This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

27 tháng 1, 2012

Lời phân bua của bạn


LỜI PHÂN BUA CỦA BẠN
Bạn có thể  cảm thấy khó chịu khi đọc chương này và nghĩ rằng : “ Andrew, làm công việc mình thích thì hay thật nhưng anh không hiểu hoàn cảnh của tôi”.
Nếu bạn có những giấc mơ không thực hiện được thì hãy phân tích những lời phân bua bạn đưa ra. Thường thì chúng ta không trung thực lắm với mình. Chúng ta nói không thể làm những điều gì đó nhưng thực tế là vì chúng ta rất không thỏa mái.
Mary nói: “ Tôi thật sự thích học khảo cổ học nhưng không làm được”. Điều cô thật sự muốn nói là : “ Để học khảo cổ học, tôi cần hoặc là a) có những bằng cấp cần thiết; b) làm phục vụ ở nhà hàng Greasy Joe’s; c) vay nợ ; d) không đi ăn tối ở ngoài trong 4 năm hoặc e ) tất cả những lý do trên “.
Cô ta quyết định được học khảo cổ học không đáng phải nỗ lực đến mức đó. Thật ra, Mary nói: “ Nếu bạn nghĩ là tôi sẽ trải qua tất cả những thứ đó, bạn quả là hâm rồi!”
Jim nói: “ Tôi thích được sở hữu một căn hộ nhỏ”. Anh ta đã nói thế trong 23 năm. Điều anh thật sự muốn nói là : “ Tôi thật sự thích sỡ hữu một căn hộ của riêng mình nếu a) Tôi không phải tiết kiệm cực khổ hơn; b) Tôi không phải làm việc siêng năng hơn hoặc c) Tôi không phải sống ở một căn hộ cho thuê có giá rẻ hơn”. Jim vẫn cứ phải thuê nhà hoài.
Mary và Jim đã có những quyết định có thể hiểu được là không đúng cũng không sai và như thế thì không sao. Điều tệ hại là họ làm như họ không còn sự lựa chọn nào khác.
Đã bao nhiêu người thề rằng không thể thay đổi nghề nghiệp được cho đến khi họ bị bệnh tim và phải thay đổi suy nghĩ này? Hoặc chúng ta phải nhìn vào sự thật hay nhờ ai đó giúp ta làm việc này. Tại sao lại đợi bác sĩ báo cho ta biết là ta chỉ sống được 6 tháng nữa rồi mới bắt đầu làm những việc bạn thích trong cuộc đời?


Nhưng nếu giấc mơ của tôi là không thể thực hiện được?
Con người làm được những điều kỳ diệu nhất. Hãy xem Roger Crawford, một người Mỹ chỉ có mộtt chân và hai cánh tay, không có bàn tay. Roger trở thành vận động viên tennis chuyên nghiệp. Tức là anh ta giành được địa vị chuyên nghiệp và làm huấn luyện viên tennis để kiếm sống. Bạn có thể đọc câu chuyện về anh ta trong sách của anh “ Chơi tennis bằng trái tim bạn”. Chuyện của Roger sẽ làm cho bạn nhìn những hạn chế của mình một cách khác đi.
Digital Dan ở Fernale, California là một thợ mộc cho đến khi anh ta bị ung thư cổ họng và bị cắt dây thanh quản. Khi không còn nói được, anh trở thành một vận động viên môn ném đĩa! Danh đánh những lời muốn nói vào máy và nó sẽ phát âm lên thành tiếng!
Có một mẫu chung cho những người đạt được giấc mơ của mình- họ thường bắt đầu từ những khởi đầu hết sức khó khăn : những người mắc bệnh hen trở thành những vận động viên vô địch, người phá sản trở thành tỉ phú, hàng ngàn người nhập cư mù chữ trở thành giáo sư đại học và chủ tịch công ty.
Khi gặp những chuyện trái khuấy và bất hạnh, bạn rèn luyện được một sự kiên trì để tồn tại. Chính sức mạnh bạn phát triển được để tồn tại trờ thành vũ khí bí mật của riêng bạn.


ĐÚC KẾT
Chúng ta luôn có nhiều cái để lựa chọn. Nếu bạn không làm gì cả thì đó là bởi vì bạn phí phạm năng lượng cho chuyện khác. Vấn đề không phải là : “ Điều này có thể thực hiện được hay không?” Vấn đề là “ Tại sao tôi lại không muốn làm điều này?”
Khi bạn nói: “ Lần này tôi sẽ làm. Tôi không quan tâm nó khó đến mức nào”. Cuộc sống sẽ bắt đầu hỗ trợ bạn.

26 tháng 1, 2012

Niềm say mê


Niềm say mê
Khi bạn quan tâm đến những gì bạn làm, sự nhiệt tình làm cho bạn quên đi khó khăn. Khi bạn say mê , không cần ai khuyến khích bạn hết.
Nếu bạn mở ra một “ nhà hàng giấc mơ”, sẽ không có ai đến ăn. Bạn cứ thử nhiều cách nấu, nhiều ý tưởng và ở nhiều nơi khác nhau cho đến khi khách đến tấp nập. Nếu bạn hết tiền thì hãy mang sự  nhiệt tình của bạn đến cho người có nhiều tiền hơn và hợp tác với họ. Bạn chịu đựng những điều phiền toái- không hài lòng với một vài đầu bếp nhưng trong tim bạn, bạn biết là bạn đang đi đúng hướng. Rõ ràng bạn cần nhiều quyết tâm, nhưng sự say mê của bạn là nền tảng.
Sức mạnh có được là từ ý thức về mục đích. Bạn có trách nhiệm với bản thân và người khác trong việc tự làm cho mình phấn khởi. Cũng có khối người lãnh đạm trên thế giới này bị thiêu cháy mà không cần phải bị bỏ vào lửa.
Làm theo giấc mơ của bạn không phải là một sự đảm bảo rằng mọi cái sẽ dễ dàng hơn. Cuộc sống ngày càng nhiều thử thách hơn và bạn dấn thân vào cuộc du hành bên ngoài này để bắt đầu một cuộc du hành bên trong.


