoại ngữ là sống ở đất nước nói chính ngôn ngữ đó. Ở nước ngoài, ngôn ngữ được lĩnh hội rất nhanh nhờ luyện tập và sử dụng thường xuyên.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể học ngoại ngữ bằng cách sử dụng các phương pháp ghi nhớ.
Những người biết phục tùng mệnh lệnh và những người ngoan cố
Tôi biết một vài người cho rằng mình “không có năng khiếu học các ngôn ngữ mới”.
Kiểu người này nếu bị “đày ải” trên một đất nước nào đó sẽ có thể nói được ngôn ngữ của chính đất nước này một cách trôi chảy chỉ sau vài năm. Vì thế, không cần phải phân vân về việc có hay không có năng khiếu. Tất cả chỉ phụ thuộc vào sự sẵn sàng.
Rất nhiều lần, vấn đề nằm ở sự sẵn sàng bỏ qua các lỗi đánh vần, phát âm hay các lỗi khác của chúng ta. Các lỗi sai này được “tiêu hóa” trong vốn từ vựng cá nhân của chúng ta và trở thành một thói quen. Như bố tôi chẳng hạn, ông không bao giờ học cách phát âm chính xác từ “Wednesday” vì từ này không được phát âm theo cách mà chúng ta đánh vần. Nếu chúng ta phát âm từ này theo đúng cách đánh vần của nó thì chúng ta phải nói: wed-nes-day. Nhưng thực tế, chúng ta lại phát âm là wens-day mà không đếm xỉa đến chữ “d”.
Bố tôi rất lười sửa các lỗi sai mà ông mắc phải. Tôi đảm bảo nếu ông tự nhận thấy được tầm quan tọng của sự chính xác thì ông sẽ nhanh chóng bỏ được chữ “d”.
Bạn hãy chú ý các câu sau: “Xã hội ngày nay quá tư sản” (bourgeois); “Mẹ nói rằng Aunt Sue làm được bánh Tarte Tatinngon nhất”; “Lọ hoa đó không có hình dạng nhất định(amorphous)…”
Chắc chắn bạn đã gặp những câu như thế này. Nhưng hãy thật thà… Bạn có biết chúng thật sự có nghĩa gì không? Hãy nghĩ chúng trong một giây.
Thông điệp mà tôi muốn truyền đạt cho các bạn là nhiều từ vẫn vô nghĩa với chúng ta. Chúng ta không quên nghĩa của từbourgeois nhưng chúng ta lại chưa bao giờ được biết về nghĩa thực của nó!!! Và kết quả là chúng ta cảm thấy lúng túng khi nhận ra rằng chúng ta không biết nghĩa của từ đó.
Một số người nói với chúng ta rằng thị trường Tây Âu đang trong giai đoạn đình trệ (stagnation). Tất nhiên chúng ta sẽ gật đầu và cố gắng tưởng tượng những gì anh ta nói. Chúng ta không bao giờ thừa nhận một thực tế rằng chúng ta không hề có manh mối nào về nghĩa của từ này. Và chắc chắn rằng chúng ta cũng không hỏi người bạn kia: “Anh nói đi, nghĩa của từ đình trệ là gì?” Chúng ta thật sự không muốn hỏi một câu hỏi cơ bản như vậy và biến mình thành một thằng ngốc, phải không?
Ở Mỹ, có một chương trình ti vi mà luôn hỏi trẻ em những câu hỏi dành cho người lớn. Một lần, phát thanh viên Art Linkleter đặt câu hỏi cho các em: “Các cháu có biết ai là người có uy tín (charisma) không?”
Các em có vẻ lúng túng, nhưng rồi các em bắt đầu nói ra những điều các em biết.
“Cháu nghĩ rằng bác của cháu có uy tín”, một em nói, “bây giờ bác ấy đang phải nằm viện trong hai tuần.”
“Bạn của mẹ cháu có uy tín”, một bé gái đáng yêu nói, “Nhưng cô ấy đã tống khứ nó đi rồi. Cháu không thể nhớ được loại dầu gội mà cô ấy dùng.”
“Ông hàng xóm nhà cháu có vài uy tín”, cậu bé thư ba khoe khoang, “nhưng chúng lại không nở hoa”.
Khi những đứa trẻ đáng yêu nói những câu này, chúng ta sẽ cảm thấy buồn cười, nhưng khi chúng ta cũng nói những câu này thì…tất cả những ấn tượng tốt đẹp chúng ta đã gây dựng được đều bị tiêu tan.
Vì vậy, nếu bạn muốn nhớ các từ ngữ để sử dụng chúng thì trước hết cần chắc chắn rằng bạn hiểu được nghĩa của chúng.
Thực tế, bạn nên tạo cho mình một thói quen. Hãy học từ mới hàng ngày. Khi bạn đọc được một từ mới nào đó thì hãy sử dụng nó thường xuyên. Đặt câu với nó. Sử dụng những từ này khi nói chuyện với một người bạn. Tất cả những điều này để lại một ấn tượng rất tốt như thể mang đến sự sống cho các từ này. Như chúng ta đã nói, ngôn ngữ là sự luyện tập sinh động. Càng sử dụng nhiều từ mới thì bạn càng nhanh chóng khiến chúng trở thành một phần không thể thiếu trong vốn từ điển của bạn.

7 tháng 12, 2011

Một ngày trước buổi thuyết trình

Trong tâm trí của Billous Gaitous, các hình ảnh then chốt cho bài thuyết trình đã được gắn với các đồ vật trong phòng họp (hay bất kỳ phòng nào khác mà anh ta đã chọn). Anh ta nhìn lướt qua phòng để đảm bảo rằng các hình ảnh then chốt đó đã được kết nối với các đồ vật này một cách rõ nét và sống động.
Anh ta nhìn thấy chiếc tủ nhưng hình ảnh then chốt lại không hiện ra trong tâm trí. Anh ta bắt đầu kiểm tra lý do lý giải hiện tượng này và tăng cường sự liên kết liên tưởng. Rồi anh ta quyết định rằng hình ảnh những người nô lệ đang khiêng chiếc tủ một cách bị động cần phải thay đổi. Vì vậy, họ sẽ nâng lên hạ xuống cái tủ trong không trung. Anh ta có thể nhìn thấy mồ hôi trên cánh tay họ và sự nỗ lực lớn mà họ dồn vào trò vui này. Bây giờ, sự liên kết liên tưởng đã trở nên chặt chẽ và hiệu quả.

