21 tháng 12, 2011

Ràng buộc với tiền bạc


            “Những người nghĩ về tiền bạc nhiều hơn người giàu là người nghèo”. Oscar Wilde
           Ràng buộc, mà Đạo Phật gọi là “nghiệp”, giải thích tại sao nhiều người lại cố gắng để kiếm tiền đến như vầy. Bởi vì tiền là phương tiện sinh tồn và là biểu hiện của thành công, tất cả chúng ta đều lệ thuộc vào nó, kể cả những người khăng khăng rằng nó không quan trọng. Thật bất hạnh là sự ham muốn của chúng ta đã làm đóng băng mọi chuyện.
            Hay nói theo cách khác thì càng xúc cảm, bạn càng khó kiểm soát. Ai cũng bị tác động bởi tiền bạc, vì thế họ không tự chủ được.
            Không  ràng buộc là lý do tại sao người giàu càng giàu hơn. Họ không quan tâm lắm -  không ham muốn lắm. Nếu bạn không có tiền thì bạn thỏa mái hơn khi biết rằng ngày nào đó mình sẽ có. Khi có thì phải thỏa mái để giữ được nó và biết rằng mình sẽ có nữa. Tương tự , có sự khác nhau rất lớn giữa thái độ của một người nghèo (ao ước mình có tiền ) và người giàu ( tin là mình sẽ có tiền).
          
            Làm sao tôi tránh được ham muốn khi tôi cảm thấy như vậy?
            Bạn có làm gì đặc biệt không? Đó là vấn đề thái độ. Đừng bao giờ để mình mắc bẫy và nói:” Tôi cần “X” để được hạnh phúc”.
            Nói chung, nếu bạn muốn bán một cái máy vi tính, đợi một cuộc điện thoại hay mong được thăng chức, biểu diễn cái gì thành công, tìm một người yêu, hãy thỏai mái! Bạn nên làm mọi cái có thể để làm cho điều đó xảy ra, và rồi tự bảo mình: "Tôi không cần phải có cái đó mới trở nên hạnh phúc”. Hãy quên đi và đi tiếp, thường thì kết quả sẽ đến.

            ĐÚC KẾT
            Trên bình diện thể chất và tinh thần, chúng ta đang áp dụng những qui luật tự nhiên. Thiên nhiên không hiểu sự ham muốn! Thiên nhiên thích sự cân bằng, và bạn không thể vừa ham muốn vừa cân bằng. Cuộc sống không cần phải là một cuộc chiến đấu vô tận. Hãy để mọi việc tiếp diễn. Như thế không phải là thờ ơ, đó là không bắt ép mọi việc.
            Bạn có thể nói: “ Tôi không hiểu làm sao nó có tác dụng được!”. Bạn không cần phải hiểu hết. Chúng ta chỉ cần làm theo nguyên tắc : Không cần phải hiểu chúng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn giúp Blog hoàn thiện hơn.
Bạn có thể sử dụng một số thẻ HTML như <b>, <i>, <a>