ĐÚC KẾT
 Dù bạn có ở đâu, bạn cũng không sa lầy -  bạn là con người chứ không phải là một cái cây!

24 tháng 1, 2012

Tôi muốn giàu và nổi tiếng


Tôi không quan tâm tôi làm gì miễn là tôi giàu có và nổi tiếng!
Trong tiếng Phạn, từ “mục đích của đời bạn” là dharma. Và theo qui luật dharma thì mỗi chúng ta đều có những tài năng độc đáo cần phải khám phá trong cuộc đời này. Khi chúng ta thể hiện ra những khả năng đó, chúng ta tìm được việc làm. Theo qui luật này, chúng ta chắc chắn sẽ tìm ra được những tài năng đó khi chúng ta hỏi: “ Tôi có thể cống hiến điều gì? “ chứ không phải: “ Tôi có thể nhận được những gì?”
Bill Gates là một trong những người giàu nhất thế giới. Nếu nghe ông nói thì bạn sẽ thấy ông phấn khích khi nói về phần mềm hơn là về tiền. Elvis Presley không khởi sự vì muốn làm giàu, anh ta bắt đầu làm việc để ghi âm. Giàu có không phải là mục tiêu, nó là một phụ phẩm.
Đối với danh tiếng cũng vậy. Người nổi tiếng thường thấy khó chịu và không thỏai mái. Tại sạo bạn lại muốn hàng ngàn người bu quanh bạn? Có nghĩa gì việc 50 phóng viên đặt ống kính trên cửa sổ buồng tắm nhà bạn?

Vậy nếu ai cũng làm công việc mình thích thì ai sẽ đi sửa đường?
Dù bạn không thích công việc này nhưng một số người thích. Họ không phải nghe điện thoại, được ở ngoài trời, lái xe tải lớn và nghe nhạc đồng quê… Công việc nào cũng có cái hay của nó. Ông hàng xóm của tôi – Wolfgang là một nhà phẫu thuật. Gần đây khi cùng dùng bữa cơm tối, anh ta kể cho chúng tôi nghe về một ca phẫu thuật bệnh trĩ mà ông ta thực hiện chiều hôm đó. Tôi đã tưởng tượng xem mình có thể làm công việc đó không và tôi nghĩ: “ Wolfgang thật là hài hước!”. Tôi nhận ra là ông ta không đùa. Ông ta say mê phẫu thuật và thích chữa bệnh trĩ. Ông ta nói về căn bệnh này thật sống động!
Những người khác nhau thích những cái khác nhau. Chúng ta đi theo nhiều hướng khác nhau với tốc độ khác nhau. Khi bạn làm điều mình thích thì sẽ có người theo chân bạn.

Nếu tôi bắt đầu làm công việc mình thích thì có phải tôi sẽ gặp ít rắc rối hơn không?
Không phải vậy! Sứ mệnh của bạn trong cuộc đời không phải là trốn tránh hết mọi vấn đề, mục đích của bạ phải là làm cho mình phấn chấn lên.
Cơ hội tốt nhất để bạn trở nên thịnh vượng là làm công việc mà bạn thích. Sự thích thú là năng lượng. Khi bạn làm việc gì đó với sự thích thú thì công việc đó ngấm đầy “ cái năng lượng chất lượng” và loại năng lượng này dễ biến thành tiền hơn. Nhưng không có nghĩa là bạn không hề gặp điều khó xử hay phiền toái. Tôi không thích loại sách thời đại mới chứa đầy những bức tranh đầy màu sắc. Thông điệp của chúng là : “ Hãy làm theo giấc mơ của bạn và bạn sẽ mang về nhà hàng đống tiền bằng xe đẩy”.

ĐÚC KẾT
Làm điều bạn thích không phải là một công thức cho ra một đời sống dễ dàng hơn. Đó là bí quyết cho một đời sống hạnh phúc. Chắc chắn là bạn sẽ gặp nhiều vấn đề và đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn!

22 tháng 1, 2012

Mình làm


“Mình làm!”
Cách đây vài năm, tôi đến thăm hiệu sách Books and Co. ở Dayton,Ohio . Khi tôi đang vẽ tranh hoạt hình thì nhân viên hiệu sách kể cho tôi nghe về hai khách hàng của họ.
Một ngày nọ, Rebecca Battles và Bay Cwikowski đang đọc lướt những quyển sách trong quầy sách “ khắc phục nỗi khổ” của cửa hàng. Chồng của Rebecca và vợ của Ray đều mới chết vì bệnh. Họ bắt chuyện và quyết định cùng tham gia một số khóa học tư vấn về nỗi khổ. Hai người nhanh chóng phát triển được một tình bạn.
Sau vài tháng, Rebecca trở lại cửa hàng sách. Người bán hàng hỏi Rebecca: “ Bà có nhận được cái mình muốn không?” Rebecca nói: “ Tôi có nhiều hơn cả cái tôi mơ ước -  tôi mua được sách hay và cả người chồng tương lai trong cùng một quầy! Chúng tôi sẽ làm đám cưới vào ngày 15 tháng 9”.
Hiệu sách Books and Co. rất ngạc nhiên và họ xung phong tổ chức đám cưới ngay trong cửa hiệu! Kệ sách được dời đi, bàn ghế và hoa được thuê mang đến và trang trí, còn quầy gói quà thì trở thành nơi đãi tiệc.
Ông bà chủ Annye và Joe tạm ngưng việc bán sách để phục vụ bánh cho khách mời. Thật là một sự kiện xúc động và đáng nhớ.
Hiệu sách Books and Co. là một bằng chứng sống cho thấy niềm vui có được là sự kết hợp giữa nỗ lực và trí tưởng tượng. Ít nhất phải quan tâm và chịu hành động. Annye và Joe có thể nói: “ Đố không phải là việc của chúng tôi. Chúng tôi là một cửa hàng sách và không thể tổ chức đám cưới”.
Bên cạnh việc bán những sách hay, hiệu sách Books and Co. còn mời các ban nhạc jazz đến biểu diễn hàng tuần. Họ tổ chức những buổi đọc thơ và những cuộc hội thảo về câu cá. Họ còn tổ chức thi động vật cưng. Ngày chủ nhật khi tôi đến thăm, có 500 con chó trong cửa hiệu!
Không phải bạn làm gì mà  làm điều đó như thế nào. Nếu bạn là chủ hiệu sách, là người đóng tàu hay giữ trẻ thì bạn vẫn có thể sử dụng trí tưởng tượng của mình ngoài những việc mà người ta thường làm.