Anh ta ôn lại bài thuyết trình một lần nữa.
Lần này, trong khi “dạo chơi” phòng họp trong tưởng tượng, anh ta nói thật to với chính mình.
Rồi anh ta lại làm lại một lần nữa nhưng lần này anh ta tính thời gian trình bày cho mỗi chủ đề và tổng thời gian của tất cả các chủ đề cần thuyết trình. Anh ta cứ thế nói một cách tự nhiên và trôi chảy trước một thính giả tưởng tượng. Anh ta có thể sử dụng những từ ngữ của chính mình mà không bị lúng túng với những từ ngữ cứng nhắc đã được định rõ.
Buổi sáng ngày thuyết trình
Billious luyện tập lại lần cuối cùng.
Một phút trước khi thuyết trình, anh ta đi vào phòng họp, cảm thấy bồn chồn, lo lắng. Các thành viên của Hội đồng Bảo trợ Văn hóa và Giải trí thành phố Rome nhìn chằm chằm vào anh ta. Bỗng nhiên anh ta nhìn thấy Hoàng đế Caligula, nỗi lo lắng lớn nhất của mình, đang ngồi ở cuối bàn. Còn ngạc nhiên hơn khi Billious nhìn thấy con ngựa của Caligula đang ở ngay bên cạnh ông ta. Anh ta nhìn Caligula và tự nhủ: “Tại sao mình lại phải chuẩn bị tất cả vì điều này chứ? Vị hoàng đế còn mang theo con ngựa của ông ta tới nghe bài thuyết trình của mình… Còn điều gì tồi tệ hơn thế nữa?” Anh ta cảm thấy sẵn sàng và quyết tâm “hạ gục họ” bằng bài thuyết trình bán hàng của mình.
Bắt chước
Billious Gaitous bắt đầu cuộc dạo chơi phòng họp trong tưởng tượng. Anh ta nhìn vào cánh cửa phòng và lập tức nhớ đến cổng gỗ, hình ảnh then chốt đầu tiên của anh ta.
Với sự tự tin và dáng vẻ đầy quyền uy, anh ta bắt đầu thuyết trình:
“Thưa Hoàng đế đáng kính, hỡi toàn thể công nhân thành phố Rome yêu quý, tôi rất hân hạnh được thông báo với các bạn rằng, cổng gỗ sẽ bị loại bỏ - tương lai sẽ thuộc về những chiếc cửa MCXLLLV”.
Anh ta tạm dừng và nhìn về phía người nghe – những người đang rất ấn tượng với bài thuyết trình của anh. Rồi anh ta nhìn về phía lọ hoa bên cạnh cửa ra vào. Thật ngạc nhiên vì có ai đó đã kéo tấm rèm màu đỏ mà trước đó còn được phủ lên lọ hoa. Anh ta nhấn mạnh vào kết quả quan trọng và mới mẻ sẽ xảy ra vì các đấu sĩ và sư tử sẽ tiến vào đấu trường sau khi tấm màn màu đỏ này được kéo sang ngang. Điều này còn khiến người nghe ấn tượng hơn nữa.
Anh ta chuyển sang chủ đề được kết nối với chiếc tủ. Lúc này anh ta nhìn thấy những người nô lệ đang nâng chiếc tủ lên không trung. Anh ta còn khiến người nghe ngạc nhiên hơn nữa khi nói: “Mười nô lệ khỏe mạnh được thuê với giá cao giờ đây đã không còn cần thiết nữa”. Các thành viên trong hội đồng thật sự bị sốc.
Anh ta nhìn thấy hai cái tai trên màn hình ti vi. Đây chính làhai đồng tiền lớn. Billious tiếp tục:
“Tất cả những thứ này chỉ có giá 1.900 RD. Tuy nhiên, vì Microuos Softous coi bạn là một khách hàng quan trọng, nên chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn một gói hàng đặc biệt, chỉ với giá 1.500 RD, bao gồm:
Một cửa hình vuông kích thước 26x32 foot vuông, một rèm cửa xa-tanh màu đỏ, và các phụ kiện khác, bảo hành mười năm cùng với một phần quà khuyến mại đặc biệt là một con sư tử châu Phi nặng hai tấn. Con sư tử này rất ghét các đấu sĩ, và sau khi bị bỏ đói nó trở nên hung hăng và dữ tợn.” Anh ta lại ngừng lại.
Các thành viên hội đồng bị thu hút trước sự ngạc nhiên này. Họ tràn ngập niềm thích thú. Con ngựa của Caligula thì bất tỉnh khi nghe xong câu chuyện về con sư tử. Gatious tiếp tục con đường đến với vinh quang. Khi kết thúc bài phát biểu, anh nhận được một tràng pháo tay và sự tán thưởng lớn. Caligula sắp đặt gói hàng gồm hai mươi cửa MCXLLLV để phục vụ cho các đấu trường tại trung tâm thành Rome. Nhiệm vụ đã hoàn thành.
Điệu bộ khi thuyết trình
Không có sự khác biệt lớn giữa một diễn viên rạp hát và một người thuyết trình. Họ đều biểu diễn trước khán giả. Họ phải làm sao cho khán giả hiểu được họ là ai và nhân vật của họ thế nào. Và họ làm điều này thông qua diễn xuất. Họ cần nhớ được thời điểm chính xác phải lên giọng, mỉm cười, dừng lại, di chuyển và bắt chéo tay. Diễn viên sử dụng các hành vi cường điệu; đặc biệt là giọng nói, cử động của tay, điệu cười hoang dã và trái tim mềm yếu. Người thuyết trình cũng là một diễn viên. Nếu họ không làm được như vậy thì thật tẻ nhạt.
Nhưng trái ngược với các diễn viên rạp hát, người thuyết trình phải cố gắng không diễn xuất quá phóng đại. Khi bài thuyết trình dường như quá ấn tượng, nó sẽ bị coi là giả tạo, còn người thuyết trình sẽ bị coi là không thật và không đáng tin cậy.
Mark Twain nói rằng ông phải dành ít nhất ba tiếng để chuẩn bị cho một bài giảng trong vòng 10 phút. Mọi sự thay đổi trong giọng nói, cử chỉ, di chuyển đều được ông chuẩn bị kỹ càng.
Như chúng ta vừa nói, không cần phải có một kế hoạch tỉ mỉ vì không cần phải nhớ từng từ ngữ cụ thể hay điệu bộ, cử chỉ nào đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta không phải là những diễn viên có năng khiếu bẩm sinh thì chúng ta cần dùng đến sự giúp đỡ của các móc treo.
Lấy ví dụ là bạn muốn cất cao giọng để ngụy trang cho một lý lẽ “yếu” khác thường. Bạn hãy chỉ ra những trường hợp mà bạn nghĩ cần thiết phải tạm ngừng ít phút sau một câu nói đầy ý nghĩa (loại cần phải “tiêu hóa”). Nghĩ đến khi bạn muốn gật đầu đồng ý, hãy kể một câu chuyện cười hay kết luận cho một ý kiến nào đó bằng một câu hỏi có mục đích.
Để ghi nhớ các điệu bộ cơ thể như vậy, bạn có thể thêm vào phần các hình ảnh then chốt của mình “những điệu bộ then chốt”.
Chẳng hạn Billious muốn ghi nhớ việc kết luận mức độ giảm chi phí đối với người nô lệ bằng một câu hỏi thì anh ta có thể hỏi: “Chỉ cần hai người là có thể làm cho những cánh cửa này hoạt động, thật ngạc nhiên phải không các bạn?”
Để ghi nhớ điều này, anh ta có thể tạo thêm một chìa khóa, một hình ảnh. Anh ta cũng có thể hình dung ra một câu hỏi lớn có mục đích và liên kết nó với đồ vật mà anh ta đã kết nối với những người nô lệ. Anh ta tưởng tượng rằng có những câu hỏi có mục đích màu đen được khắc ở mặt trên cùng của tủ (tủ làm bằng gỗ gụ màu đen). Các câu hỏi này thật sự không thích hợp trên một đồ vật cổ kính như vậy. Rồi trong khi thuyết trình, khi gặp hình ảnh này, anh ta sẽ nhìn thấy các nô lệ đang nâng chiếc tủ. Và từ đó, anh ta sẽ nhìn thấy các câu hỏi được khắc trên tủ. Điều này nhắc nhở anh phải nhấn mạnh điểm đáng lưu ý này.
Bạn có thể tạo ra những hình ảnh then chốt đa dạng. Đó là những hình ảnh miêu tả các điệu bộ cụ thể như:
Loa phóng thanh: nhắc bạn cần lên giọng.
Bóng đèn: nhắc bạn phải biểu hiện ra mặt rằng: “Đây là một ý tưởng tuyệt vời.”
Biểu hiện STOP khổng lồ: nhắc bạn dừng lại vài giây…
Biểu tượng mặt cười màu vàng: nhắc bạn mỉm cười hay kể một câu chuyện vui liên quan đến chủ đề đang nói.
Bạn có thể dễ dàng thêm những điệu bộ then chốt vào các hình ảnh then chốt. Khi bạn chuẩn bị một bài thuyết trình, hãy viết ra một tờ giấy tất cả những hình ảnh và điệu bộ then chốt mà bạn muốn.
Có lẽ bạn đang do dự về khả năng ghi nhớ một số lượng lớn các từ ngữ then chốt, bạn sợ rằng bộ não của bạn không thể “quản lý” hết chúng. Đừng lo lắng! khi kết thúc bài thuyết trình, bạn sẽ ngạc nhiên vì bạn có thể nhớ tất cả sự liên kết này một cách dễ dàng. Không chỉ vậy, não bạn còn có khả năng “tiếp thu” nhiều hình hình ảnh then chốt hơn nữa!
(Eran Katz)

