“Nguồn gốc của nỗi đau khổ là sự ham muốn”. Thích Ca
Mary khao khát một chàng trai yêu và chiều chuộng cô. Có hy vọng tìm được anh ta không? Không chắc chắn. Trước hết sự khao khát của cô ta sẽ làm cho tất cả các chàng trai phải lánh xa. Thứ hai, khi cô ta ham muốn quá, cô sẽ không còn đáng yêu nữa.
Fred nói với bạn gái của anh:” Tôi cần em – và tôi không thể sống thiếu em”.Nhưng đó không phải là tình yêu, đó là sự thèm muốn. Không thể nào bạn vừa cần ai đó một cách tuyệt vọng và lại vừa yêu họ.( Nếu bạn thật sự không thế sống thiếu ai đó, bạn quả là một người chẳng ra gì! Ai cần cái thứ người như thế?)
Yêu ai đó có nghĩa là cho họ tự do để là chính họ và để được làm điều mà họ muốn. Yêu là để cho người đó bước vào cuộc đời mình mà không cần phải chọn lựa gì. Chúng ta lại đang nói về sự không ràng buộc đây. Để có được cái gì hay ai đó, bạn đừng quá mong đợi.
Ràng buộc - và ghét cái gì đó…
“Chúng ta không thể thay đổi được điều gì trừ khi chúng ta chấp nhận nó”.
Carl Jung
Ghét cái gì đó là điều không nên làm. Khi bạn ghét, bạn cũng kết nối vô hình với nó - vì thế nó có xu hướng tồn tại quanh bạn.
VÍ DỤ: hãy cho là bạn bị mắc nợ và bạn không thích điều này. Đây là một tình huống khó, nhất là đối với tình hình tài chính của bạn. Bạn phải tốn nhiều sức để ghét họ, bạn bám riết vào nó và nhọc công vì nó. Một khi bạn chấp nhận nó, bạn không thể xúc cảm bị khuấy động, bạn có thể thoát khỏi nó.
VÍ DỤ: cho đến khi bạn chấp nhận là mình quá cân thì bạn sẽ hoặc là a) phủ nhận là mình mập, b) ghét chính bạn vì bạn mập. Dù sao thì bạn cũng bị mập. Chỉ khi chấp nhận điều này thì bạn mới bắt đầu giảm cân.
Bạn khắc phục điều mình không thích bằng cách chấp nhận điều đó, cùng với một suy nghĩ tích cực.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ý kiến của bạn giúp Blog hoàn thiện hơn.
Bạn có thể sử dụng một số thẻ HTML như <b>, <i>, <a>