ĐÚC KẾT
Niềm vui nằm trong việc thực hiện điều gì đó và nó nhân lên vì bạn tự nguyện làm, không phải vì bắt buộc.

19 tháng 1, 2012

Làm việc để kiếm tiền

Làm việc để kiếm tiền
“Nhiều người đi câu suốt đời mà khong biết rằng con cá họ muốn câu không có”. Henry David Thoreau
Nếu bạn chỉ làm việc vì tiền thì bạn sẽ không có hạnh phúc và không kiếm được nhiều tiền. Đó chính là cách mà vũ trụ buộc bạn phải làm điều gì đó bạn thật sự muốn.
Trong chương 4 phần I, tôi đã nói đến sự không ràng buộc. Khi bạn thật sự thích công việc mình làm thì bạn ít ràng buộc hơn với tiền bạc, và vì thế bạn lại thường làm ra được nhiều tiền hơn. Tiền là một trò chơi -  bạn thắng nhờ chơi trò chơi và không khổ sở bởi kết quả.
Bạn có thể coi trọng tiền bạc nhưng sự cống hiến phải vượt ra ngoài tiền bạc. Bất kể bạn đang làm công việc gì, bạn đang cạnh tranh với bất cứ ai thích công việc họ đang làm, nếu bạn không thích công việc của mình thì bạn sẽ bị loại ra khỏi cuộc cạnh tranh.
Có chỗ cho bạn không? Luôn có chỗ cho sự tuyệt diệu. 80% con người đều rất dễ thương và rất tầm thường. Bạn có thường chọn được xe taxi sạch sẽ không? Lần cuối cùng bạn đến gặp bác sĩ đúng giờ là khi nào? Bạn có thường được phục vụ tốt trong nhà hàng không?
Làm công việc bạn thích không nhất thiết phải mất nhiều năm rèn luyện hay tốn nhiều chi phí – và lại thường xuất hiện sau những tai họa.Julie bíêt một cô tên Danielle thuê một góc nhỏ trong tiệm uốn tóc. Khi tiệm tăng số tiền thuê của cô ta lên gấp đôi, Danielle rất chán nản. Cô sắp xếp hết bình sơn móng tay vào một cái hộp và bắt đầu đi làm móng tay tại nhà khách hàng trên chiếc vét-pa nhỏ của mình. Cô đến đúng giờ và làm rất tốt nên khách hàng rất đông, phải đặt trước cả tuần.


Nhưng nếu tôi được làm điều tôi thích, tôi sẽ không bao giờ làm cái công việc hiện tại.
Làm công việc bạn thích thường mang lại sự thịnh vượng cho bạn về lâu về dài. Nhưng cũng có khi không phải vậy! Có lúc bạn kiếm được ít tiền hơn chỉ vì làm công việc bạn thích.
Giả sử bạn là chủ tịch một công ty. Bạn có một căn nhà lớn, có xe riêng và những đặc ân khác. Bạn có thú vị thật sự là nuôi ngựa, và dạy ngựa phi, nhưng bạn nói: “ Tôi phải giữ cái công việc ( chủ tịch) này để duy trì những cái mình có!”
Khi bạn trở thành người huấn luyện ngựa, bạn có thể phát hiện ra là bạn không cần xe sang và nhà lớn. Có lúc chúng ta mua nhiều tiện nghi khác để quên đi sự thật là chúng ta ghét công việc của mình. Khi bạn lắng nghe trái tim mình,  bạn có thể khám phá ra là chỉ cần một nông trại nhỏ và túp lều tranh là đủ rồi.