5 tháng 12, 2011

Chìu chuộng mình


HÃY CHÌU CHUỘNG MÌNH
            « Cuộc đời thật hài hước. Nếu bạn từ chối cái gì đó trừ cái tốt nhất thì bạn lại thường có nó ».
                                                                                    W. Somerset Maugham
            Nếu thế giới đã đối xử với bạn tốt đẹp, bạn phải đối xử với chính mình cho tử tế. Làm sao bạn có thể cảm thấy tự tin và hùng dũng khi mà quần áo lót của bạn bị thủng ? Fred nói : »Không quan trọng việc tôi mặc quần áo rách hay không bởi vì đâu có ai nhìn thấy nó ». Nhưng đây là vấn đề. Chính Fred biết và thân thể anh ta cảm nhận điều này. Bạn là người duy nhất có thể làm cho mình cảm thấy dễ chịu. Nếu bạn không có chút tự hào nào thì không ai có thể làm cho bạn tự hào.
            Nhà chúng ta ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta. Hãy tạo ra một không gian làm phấn chấn tinh thần bạn khi bạn bước vào nhà. Hãy biểu hiện nhân cách của bạn trong hình thức căn nhà. Hãy thỏa thuận với người chủ nhà. Họ cung cấp sơn và bạn sẽ sơn nhà.
            Sự gọn gàng không cần tốn kém. Sống trong một căn hộ nhỏ gọn gàng còn hơn sống trong một biệt thự lộn xộn. Một phụ nữ hỏi vợ tôi, Julie : » Tôi có thể làm gì với một khoản tiền trang trí 20 đôla ? » Julie nói : » Hãy mua một cây chổi ! »
           
Hãy tận hưởng những cái bạn có            Bao nhiêu người trong chúng ta dùng những cái tô nhựa để đựng táo và chuối còn những cái đĩa đẹp và sang trọng thì khóa cất trong tủ ? Để rồi chúng ta chết và để tất cả những món đồ đẹp lại cho bọn trẻ phá bể hết ! Tôi muốn nói là nếu bạn có cái gì tốt thì hãy sử dụng nó đi !
            Tôi biết một người muốn để dành một tấm khăn trải giường mới toanh và dùng một tấm drap làm bằng vải cũ. Cũng được thôi, miễn là bạn không cảm thấy như đang nằm trên tấm trải cho mèo !
            Tôi học được nhiều điều từ Julie về việc này.Triết lý của cô là : » Hãy nuông chiều bạn 1 tí, hãy chăm sóc thân thể bạn, nhà cửa bên luôn sạch sẽ…bạn sẽ thấy là cuộc đời thật ưu ái với mình ». Nguyên văn lời cô nói là : » Mọi cái đều ảnh hưởng nhau. Cách bạn đi ảnh hưởng đến cách bạn nói. Cách bạn ăn mặc ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Bạn càng quan tâm đến mình nhiều thì càng quan tâm đến người khác nhiều… ». Cô ta là người duy nhất tôi biết mặc đồ ngủ bằng lụa có miếng đệm cầu vai !
            Hãy chìu chuộng bạn một chút. Bạn nói : » Chìu chuộng chính tôi thì có liên quan gì đến việc đạt được những mục đích cho cuộc đời tôi ? ».Có đấy ! Nếu chúng ta cảm thấy giàu có thì chúng ta sẽ thu hút sự giàu có.
            Fred nói : » Khi tôi thành công, tôi sẽ không sống khổ sở như thế này nữa ». Sai rồi ! Để thành công thì bạn phải bắt đầu sống cho ra người thành công, bạn phải cảm nhận điều đó ngay từ bây giờ.
            ĐÚC KẾT
            Giàu có không nhất thiết là dư giả tiền bạc. Đó là phong cách sống.