Không phải là công việc
Nếu bạn để ý công việc của một y tá giỏi – bạn sẽ thấy họ thích con người hơn cả thuốc.
Có một bí quyết để tìm thấy ý nghĩa trong công việc của bạn. CÔNG VIỆC KHÔNG PHẢI CÁI ĐÍCH! Dù bạn đang làm công việc gì thì đó cũng là phương tiện để bạn tiếp xúc với con người. Bạn có hài lòng hay không thì tùy thuộc vào việc bạn phục vụ con người như thế nào. Albert Schweitzer nói: “… chỉ những người tìm được cách phục vụ tốt thì mới là những người hạnh phúc”.
Thật không may, “phục vụ người khác” thường mang  nghĩa là làm nô lệ hay hy sinh. Không phải vậy. Đơn giản chỉ cần bạn biết rằng niềm vui trong việc cho ai đó cái gì độc đáo chỉ riêng bạn có.” Phục vụ “ có thể là dạy dỗ hay chăm sóc bất kỳ ai. Có thể là bán hoa đẹp cho họ, sửa máy truyền thanh với một nụ cười. Không phải bản thân công việc của bạn mà chính là triết lý của bạn mới thực sự có ý nghĩa.
Xã hội thường đánh giá công việc bằng các học vị và có nguy cơ bỏ qua cái quan trọng nhất. Đó chính là quan hệ người với người.
Giả sự bạn đang làm huấn luyện viên cho một nhóm thiếu niên chơi bóng rổ 12 tuổi. Bạn có thể thích bóng rổ và như thế càng hay. Nhưng bạn sẽ sớm nhận ra không phải chỉ là bóng rổ mà là bạn đã làm được điều gì đó cho những đứa trẻ.
Bạn có thể nói: “ Huấn luyện viên bóng rổ không làm thay đổi cuộc đời của những  đứa bé 12 tuổi.” Bạn lầm rồi! Một số huấn luyện viên làm được điều đó và họ là người hiểu được rằng họ đang dạy cho những đứa trẻ về cuộc đời, và bóng rổ chỉ là cái cớ.
Đồng thời, có quá nhiều giáo viên tự nhủ: “ Mình đâu có quan trọng gì? Bọn trẻ không thích số học”. Dĩ nhiên là chúng không thích số học. Nếu bạn dạy lớp sáu trở lên thì đối tượng chính không phải là số học. Đối tượng chính là học sinh. Nếu bạn là nhân viên ngân hàng thì đối tượng chính của bạn không phải là bảng cân đối tài sản mà là con người.

14 tháng 1, 2012

Thay đổi định hướng

THAY ĐỔI ĐỊNH HƯỚNG
Cha tôi luôn làm điều ông muốn. Có lúc ông là thủy thủ, nông dân, người bán thịt, nhà phát minh, họa sĩ phong cảnh và người kinh doanh bất động sản. Tôi lớn lên trong suy nghĩ rằng công việc là bất kỳ những gì bạn muốn làm. Tôi cứ nghĩ là khi muốn làm một nghề khác thì tôi làm. Vậy là trong khi nhiều người cần sự can đảm để chống lại áp bức của bố mẹ và đi theo giấc mơ của họ thì tôi đã không làm vậy. Khi tôi nói với cha tôi: “ Con không học luật nữa và muốn trở thành họa sĩ!”. Ông nói: “ Nếu đó là điều con thích làm, tuyệt lắm!”.
Tôi vẽ chân dung cho đến khi được khoảng 20 tuổi, khi tôi  bắt đầu thích thú cái lợi của “ thái độ tích cực”. Vào lúc đó, tôi chọn tranh sơn dầu làm sở thích chứ không phải nghề nghiệp và bắt đầu làm nghề hướng dẫn những buổi hội thảo về sự phát triển cá nhân. Gần đến 30 tuổi, tôi bắt đầu viết sách và để minh họa cho sách của mình, tôi trở thành thợ vẽ tranh hoạt hình. Bây giờ tôi dùng phần lớn thời gian để nói chuyện trong các buổi hội nghị và hội thảo.

Tôi thật buồn là nhiều người không thấy được là họ có thể làm được công việc mà họ thích. Để tìm được ý nghĩa và sự thích thú trong công việc này bạn, bạn phải  lắng nghe trái tim mình. Tôi tin vào điều này và làm đúng điều này.
Dĩ nhiên, không phải ai cũng muốn được tự mình làm kinh doanh – làm nghề quản lý nhà hàng hay phi công máy bay thì không thể là ông chủ của nơi bạn đang làm việc được! Và nhiều người thích được làm một nghề hơn là nhiều nghề. Nhưng tôi kinh ngạc là sao nhiều người phải làm công việc mà họ ghét đến thế, thường là do một lý do ủy mị nào đó! Điều tôi chú ý là chúng ta chọn nghề theo niềm tin của chúng ta.
Nhiều người trong chúng ta chọn con đường nghề nghiệp bằng kinh nghiệm của một đứa thiếu niên khờ khạo là chính chúng ta! Nếu bạn chọn nghề nghiệp đầu tiên khi còn ở tuổi 17 thì đã đến lúc phải chọn lại. Hãy xem có thể làm nhiều hơn một nghề không trong cuộc đời bạn.
Giả sử bạn muốn dạy nhạc, nhưng bạn trở thành kỹ sư để làm vui lòng ông bố. Mỗi ngày, những lời của ông bố cứ vang lên trong tai bạn: “ Mày đã có cơ hội mà trước đây tao không có, tao ước gì tao đã xây được những cây cầu”. Bạn nên làm gì. Hãy tấu nhạc lên!
Trước hết, hãy làm thế vì lợi ích của ông bố: bạn không thể sống cuộc đời mình thông qua ai đó. Ông bố phải tìm thấy niềm vui trong chính cuộc đời ông. Bạn phải hy sinh đời mình để làm vui lòng ông thì bạn đã làm cho ông trưởng thành chậm hơn. Không phải bạn có mặt trên đời để thực hiện giấc mơ của những ông bố bà mẹ ích kỷ.
Và hãy làm thế vì lợi ích của chính bạn: bạn phải mất bốn năm để trở thành kỹ sư, sao không tốn thêm 4 năm nữa để làm cái điều bạn ghét? Thật tồi tệ cho tinh thần, sức khỏe của bạn, và bạn phải chịu số kiếp tầm thường.
Bạn có thật sự cần phải thích cái gì đó mới làm tốt công việc đó được không? Beethoven có yêu âm nhạc không? Ferrari có thích những chiếc xe hơi chạy nhanh không? Hãy so sánh hai bác sĩ? Một người hết lòng vì bệnh nhân. Một người hết lòng vì dự án nghiên cứu của anh ta. Bạn sẽ chọn bác sĩ nào để mổ lấy túi mật cho bạn?
Bạn nói: “ Như thế tôi có nên bỏ việc ở bưu điện và lập một băng nhạc rock? “ Không nên nếu bạn không có chút kiến thức nào về âm nhạc và vài hợp đồng diễn ! Cái đó gọi là rủi ro có tính toán. Bạn phát triển khả năng của mình nhưng phải mở rộng kiến thức, nghiên cứu và tạo ra một nhu cầu cho những kỹ năng của bạn… và rồi bạn chuyển sang làm điều bạn thích.
Fred nói: “ Tôi phải lo cho cả già đình. Bạn có nghĩ là tôi cứ bỏ quách việc tại bưu điện đi không? “ Fred à, nếu chưa tập trung thì hãy xem đó là lựa chọn lâu dài của bạn.