29 tháng 11, 2011

Xuất khẩu hàng hóa trong 11 tháng 2011 tại Bình Thuận

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 11 tháng ước đạt 191,1 triệu USD, đạt 103,3% kế hoạch, tăng 17% so cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố tăng giá xuất khẩu thì mức tăng thấp hơn), trong đó nhóm hàng thuỷ sản đạt 76,3 triệu USD (đạt 97,8% KH; giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước), hàng nông sản đạt 36,3 triệu USD (đạt 113,6% KH; tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước), hàng hoá khác 78,4 triệu USD (đạt 104,6% KH; tăng 52,5% so với cùng kỳ năm trước); với một số mặt hàng chủ yếu như: hải sản đông 11.725 tấn, hải sản khô 870 tấn; nhân hạt điều 664 tấn; cao su 2.740 tấn; quả thanh long 32.247 tấn.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm nay không tăng do nguồn nguyên liệu đầu vào thu mua khó khăn, giá nguyên liệu tăng cao cùng với sự cạnh tranh thu mua của các doanh nghiệp từ tỉnh khác đến. Do  nguồn nguyên liệu thu mua trong tỉnh ít, một số doanh nghiệp phải nhập khẩu thủy sản để sản xuất.
Kim ngạch nhóm hàng nông sản vượt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ năm trước do mặt hàng mủ cao su xuất khẩu tăng khá (đạt 12,2 triệu USD, tăng 52,7% so với cùng kỳ năm trước). Đối với mặt hàng quả thanh long tuy giá xuất trong những tháng trước giảm (từ đầu tháng 10/2011 đến nay đã trở lại mức giá từ 15-18 ngàn đồng/kg và đến nay đã đạt kế hoạch đề ra; mặt hàng nhân hạt điều tuy đạt thấp so với kế hoạch nhưng so với cùng kỳ năm trước đã tăng khá.
Nhóm hàng hóa khác ước đạt  78,4 triệu USD ; tăng 52,5% so với cùng kỳ năm trước do mặt hàng dệt may tăng khá (đạt 61,5 triệu USD, tăng 55,5 % so với cùng kỳ năm trước), điều đó cho thấy trong nhóm hàng hóa khác, sản phẩm dệt may là sản phẩm xuất khẩu chủ lực; hàng đồ gỗ nội thất đạt 5,8 triệu USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm trước do nguồn nguyên liệu gỗ khan hiếm; một số sản phẩm khác như hàng thủ công mỹ nghệ, linh kiện máy tính chưa xuất khẩu trở lại do nhu cầu của các thị trường còn thấp. Sản phẩm plastic tăng 70,2% so với cùng kỳ năm trước, các sản phẩm của Công ty cổ phần Vật liệu giấy tự dính Việt Nam xuất khẩu đi các thị trường Đức, Italy, Hà lan, Australia, Ấn Độ, Panama,  Nhật Bản, Hàn Quốc.
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận.

Quy hoạch chi tiết ứng dụng Bức xạ y tế 2020

QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG BỨC XẠ TRONG Y TẾ ĐẾN NĂM 2020
Ngày 04/11/2011, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1958/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế đến năm đến năm 2020. 

Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Thành lập và hoàn thiện mạng lưới các cơ sở y tế ứng dụng bức xạ trong khám, chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học, với các mục tiêu cụ thể sau: 80% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ sở y học hạt nhân và cơ sở ung bướu có thiết bị xạ trị. Toàn quốc đạt tỷ lệ ít nhất 01 thiết bị xạ trị và 01 thiết bị xạ hình trên 1 triệu dân. 80% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 01 máy chụp mạch số hóa; 80% bệnh viện đa khoa khu vực có 01 máy chụp cắt lớp vi tính; 100% bệnh viện huyện có máy X-quang cao tần. Phát triển các kỹ thuật chụp hình cắt lớp photon đơn (SPECT, SPECT/CT) và phát triển kỹ thuật X-quang can thiệt ở các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố và trung tâm y tế lớn. Phát triển các kỹ thuật cắt lớp positron (PET/CT) ở một số trung tâm khu vực, thành phố trực thuộc Trung ương. Tập trung sản xuất thiết bị y tế đảm bảo đáp ứng 20% nhu cầu sử dụng thiết bị y tế công nghệ cao ứng dụng bức xạ và 30% thiết bị hỗ trợ cho các trung tâm và khoa y học hạt nhân, xạ trị và điện quang. Tập trung sản xuất đồng vị và dược chất phóng xạ đáp ứng 70% nhu cầu sử dụng. Nghiên cứu và phát triển các thiết bị y tế công nghệ cao khác: Máy gia tốc, máy SPECT, các thiết bị mô phỏng, máy cộng hưởng từ và thiết bị laser. Tăng cường năng lực cho phòng chuẩn đo lường bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia. Đảm bảo chất lượng các thiết bị ứng dụng bức xạ, năng lực bảo dưỡng, sửa chữa và chế tạo các thiết bị ứng dụng bức xạ và thiết bị ghi đo bức xạ trong y tế.
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận.

28 tháng 11, 2011

Phương pháp Lecture Hall

Có một thứ còn tốt hơn trí tưởng tượng của chúng ta đó là thực tế.
Phương pháp Lecture Hall thực ra là phương pháp Roman Room nhưng thay vì việc liên kết các hình ảnh/từ ngữ then chốt với một phòng trong trí tưởng tượng của chúng ta, chúng ta có thể treo các hình ảnh này vào một phòng ở ngay trước mắt chúng ta – nơi chúng ta sẽ thuyết trình.
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bạn biết trước bạn sẽ giảng bài ở đâu. Đó có thể là một phòng học mà bạn đã giảng dạy trước đó, phòng họp của công ty hay cũng có thể là thính phòng mà bạn đã từng ngồi,…