12 tháng 1, 2012

Tài năng

Tài năng        
            “ Có tài” không có nghĩa là bạn vẽ được những bức tranh tuyệt tác. Quan tâm đến người khác là có tài. Dạy học là có tài. Làm cho người khác cảm thấy được tôn trọng là có tài. Giải quyết được vấn đề gì đó là có tài. Quản lý là có tài. Làm bố mẹ là có tài.
            Thường thì chúng ta đánh giá rất thấp tài năng của mình. Người thợ gốm nói: “ Giá như tôi có thể chơi nhạc được, điều đó sẽ hay ho biết chừng nào!”. Người chơi dương cầm thì nói: “Giá  như tôi có thể sử dụng đôi tay để chế tạo vậy này vật kia…” Đừng so sánh tài của bạn với tài của người khác. Hãy làm điều bạn có thể làm. Hãy chấp nhận những khả năng bạn có được. Sự thỏa mãn đến từ việc phát triển năng khiếu của bạn, chứ không phải mơ ước đến năng khiếu của người khác.
            Và một điều nữa tôi muốn nói với bạn: hầu hết những người bảo bạn là họ không có tài gì thường họ không thử nhiều cách.
            Tóm lại, tài năng rất có ích nhưng không phải là tất cả! Khi người ta nói về thành công trong môn golf của Jack Nicklaus, họ nói đến một tài năng kiệt xuất. Khi Jack nói về thành công của anh ta, anh ta nói về việc luyện tập nhiều. Jack biết là sự khác nhau giữa anh và hàng ngàn người chơi golf có tài khác là thái độ và sự siêng năng.
            Cả khán giả và người không chơi giỏi đều quá đặt nặng tài năng. Đối với họ, không có tài năng thì không làm nên chuyện gì cả. Nếu có phẩm chất gì nổi bật ở những nghệ sĩ vĩ đại , nhà khoa học, ngôi sao thể thao hay ông trùm kinh doanh thì đó không phải là tài năng, mà là sự tập trung của họ. Một khi đã biết được bạn muốn làm gì, bạn hãy tập trung vào đó! Bạn không thể làm mọi cái. Bạn không thể vừa cứu cá heo vừa chữa bệnh cho người giàu hay vá lại tầng ô-zôn. Hãy để bớt việc cho nhân loại.
           
Sử dụng thời gian rãnh rỗi của bạn
            “Công việc là sự biểu hiện ra bên ngoài của lòng yêu thích.”
                                                                                                Kahlil Gibran
Nhiều người biến sở thích của họ thành công việc toàn thời gian và quá trình chuyển biến từ “  sở thích “  thành “ công việc kiếm sống” này xảy ra dần dần…
Frank thích nhiếp ảnh và dành hết thời gian rỗi cho môn này. Anh ta chụp hình đám cưới cho bạn bè. Anh đoạt một số giải thi ảnh nghiệp dư địa phương. Dần dần, anh nhận được nhiều việc hơn. Trong vòng vài năm, anh kiếm tiền vào dịp cuối tuần còn nhiều hơn cả những ngày trong tuần. Chắc chắn là có một vài đám cưới phải hủy bỏ, một vài khách hàng không trả tiền hay một vài tháng ít việc nhưng đối với anh ta như thế là thỏa đáng rồi.
Maria thích ngôn ngữ. Cô nói được tiếng Ý, tiếng Anh và quyết định học thêm tiếng Tây Ban Nha. Cô đi nghỉ ở Barcelona. Để tăng cường khả năng nói tiếng Tiếng Ban Nha, cô dạy tiếng Anh miễn phí cho những người nhập cư vào Nam Mỹ sau giờ làm việc. Trong vòng hai năm, cô thông thạo ba thứ tiếng. Maria xin việc trong 3 công ty du lịch đều thất bại, nhưng cô không bỏ cuộc. Cô học thêm một khóa dịch thuật để trau dồi kỹ năng. Cuối cùng, cô được nhận vào dạy một trường ngôn ngữ.
Jim thích trượt băng, cắm trại và có mọi thứ: giày, lều, ba lô. Anh ta để ý là nhiều người thích cắm trại nhưng không có dụng cụ. Thỉnh thoảng anh ta tổ chức một chuyến du lịch cắm trại bằng xe của anh và lấy tiền. Cũng có lúc những người cắm trại làm mất dây thừng hay làm cháy lều của anh nhưng Jim lý luận: “ Không có công việc nào là hoàn hảo -  còn tốt hơn công việc của tôi ở nhà xác”.

Chúng ta học được gì từ những người này?
Có thể kiếm sống bằng cách làm công việc mà bạn thích.
Thế giới là một thị trường. Một khi bạn phát triển được khả năng nào thì người ta sẽ trả công cho bạn nhờ nó.
Chúng ta cũng biết cuộc sống không giống như những chương trình truyền hình. Ti Vi thì chiếu:
7.30 tối Cảnh 1 – Samantha quyết định thành lập một công ty tạo mẫu.
7.34 tối Cảnh 2 – Samantha thuê một văn phòng lớn bằng một sân tennis
7.36 tối Cảnh 3 -  Samantha bổ nhiệm một quản lý và về nghỉ hưu ở Hawaii.
Trong đời thực thì Samantha phải đến 8 ngân hàng đề tìm nguồn tài chánh. Trong đời thực, Samantha phải làm việc vào cuối tuần trong một công ty hamburger. Trong đời thực, Samantha phải khởi đầu sự nghiệp bằng một văn phòng to bằng cái phòng tắm nhà bạn.
Đời thực sẽ không dễ dàng như trong phim. Và cũng mất nhiều thời gian hơn. Nói đến chương trình truyền hình, những người chuyển thú vui thành nghề nghiệp không bỏ nhiều thời gian để xem chúng. Sống cuộc đời của người khác không ăn nhập gì với cuộc đời của chính bạn.

ĐÚC KẾT
“Nếu bạn muốn kiếm sống bằng công việc mình yêu thích thì sở thích có thể là một nguồn thu nhập. Nếu không có thú vui cho thời gian rãnh rỗi, bạn sẽ hạn chế những chọn lựa của mình.

9 tháng 1, 2012

Nghề nghiệp của bạn


NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN
            Bài này không nói về hướng nghiệp. Nó là triết lý về cuộc đời -  chẳng hạn như bạn chỉ có một cuộc sống:  vậy hãy làm điều gì bạn quan tâm. Để được như vầy, bạn phải chấp nhận hai ý kiến :
            1. “Có thể làm công việc bạn muốn -  nếu không phải trong công việc tại công sở thì vào thời gian rỗi của bạn”. Một số chúng ta muốn là người hết mình vì công việc, là không bao giờ dành thời gian cho bản thân mình. Nếu bạn không thể làm công việc bạn thích vào thời gian rỗi của bạn thì quả thật bạn không nên cho phép mình nhận một công việc không thích hợp tại công sở.
            2. “ Bạn có thể được trả lương để làm việc bạn thích”. Nhiều người cứ cho rằng công việc thường chẳng có gì vui. Hàng triệu người trên thế giới say mê công việc của họ và được lãnh lương cao.
            3. Hãy định nghĩa thế nào là “ làm công việc bạn thích”. Làm công việc bạn thích không có nghĩa là chỉ nằm chơi trên bãi biển được ăn lương, mà bạn phải say mê nó, đặt hết sự thích thú và nỗi lực, sự sáng tạo của bạn vào đó để thực hiện nó. Đó là dám chấp nhận rủi ro. Mà thường thì người ta chỉ làm để kiếm sống!
            Sự bấp bênh là một nửa niềm vui. Nếu không có gì để cố gắng thì sẽ không có ý nghĩa. Đó là nguyên nhân tại sao nhiều đứa con của những người giảu có và danh giá chơi bời, dùng hê-rô-in tự hủy hoại đời mình. Họ không buộc phải cố gắng. Dù có làm việc hay không thì nhu cầu vật chất của họ vẫn được đảm bảo.

            Đời sống của bạn chỉ có ý nghĩa khi bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn vì sự lựa chọn của mình, lựa chọn nghề nghiệp là lựa chọn quan trọng nhất.
            Hãy hỏi Fred: “ Tại sao anh làm công việc này?” Anh ta nói: “ Mọi người đều phải làm cái gì đó!”. Như thế chưa đủ, Fred ạ. Chẳng có giá trị gì khi cả đời bạn chỉ làm toàn những việc bạn ghét. Nếu bạn biết là mình đang không làm công việc thích hợp thì hãy thay đổi. Hãy làm công việc bạn thích.
            vTôi không biết mình muốn làm gì ?
            Nếu bạn không biết mình thích làm gì thì có lẽ bạn không nên chỉ nghe theo chính mình nhiều năm trước đây. Nhiều người trong chúng ta đã trở thành người khác hoàn toàn chỉ vì muốn thỏa mãn cho gia đình… bạn thích chơi bóng chày trong khi mẹ bạn thì thích bạn chơi dương cầm, bạn mơ ước mua được xe hơi thì phải mua cái gì “ thực tế một chút”, bạn muốn trở thành nhà báo thì lại phải làm kế toán, bạn khát khao được đi du lịch Nam Mỹ mà lại cứ luôn đi nghỉ ở nhà ông bác Ted.
            Bạn cũng phải chọn những giải trí “ thích hợp”. Bạn làm cái “được mong đợi”. Rồi một ngày kia bạn thức dậy và nói : “ Tôi không biết tôi là ai, nhưng tôi biết là mình chẳng thích làm công việc này nữa”.
            Nếu bạn che giấu niềm say mê của bạn lâu thì bạn sẽ không nhớ mình thực sự yêu thích điều gì. Tiếng nói bên trong bảo bạn rằng làm những việc bạn thích là ích kỷ. Thậm chí nó nói: “ Bạn ghét công việc của mình nên thật đáng đời bạn”.
            Cũng có thể bạn cho là bạn thích làm việc gì đó chỉ vì ai cũng mong bạn thích công việc đó. Bạn thường có những suy nghĩ sau khi bạn thực sự thích công việc khác.
            Thật không dễ ra khỏi giường vào buổi sáng và không bao giờ cần nghỉ ngơi.
            Bạn quên đi thời gian và quen cả chính bản thân mình.
            Nỗ lực là một điều không có gì to tát. Bạn có thể nói về nó hàng giờ và thường làm như vậy!
            