Chẳng hạn, nếu bạn biết bạn sẽ thuyết trình trong phòng họp của công ty thì hãy đi vào đó và nhìn xung quanh. Tìm kiếm các đồ vật mà bạn có thể treo lên đó các hình ảnh trong bài thuyết trình của mình. Đứng vào vị trí mà bạn sẽ đứng trong khi thuyết trình và nhìn lướt qua căn phòng theo chiều kim đồng hồ hay ngược lại.
Khi bạn đứng ở vị trí đó, hãy lấy danh sách những hình ảnh then chốt và “treo” những ý tưởng này lên các đồ vật trong phòng.
Hãy đưa người bạn của chúng ta, Billious Gaitous, vượt thời gian để đến với phòng họp hiện đại của công ty. Anh ta có thể nhìn thấy gì xung quanh mình? Cửa ra vào, lọ hoa, màn hình ti vi, các bức tranh, giá sách, bảng vẽ…
Anh ta có thể kết nối chủ đề chính trong bài thuyết trình của anh ta với cửa ra vào mà anh ta nhìn thấy ngay trước mặt – cổng gỗ(rất đơn giản, phải không?). Cạnh cửa là một lọ hoa lớn. Anh ta hình dung là sẽ phủ lên lọ hoa đó một chiếc rèm cửa màu đỏ. Hình ảnh này sẽ nhắc nhở anh ta nhớ đến cấp độ bán hàng đầu tiên. Anh ta tiếp tục tưởng tuọng anh ta có thể nâng cái tủ lên rồi đặt bên cạnh lọ hoa với sự giúp đỡ của mười nô lệ khỏe mạnh cố gắng giữ cho chiếc tủ không bị đổ. Anh ta lại gắn hai đồng tiền khổng lồ với hai cạnh của màn hình ti vi. Những đồng tiền này trông giống như cái tai tròn của chú chuột Mickey… Sử dụng phương pháp này, bạn có thể tiếp tục treo mọi hình ảnh then chốt lên các đồ vật trong phòng mà bạn nhìn thấy ngay trước mặt!
Trong khi thuyết trình, bạn chỉ việc nhìn quanh phòng. Tôi đảm bảo rằng khi bạn nhìn vào một đồ vật nào đó trong phòng, chắc chắn hình ảnh then chốt kia sẽ hiện lên trong tâm trí bạn.
Chúng ta phải làm gì nếu bài thuyết trình bị thay đổi ở phút cuối, nó sẽ diễn ra ở một phòng khác?
Không có vấn đề gì bởi vì chúng ta đã biết đến phương pháp truyền thống Roman Room cơ mà.
(Eran Katz)

25 tháng 11, 2011

Tôi có tiền, người khác sẽ không có tiền?

Nếu tôi có nhiều tiền, những người khác sẽ không có tiền
Đây là suy nghĩ ngu ngốc nhất. Bao nhiêu người trưởng thành và tin rằng : » Nếu tôi giàu có, những người khác sẽ nghèo đi ». Bạn biết ai thường suy nghĩ kiểu đó chứ : những người không có tiền !

Nếu ông già Nôen vào nhà và thảy lên bàn cho bạn 1 triệu đôla, nó có ở mãi đó không ? Trừ phi bạn nhét nó dưới gối, bạn có thể đánh cuộc là người bán xe sẽ nhìn thấy nó, công ty du lịch sẽ thấy một ít và những nhà hàng trong địa phương cũng vậy. Cả người bán hoa, các cửa hàng thời trang và cả người thu thuế cũng đánh hơi về nó – mọi người xung quang bạn đề hưởng lợi nhờ nó.
Nhiều người trong chúng ta lớn lên và tin rằng không nên giàu có vì như thế có nghĩa là tước đoạt của người khác. Thật ngớ ngẩn hết sức !
Bạn giàu không có nghĩa là bạn sẽ làm tổn thương người khác. Bạn còn giúp được họ nữa.

Kiếm tiền, kiếm không đủ tiền

Kiếm tiền. Nhưng tôi không kiếm đủ tiền
Mary nói : «  Bạn không hiểu. Đó không phải là vẫn đề niềm tin. Do tiền. Tôi làm việc nhưng không kiếm đủ tiền ».Mary à, tại sao bạn lại làm việc ở đó ?
Mary nói : «  Tôi chỉ có thể làm công việc này ! ». Cũng được, nhưng nếu đó là cái bạn tin, Mary, bạn hãy thay đổi điều mình tin thì bạn sẽ có được việc làm tốt hơn, hay bắt đầu một việc kinh doanh bán thời gian, sắp xếp lại tài chính, phát triển nhiều kỹ năng hơn và được thăng tiến.
Mary nói : »Nhưng bây giờ là giai đọan khó khăn. Báo chí cũng nói vậy ».Đó chỉ là điều bạn tin thôi Mary à. Nếu bạn không tin vào báo chí thì sao nào ?
Thịnh vượng hay không là ở chỗ bạn sử dụng đầu óc mình như thế nào, chứ không phải là hàng xóm và bạn của bạn nói gì.

Nhưng tôi chỉ lãnh lương cố định…
Dù bạn có lãnh lương hay không, chính những điều bạn tin tạo nên sự giàu có của bạn. Hãy so sánh 8 người trong cùng một công ty, cùng hưởng lương như nhau. Chúng ta sẽ thấy có vài người có tài sản và sống sung túc, còn một số người thì phải vay ngân hàng chỉ để trang trải tiền ăn. Vậy cái khác nhau không phải là số tiền họ làm ra được mà là suy nghĩ của họ về tiền bạc.
Nếu tôi không có đủ số tiền tôi muốn, hay nếu tôi làm mất nó thì sẽ có lý do nhưng không phải từ bên ngoài mà là thế giới bên trong của tôi.
Những người trúng số là ví dụ sâu sắc nhất cho việc niềm tin tác động đến sự thịnh vượng như thế nào. Người ta thường nghĩ tiền sẽ giải quyết mọi việc cho họ. Đa số những người trúng số bị nợ nhiều hơn sau hai năm so với trước khi họ trúng số. Tại sao ? Bởi vì nếu họ tin «  Mình luôn rỗng túi » thì có một triệu đôla cũng không để dành được lâu.
Gần đây ở Brisbane, Úc, tôi liếc qua tivi và nghe một gã trúng số lần thứ hai đang trả lời phỏng vấn. Anh ta nói »1,3 triệu đôla quả là tốt vì tôi đang sống nhờ phúc lợi xã hội… ». Mà anh ta lại mới trúng số trước đó hai năm !
Tài khoản ngân hàng của bạn luôn phản ánh niềm tin của bạn. Nếu suy nghĩ của bạn không thích hợp với tài khoản của bạn, bạn sẽ thay đổi nó dễ hơn. Lại một lần nữa, chính ý nghĩ của chúng ta kiểm soát cuộc đời chúng ta chứ không phải là bên ngoài.
Ưu điểm của việc túng thiếu
Nhiều người thắc mắc tại sao họ rỗng túi và không bao giờ hỏi câu hỏi » Mình thích gì trong sự túng thiếu ? ». Có những lợi ích trong sự túng thiếu. Ví dụ :
« Tôi có thể cảm thấy thánh thiện… Chúa sẽ thương xót tôi – những người nghèo sẽ được phù hộ ».
« Tôi có thể kết bạn với những người túng thiếu. Nếu mình nghèo thì mình sẽ không thấy tội lỗi ».
« Tôi sẽ được thương hại ».
« Tôi không phải giữ kỷ luật với mình ».
« Tôi không phải thay đổi thói quen « .
Và nhất là… »Tôi có thể đổ lỗi cho người khác – cho chính phủ chẳng hạn ! »
Nếu chúng ta trung thực, chúng ta có thể thừa nhận rằng chúng ta thích nghèo túng. Không phải nhiều người nghĩ như vậy nhưng cũng dễ tin như thế, phải không nào ? Việc gì cũng có cái hay của nó, kể cả « bị nghèo túng ».
Suy nghĩ của bố mẹ chúng ta về tiền bạc
Cha mẹ bạn có thường nói như thế này không :
« Tiền rất dễ kiếm ».
« Chúng ta lúc nào cũng dư giả ».
«  Tiêu hết tiền chúng ta có lại ngay ».
Hay
« Tiền là nguồn gốc của tội lỗi ».
«  Chúng ta không kiếm được đủ tiền ».
« Tiền không phải là dễ kiếm như giấy ».
Nếu bạn tin vào những điều ở phần hai, bạn có thể có suy nghĩ giống như cha mẹ bạn. Và bạn cũng sẽ khó khăn như họ.
Hãy dễ chịu đối với tiền bạc !
« Nhiều người bối rối vì tiền bạc hơn là tình dục ».
Bạn có bao giờ thấy cho ai đó tiền cũng rất khó không. Họ sẽ phát điên ! »Không , không sao mà. Tôi thật sự không cần tiền ». Bạn biết họ chi ăn khoai và uống nước ! Họ thay đổi nhân cách ! Họ bối rối, cảm thấy bị sỉ nhục ! » Tôi không cần tiền của anh. Tôi không sao mà ».
Một số người không thể nói chuyện tiền bạc ! Chúng ta cho bạn bè mượn một tuần lương và khi cần thì không biết làm sao mà đòi. « À, anh biết không…anh còn nhớ…chuyện cũng quan trọng, mà tôi không thật sự cần lắm…không sao nếu anh… tôi không biết phải nói sao… tôi chỉ muốn hỏi xem… ».Thay vì hỏi cho rõ ràng : » Anh trả tiền lại cho tôi được không ? »
Nếu bạn không dễ chịu với một công việc, trong một quan hệ thì không chóng thì chày, nó sẽ bỏ bạn mà đi. Nếu bạn không thỏa mái với tiền bạc - nếu bạn căng thẳng dù chỉ nói chuyện về nó thôi, thì tiền sẽ không đến với bạn – bạn sẽ không còn nó. Đây không phải là điều gì cụ thể, nó ở trong tiềm thức bạn. Nếu bạn xa rời nó thì nó sẽ tránh bạn.
ĐÚC KẾT
Để có và giữ được bất kỳ cái gì, bạn phải thỏa mái với nó.
Để có và giữ được tiền bạc, bạn phải thoải mái với tiền bạc !

24 tháng 11, 2011

Vượt qua sự lười biến.