             Làm sao khám phá lại niềm say mê của tôi?
            Hãy đơn giản hóa cuộc đời của bạn. Đừng làm việc gì vì thói quen nữa. Gạt bỏ những thứ lặt vặt ra khỏi sinh hoạt hàng ngày của bạn để bạn có thể nhìn rõ sự việc hơn. Đừng bật truyền hình trong một tháng. Hãy để ý đến suy nghĩ của bạn, đến cái bạn đọc.
            Hãy lắng nghe bản thân bạn! Lần tới nếu tiếng nói bên trong bạn cất lên rằng: “ Tôi thích cái này, nó làm tôi phấn khích”, thì hãy đi đến thư viện thành phố, bắt đầu đi học theo các giá sách và quan sát. Bạn bị loại sách gì cuốn hút?
            Hãy thử những cái mới…thử tìm hiểu về tranh sơn dầu, cây cảnh, làm đội trưởng đội bóng thiếu nhi hay học tiếng Ý. Hãy thử 10 cái  mới, có thể 9 cái không làm bạn thích những sẽ có một cái mở ra cho bạn một thế giới mới. Nếu không thì hãy thử thêm 10 cái mới nữa.
            Muốn gặp thì phải tìm. Nếu đã mất phương hướng thì không phải nhờ uống rượu mà bạn sẽ tìm ra được. Hãy thư giãn, cho mình thêm thời gian và không gian để tìm hiểu cái có ý nghĩa với bạn.
            Hãy một mình đi lên núi và xuống biển trong một tuần. Fred nói: “ Tôi không có đủ thời gian để làm điều đó”. Cũng giống như nói: “ Tôi lạc đường rồi- tôi chạy chậm và đến muộn quá, tôi không thể xem lại bản đồ”.
            Điều quan trọng nhất là làm cho mình thỏa mái với ý nghĩ làm điều mình thích. Khi bạn phát hiện ra bạn thích làm gì trong thời gian rảnh của mình, bạn có thể tìm ra câu trả lời “Tôi không làm gì với cuộc đời mình?”
            ĐÚC KẾT
            Nhiều người không biết họ muốn gì-  và họ muốn vì họ không nhận được điều đó. Nếu bạn không biết chính xác mình muốn gì thì hãy đoán ra cái gì gần nhất với cái mình muốn và bắt đầu từ đó.