Vượt qua sự lười biếng

Đã bao nhiêu lần bạn xác định mục tiêu mà không bao giờ bắt tay vào hành động để đạt mục tiêu đó? Hoặc đã bào nhiêu lần bạn hành động nhưng lại bỏ dở chỉ sau vài ngày đầu ?
image
Tất cả chúng ta đều biết rõ những việc chúng ta nên làm trong cuộc sống như ôn bài cho kỳ thi quan trọng, nhưng vì một lý do nào đó, chúng ta không bao giờ thật sự bắt tay vào làm cho đến khi mọi việc đã quá trễ. Thói quen lười biếng này ảnh hưởng đến hầu hết mọi người chúng ta. Nó đơn thuần ngăn chặn mọi hành động mà chúng ta biết sẽ mang lại lợi ích cho bản thân.
Lười biếng là nhân tố chính phá hoại sự thành công. Bạn có thể xác định những mục tiêu tuyệt vời nhất và đề ra những kế hoạch hoàn hảo nhất, nhưng nếu bạn không hành động, bạn đã thất bại rồi.
Khi bạn lười biếng, bạn cũng cảm thấy không làm chủ được cuộc sống của mình đúng không? Cảm giác lo sợ nhắc nhở bạn nên ngừng xem tivi để học bài, nhưng một động lực hấp dẫn khác lại lôi kéo bạn tiếp tục xem thêm một chương trình tivi nữa. Để vượt qua thói quen lười biếng bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn.
Động lực thúc đẩy của nỗi khổ và niềm vui
image
Hai động lực chính thúc đẩy hành động của chúng ta là nỗi khổ và niềm vui. Chúng ta luôn luôn hành động theo hướng né tránh những gì chúng ta nhận thức là nỗi khổ và tiến gần đến những gì chúng ta nhận thức là niềm vui. Tại sao chúng ta cứ liên tục trì hoãn việc làm bài tập đến phút cuối cùng mặc dù chúng ta biết rằng nên làm bài từ sớm? Đơn giản vì đa số chúng ta luôn nghĩ việc học rất cực khổ và ngược lại, gắn liền niềm vui với những việc khác như xem tivi. Làm thế nào để chúng ta có thể bắt tay vào làm bài tập ? Thông thường, chúng ta chỉ bắt tay vào làm bài tập khi ngày mai là hạn chót nộp bài hoặc khi chúng ta cảm thấy bị áp lực nặng nề từ bạn bè-những người đã làm xong bài tập đó. Nhưng tại sao chúng ta lại có thể làm bài tập vào lúc ấy mà không phải sớm hơn? Lý do là ngay lúc ấy, chúng ta nhận thức đuợc việc không làm bài tập sẽ khiến chúng ta gánh chịu một hậu quả tệ hại hơn khi không nộp bài đúng hạn, điều này sẽ khiến chúng ta bắt tay vào hành động.
Thay vì trở thành nô lệ của nỗi khổ và niềm vui như thế, bạn hãy chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Bạn hãy tận dụng những động lực này để thúc đẩy bạn hành động theo những gì bạn muốn như kiên trì học bài, ôn bài và hoàn tất bài tập trước thời hạn. Chất lượng công việc của bạn phụ thuộc vào việc bạn gắn liền nó với nỗ khổ hay niềm vui một cách có ý thức hay vô ý thức. Không có việc gì tự nó là khổ hay vui cả mà chỉ vì chúng ta gắn việc đó với nỗi khổ vào việc không đạt được kết quả như ý. Học sinh này không bao giờ lười biếng trong học tập, kết quả là họ luôn đạt điểm 9-10.
Thay vào đó, những học sinh khác lại luôn có ý nghĩ rằng việc học rất cực khổ, họ cảm thấy vui khi không phải học. Những học sinh này luôn lười biếng và không bao giờ hoàn thành kế hoạch để đạt mục tiêu. Để vượt qua sự lười biếng, họ cố gắng thử tất cả mọi cách nhưng những cách này lại không giải quyết được tận gốc vấn đề. Trong tâm trí, họ vẫn gắn liền nỗi khổ với việc học, còn niềm vui với việc không phải học. Đây là lý do tại sao cho dù họ cố gắng đến mức nào, cuối cùng họ vẫn quay lại tình trạng lười biếng cũ.
Bởi thế, chìa khóa để khắc phục tình trạng lười biếng là bạn phải thay đổi những việc bạn gắn liền với nỗi khổ hoặc niềm vui. Bạn phải học cách gắn liên niềm vui với việc học và nỗi khổ với việc lười biếng ngay từ bây giờ.
Lập trình lại não bộ
Đầu tiên, bạn hãy xác định bạn muốn thay đổi những hành đông hiện tại nào và bạn muốn thay thế chúng bằng những hành động mới nào. VÍ dụ, bạn có thể muốn thay thế thói quen "Nước đến chân mới nhảy" trong việc học (lười biếng) của bạn bằng thói quen học tức thì.
Lập trình lại não bộ của bạn để hành động ngay lập tức
Bước 1
Viết ra trong khoảng trắng bên dưới tất cả những hậu quả mà bạn có thể phải gánh chịu nếu bạn tiếp tục lười biếng. Ví dụ, bạn có thể thi rớt, ở lại lớp, bị thầy cô, gia đình la rầy và bị bạn bè cười nhạo. Viết ra càng nhiều hậu quả càng tốt để làm bạn cảm thấy thật sự sợ hãi.
image
Bước 2
Tận dụng trí tưởng tượng của bạn để cảm nhận thật rõ những nỗi khổ được liệt kê phía trên mà bạn phải hứng chịu nếu tiếp tục lười biếng, bạn hãy tưởng tượng những gì bạn sẽ thấy, sẽ nghe và sẽ cảm nhận khi gánh chịu nỗi khổ đó.
image
Bài tập thực hành này nhằm mục đích tạo ra đủ cảm xúc thúc đẩy bạn từ bỏ thói quen xấu. Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn bỉ điểm kém. Khi nhìn thấy bạn bè được điểm cao, bạn cảm thấy hối hận, tức giận và thất vọng vì không chuẩn bị bài sơm hơn. Bạn cảm thấy đau đớn vì không được nhận vào trường hoặc lớp học mà bạn lựa chọn.
Hình dung bản thân bạn bị cha mẹ thầy cô la rầy, bạn bè khinh rẻ, hãy tạo ra càng nhiều cảm giác đau đớn càng tốt. Tưởng tượng về nỗi đau đó càng thật càng tốt.
Hãy dành ra ba phút va làm việc đó ngay bây giờ
Kế tiếp tôi muốn bạn hãy tưởng tượng trong cuộc sống của bạn sẽ ra sao trong vòng 5 năm tới nếu bạn tiếp tục thói quen lười biếng này. Tôi muốn bạn tưởng tượng ra tình huống tệ hại nhất có thể xảy ra. Bạn có thể tưởng tượng bạn thân bị bỏ rơi, không có bạn bè, thất nghiệp và hối hận tràn trề về những việc trong quá khứ. Một lần nữa, hãy sử dụng hình tượng, âm thanh, cảm giác để tạo ra cảm xúc thật sự.
Hãy dành ra ba phút làm việc đó ngay bây giờ
Khi bạn đã bắt đầu cảm thấy thôi thúc phải vượt qua sự lười biếng, bây giờ bạn có thể tưởng tượng cuộc sống của bạn trong 10 năm tới nếu bạn vẫn giữ thói quen lười biếng này. Một lần nữa, hãy tưởng tượng tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra và biến nó thành cảm giác thật ngay bây giờ. Ví dụ, bạn có thể tưởng tượng lương của bạn rất thấp, bạn phải mặc những bộ quần áo xấu xí cũ kĩ, ăn những loại thức ăn hạng bét, ở trong một căn phòng trọ tồi tàn và hầu như không có bạn bè.
Hày dành ra ba phút và làm việc đó ngay bây giờ
Tại sao bạn phải làm những việc này? Bởi vì bạn chỉ bắt đầu cảm thấy hối hận và ước gì bạn có thể thay đổi sự việc khi mọi việc đã quá muộn. Chỉ đến khi bạn không có kiến thức, không có tiền và không có tương lai, bạn mới thốt lên "giá mà lúc trước mình..." Thật đáng tiếc, mọi việc đến lúc ấy đã quá trễ. Vậy thì, trước khi việc này xảy ra, bạn hãy tưởng tượng những hậu quả tệ hại nhất để buộc mình phải hành động ngay tức thì và không bao giờ phải nói "giá mà..."
Bước 3:
Tiếp theo là gắn kết càng nhiều niềm vui càng tốt vào thói quen mới mà bạn muốn sở hữu. Trước hêt, bạn hãy viết ra trong khoảng trống dưới đây những cảm xúc vui sướng và những kết quả tốt đẹp bạn sẽ nhận được nếu bạn chăm chỉ học tập.
Bước 4:
Một lần nữa, đây là một bước rất quan trọng để lập trình lại não bộ của bạn. Hãy tưởng tượng như thể bạn đang cảm nhận và trải nghiệm được niềm vui tốt đỉnh mang lại từ việc ôn bài sớm. Hãy tưởng tượng bạn nhận được sổ liên lạc với những điểm số bạn hằng ao ước. Đây là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của bạn.
Hãy cảm nhận sự thỏa mãn và niềm hạnh phúc khi bạn nhân được kết quả học tập xứng đáng. Hình dung cảnh bạn tốt nghiệp đại học trong sự khen ngợi của gia đình, thầy cô, bạn bè. Hãy nếm trải vị ngọt thành công này một cách thật sự
image
Hày dành ra ba phút và làm việc đó ngay bây giờ
Bây giờ khi bạn nghĩ về việc học, bạn phải cảm nhận được nhiều cảm xúc tích cực hơn trước đây. Bây giờ, tôi muốn bạn hãy tưởng tượng về cuộc sống của bạn trong 5 năm tới tính từ thời điểm mà bạn bắt đầu chăm chỉ học tập. Bạn có thể hình dung bản thân học trong một trường đại học danh tiếng và nhận được các học bổng có giá trị.
Hày dành ra ba phút và làm việc đó ngay bây giờ
Cuối cùng, hãy hình dung bản thân bạn trong 10 năm tới với một công việc mà bạn khao khát, hãy cảm nhận thật sự những cảm xúc tuyệt vời đó.
Hày dành ra ba phút và làm việc đó ngay bây giờ
Bước 5:
Ở bước này, bạn cần phải phá vỡ thói quen hành động cũ của bạn và lập trình bản thân theo một thói quen mới. Bắt đầu từ bây giờ, hãy thực hiện những hành động mà bình thường bạn không làm hoặc thay đổi cách làm hiện tại của bạn. Thay vì giết thời gian một cách vô vị trước màn hình tivi hoặc đi ngủ ngay khi vừa đi học về, bạn hãy ôn nhanh lại bài hoặc đọc sách. Thậm chí bạn nên chạy bộ hoặc tập thể dục trong chốc lát.
Con người ai cũng có thói quen, chúng ta cần phải phá vỡ những thói quen xấu khiến ta luôn luôn thất bại.
Cuối cùng, lặp lại hai bài thực hành tưởng tượng trên thường xuyên (ít nhất hai lần một tuần) cho đến khi bạn lập trình được hành động mới của bạn.
Bài học từ cuộc sống: Catherine đã vượt qua sự lười biếng bằng cách nào
Một trong những người bạn của tôi-Catherine-đã chia sẻ với tôi cách cô vượt qua sự lười biếng của mình. Catherine là học sinh giỏi nhất trong vòng hai năm liền ở một trường trung học danh tiếng ở Singapore. Cô quý trọng giấc ngủ và những giờ phút nghỉ ngơi, thư giãn.
Cô luôn quan niệm rằng nếu cô cứ tiếp tục trì hoãn việc làm bài tập thì cô sẽ phải ngủ ít hơn và có ít thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hơn sau này. Chính vì thế, cô gắn liên nỗi khổ với việc lười học và niềm vui với việc học, ôn bài, làm bài ngay lập tức. Quan niệm đơn giản này đã thúc đẩy cô tận dụng tối ưu được thời gian học và vươn lên dẫn đầu trường đại học quốc gia Singapore.
Vài mẹo khác để thúc đẩy hành động ngay lập tức
Ngoài việc lập trình não bộ của bạn, sau đây là một vài việc khác bạn có thể làm để vượt qua sự lười biếng. Tất cả những mẹo này đều dựa trên một quy luật: gắn liên nỗi khổ với sự lười biếng và gắn liền niềm vui với hành động.
Tự cam kết với bản thân.
Cách tốt nhất để thuyết phục bản thân hành động là bạn phải tự cam kết là bạn sẽ hành động để đạt mục tiêu, mọi người đều muốn đạt điểm 10 nhưng không phải ai cũng quyết tâm hành động để đạt được nó. Sự khác biệt giữa việc muốn một chuyện gì đó với quyết tâm đạt được nó nằm ở chỗ "quyết tâm". Điều đó có nghĩa là bạn phải đặt mục tiêu học tập lên trên hết tất cả các vấn đề khác trong cuộc sống. Nếu bạn muốn biến giấc mơ thành hiện thực, bạn phải chắc chắn rằng bạn quyết tâm đạt được nó chứ không chỉ đơn thuần là thích được có nó.
Bạn phải viết bản cam kết của bạn trên giấy theo cách mà bạn xác định mục tiêu. Ký tên vào bản cam kết này và đưa cho cha mẹ, bạn bè xem làm chứng. Kế tiếp, dán tờ cam kết của bạn lên tường để bạn có thể nhớ việc này mỗi ngày.
Quảng bá về bản cam kết của bạn.
Việc tự cam kết với bản thân có sức mạnh phi thường, nhưng vẫn không đủ. Lý do là vì đa số mọi người đều tìm được lời biện hộ cho việc không thực hiện được bản cam kết. Bởi thế, bạn phải quảng bá bản cam kết của bạn.
Hãy nói với bạn bè, thầy cô, cha mẹ, thậm chí họ hàng của bạn là bạn sẽ đạt 7 điểm 10 trong kỳ thi. Liệu mọi người có cười nhạo bạn không?
Nếu họ cười nhạo bạn, thay vì cảm thấy mất tinh thần, hãy để sự nhạo báng này làm động lực thúc đẩy bạn. Thật sự, họ càng cười nhạo bạn bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Bằng cách đưa uy tín của mình ra đặt cược, bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải hành động quyết liệt.
Thường xuyên xem lại các mục tiêu của bạn
Xem lại các mục tiêu của bạn hàng ngày, đặc biệt là những mong muốn cụ thể của bạn. Lý do và lợi ích của việc đạt được những mục tiêu đó. Việc này giúp tâm trí bạn luôn tập trung và đi đúng hướng. Thông thường, những yếu tố khách quan bên ngoài luôn ảnh hưởng bạn. Do đó, việc xem lại mục tiêu sẽ giúp bạn không đi lệnh hướng.
Tự thưởng cho bản thân.
image
Một điều rất quan trọng là bạn phải biết cách tự thưởng cho bản thần khi bạn hoàn thành từng chặng đường nhỏ đi tới mục tiêu. Mỗi khi bạn đạt được một điều gì đó dù rất nhỏ nhặt như làm bài kiểm tra tốt hoặc nộp bài về nhà đúng hạn, hãy tự thưởng cho mình. Hãy nghỉ ngơi thư giãn bằng cách đi dạo hoặc ở nhà xem tivi.
Tự thưởng, bạn phải tự trừng phạt mình bất cứ khi nào bạn lười biếng. Nếu bạn lười biếng và không làm xong bài tập đúng hạn, bạn phải thức khuya vào đêm hôm sau để hoàn tất bài tập đó. Thậm chí, bạn cũng không xem chương trình tivi ưa thích của bạn nếu bạn lười biếng.
Adam Khoo