6 tháng 1, 2012

Làm việc bạn thích

LÀM VIỆC BẠN THÍCH
            “Đừng có lải nhải là thế giới này phải nuôi sống bạn. Thế giới không nợ nần gì bạn cả. Nó xuất hiện trước bạn mà”.
                                                                                                Mark Twain
            Có hai chủ đề trong chương này:
            1) Bạn chọn lựa thái độ của mình, nếu bạn muốn, bạn có thể thích thú bất kỳ công việc nào, và
            2) nếu bạn làm cái việc mình thích thì bạn sẽ thích thú hơn, bạn sẽ dễ thành công và sẽ giàu có hơn.
            Vì thế trước hết hãy nói: “ Tôi thích bất kỳ điều gì tôi làm vào lúc này”. Rồi nói: “ Lắng nghe trái tim mình”. Có gì mâu thuẫn chăng? Không. Nếu là tạm thời thì bạn cần phải tận dụng tối đa hoàn cảnh. Nếu bạn cần tiền thì vẫn phải làm công việc hiện tại và lập kế hoạch cho tương lai. Về lâu về dài, bạn chỉ thấy thỏa mãn nếu bạn làm điều gì thích hợp với bạn.
            Công việc hoàn hảo
            Thường thì bạn thấy công việc của người khác dường như dễ và thú vị hơn và lương cũng cao hơn! Y tá nghĩ bác sĩ sướng hơn. Người bán hàng nghĩ người quản lý sướng hơn. Mọi người đều nghĩ chính trị gia sướng hơn. Vậy rốt cuộc thì không có công việc nào là hoàn hảo. Tại sao? Bởi vì người ta trả tiền cho chúng ta để làm những việc mà họ không thể và không muốn làm. Nếu không có việc gì để làm hay để giải quyết thì không ai có việc mà làm.
            Nếu bạn thích công việc của mình thì bạn có hai cách chọn lựa – THAY ĐỔI THÁI ĐỘ CỦA MÌNH hoặc CÔNG VIỆC CỦA MÌNH.
            Nếu nằm mơ vào ban ngày, chúng ta nói: “ Nếu công việc của tôi dễ dàng hơn, tôi sẽ hạnh phúc hơn!”. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thích những công việc dễ dàng. Khi công việc dễ dàng quá thì chúng ta bỏ việc! Chúng ta mê say những thách thức đến nỗi cứ  đi tìm nó ngay cả khi nghỉ ngơi. Bạn có biết taij sao môn golf được nhiều người thích như vậy không? Bởi vì nó không dễ chơi.
            Fred nói: “ Nếu tôi có thể kiếm cho mình một công việc không đơn điệu thì tôi sẽ hạnh phúc biết mấy!” Hầu hết mọi công việc đều lặp đi lặp lại. Nếu bạn là thư ký thì phải đánh máy hết lá thư này đến lá thư khác. Nếu bạn là ngôi sao thì rồi sẽ có ngôi sao khác mọc lên. Tất cả đều lặp lại.
            Khi chúng ta chia phần cuộc sống thành “công việc” và “giải trí”, chúng ta tự giới hạn chính mình. Giống như khi nói: “ Mình phải đi làm việc đây”, vậy là bạn phải chịu đựng khổ sở đến 5 giờ chiều. Thay vì suy nghĩ “công việc” và “giải trí” tách rời nhau, hãy xem tất cả chúng là cuộc sống của bạn. Thích một công việc cũng giống như thích một người – bạn có thể đam mê vào lúc đầu nhưng “yêu” lâu dài là quyết định của bạn.
            Hãy cố hết sức mình
            “Công việc chỉ có giá trị khi bạn tự nguyện làm nó”.
                                                                                                Albert Camus
            Có hai lý do tại sao bạn nên cố hết sức mình.
            Trước hết, khi bạn cho đi 100%, bạn sẽ hạnh phúc hơn. Hãy nhớ lại khi bạn còn đi học. Hãy nhớ cảm xúc của bạn khi bạn đi bộ đến trường sau khi đã làm hết tất cả bài tập- làm hết sức mình. Bạn cảm thấy hào hứng phải không nào?
            Không quan trọng là bạn đã từ giã trường học bao lâu rồi, “qui luật làm bài tập” vẫn tồn tại. Thầy giáo  bảo bạn phải học chăm, cha mẹ bảo bạn phải siêng năng, ông chủ bảo bạn tích cực hơn. Nhưng đâu phải bạn học chăm để làm cho thầy hay bố mẹ vui, hay để ông chủ không la rầy. Bạn làm việc cho bản thân mình.
            Thứ hai, vũ trụ sẽ có cách trừng phạt sự lười nhác và gàn dở của bạn. Bạn sẽ gặp những điều rắc rối trong cuộc sống và trong công việc nếu bạn không nỗ lực hết sức mình. Khi chúng ta uể oải mọi việc sẽ xuống dốc. Hãy hỏi người chơi đấm bốc xem họ có dám khinh thường địch thủ của mình không. Có một từ dùng để miêu tả cố gắng tối đa của bạn trong bất kỳ trường hợp nào – từ đó là sự chuyên nghiệp.
            Bạn có để ý là một số tài xế taxi mỗi lần đi là mỗi lần vui, còn một số thì thấy khổ sở ? Cũng là công việc lặp đi lặp lại. Vậy khác nhau chỗ nào? Những người hạnh phúc có triết lý sống khác nhau. Fred nói: “ Người làm việc giỏi hoàn thành tốt công việc vì họ vui vẻ!”. Không phải, họ vui vì họ làm tốt công việc của mình.
            Những người yêu công việc của mình mỗi sáng thức dậy đều nói: “ Hôm nay mình sẽ làm việc chu đáo và hiệu quả hơn ngày hôm qua”. Họ không luôn gặp rủi mà gặp may.
            Gần đây tôi được tiếp chuyện ông Zig Ziglar ở Singapore, Zig đã đi diễn thuyết khắp thế giới trong 25 năm và được xem là người siêu đẳng trong lĩnh vực của mình. Lịch trình bận rộn và khoản thù lao khổng lồ của ông là một minh chứng điều này.
            Trước khi ông bắt đầu bài diễn thuyết, tôi nói với ông: “ Zig, ông chắc đã nói bài này hàng ngàn lần. Ông phải mất bao lâu để chuẩn bị cho bài nói ngày hôm nay?” Ông trả lời: “Ba tiếng đồng hồ!”
            Dù rất thành công, Zig không lợi dụng hay trốn tránh cái gì. Ông rất coi trọng nghề nghiệp của mình và cố gắng cải thiện liên tục. Nếu chỉ nói là Zig “có tài” thì xem như đã đánh giá thấp ông bởi vì không phải chỉ có tài năng mà còn thêm nhiều cái khá nữa mới giúp cho ông đứng được ở vị trí dẫn đầu của mình.
            Bạn làm việc cho ai ?
            “Bạn thường làm nhiều việc hơn là mức hạn được trả lương, và một ngày nào đó bạn sẽ được trả lương nhiều hơn những việc bạn làm”.
            Gần đây, tôi đụng phải một anh chàng phục vụ rất thô lỗ trong nhà hàng. Điệu bộ anh ta như muốn nói: “ Ai cho phép ông vào nhà hàng này?”. Phải mất hai mươi phút anh ta mới mang cà phê sữa cho tôi và lúc anh ta để tách cà phê xuống thì nó đã tràn hết ra dĩa. Tôi bắt chuyện và hỏi anh ta về công việc của anh và ông chủ của anh. Anh ta nói: “ Tôi chắc chắn là không muốn làm việc cho cái nhà hàng chết tiệt này trong phần đời còn lại của tôi”.
            Thật không may, anh ta đã bỏ qua một điểm chính trong cuộc sống tại nơi làm việc. Nhưng khi bạn ký hợp đồng làm việc cho ai tức là làm hết sức mình chứ không phải ngồi mà bới lông tìm vết ông chủ.
            Nếu bạn chỉ nỗ lực 50% thì phải cảm thấy không dễ chịu hơn ông chủ. Ông ta chỉ mất vài đô còn bạn mất cả lòng nhiệt thành và sự tự trọng, và thậm chí khổ sở cả đời.
            Nếu tôi có một công việc tốt…
                      
            Một số người tin rằng có “ những công việc thú vị” và “ những công việc nhàm chán”. Một người thú vị có thể làm một công việc nhàm chán trở nên thú vị. Điều này không có nghĩa là nếu một nhân viên ngân hàng thất nghiệp thì phải rửa xe hơi trong 20 năm- nhưng có thể vài tháng sẽ là một liệu pháp tốt. Càng giàu có thì con người càng kiêu ngạo. Những kiến trúc sư bị giảm biên chế nói: “ Tôi xây nhà chứ không xây cửa sổ”. Những công chức thất nghiệp thì bám mãi vào phúc lợi của chính phủ, họ không bao giờ thử xem mình có làm hay phục vụ được nữa không chứ không phải chỉ trông chờ vào trợ cấp thất nghiệp.
            Thích thú công việc của mình là một sự lựa chọn. Anh trai tôi, Christopher, biết làm cách nào biến một công việc chán ngắt thành một kinh nghiệm không thể quên được! Nếu tôi phải chọn ai đó giúp tôi sơn nhà, đào mương hay tô trát gì, tôi sẽ chọn anh. Anh luôn cho là công việc sẽ thú vị. Bạn có thể vui khi cùng nhổ lông gà với Chris hơn là tham dự những bữa tiệc đứng.
            ĐÚC KẾT
            Bạn nỗ lực tối đa không phải vì muốn gây ấn tượng với ai mà bởi vì đó là cách duy nhất làm bạn yêu thích công việc của mình.