Làm việc để kiếm tiền
“Nhiều người đi câu suốt đời mà khong biết rằng con cá họ muốn câu không có”. Henry David Thoreau
Nếu bạn chỉ làm việc vì tiền thì bạn sẽ không có hạnh phúc và không kiếm được nhiều tiền. Đó chính là cách mà vũ trụ buộc bạn phải làm điều gì đó bạn thật sự muốn.
Trong chương 4 phần I, tôi đã nói đến sự không ràng buộc. Khi bạn thật sự thích công việc mình làm thì bạn ít ràng buộc hơn với tiền bạc, và vì thế bạn lại thường làm ra được nhiều tiền hơn. Tiền là một trò chơi - bạn thắng nhờ chơi trò chơi và không khổ sở bởi kết quả.
Bạn có thể coi trọng tiền bạc nhưng sự cống hiến phải vượt ra ngoài tiền bạc. Bất kể bạn đang làm công việc gì, bạn đang cạnh tranh với bất cứ ai thích công việc họ đang làm, nếu bạn không thích công việc của mình thì bạn sẽ bị loại ra khỏi cuộc cạnh tranh.
Có chỗ cho bạn không? Luôn có chỗ cho sự tuyệt diệu. 80% con người đều rất dễ thương và rất tầm thường. Bạn có thường chọn được xe taxi sạch sẽ không? Lần cuối cùng bạn đến gặp bác sĩ đúng giờ là khi nào? Bạn có thường được phục vụ tốt trong nhà hàng không?
Làm công việc bạn thích không nhất thiết phải mất nhiều năm rèn luyện hay tốn nhiều chi phí – và lại thường xuất hiện sau những tai họa.Julie bíêt một cô tên Danielle thuê một góc nhỏ trong tiệm uốn tóc. Khi tiệm tăng số tiền thuê của cô ta lên gấp đôi, Danielle rất chán nản. Cô sắp xếp hết bình sơn móng tay vào một cái hộp và bắt đầu đi làm móng tay tại nhà khách hàng trên chiếc vét-pa nhỏ của mình. Cô đến đúng giờ và làm rất tốt nên khách hàng rất đông, phải đặt trước cả tuần.
Nhưng nếu tôi được làm điều tôi thích, tôi sẽ không bao giờ làm cái công việc hiện tại.
Làm công việc bạn thích thường mang lại sự thịnh vượng cho bạn về lâu về dài. Nhưng cũng có khi không phải vậy! Có lúc bạn kiếm được ít tiền hơn chỉ vì làm công việc bạn thích.
Giả sử bạn là chủ tịch một công ty. Bạn có một căn nhà lớn, có xe riêng và những đặc ân khác. Bạn có thú vị thật sự là nuôi ngựa, và dạy ngựa phi, nhưng bạn nói: “ Tôi phải giữ cái công việc ( chủ tịch) này để duy trì những cái mình có!”
Khi bạn trở thành người huấn luyện ngựa, bạn có thể phát hiện ra là bạn không cần xe sang và nhà lớn. Có lúc chúng ta mua nhiều tiện nghi khác để quên đi sự thật là chúng ta ghét công việc của mình. Khi bạn lắng nghe trái tim mình, bạn có thể khám phá ra là chỉ cần một nông trại nhỏ và túp lều tranh là đủ rồi.
Không phải là công việc
Nếu bạn để ý công việc của một y tá giỏi – bạn sẽ thấy họ thích con người hơn cả thuốc.
Có một bí quyết để tìm thấy ý nghĩa trong công việc của bạn. CÔNG VIỆC KHÔNG PHẢI CÁI ĐÍCH! Dù bạn đang làm công việc gì thì đó cũng là phương tiện để bạn tiếp xúc với con người. Bạn có hài lòng hay không thì tùy thuộc vào việc bạn phục vụ con người như thế nào. Albert Schweitzer nói: “… chỉ những người tìm được cách phục vụ tốt thì mới là những người hạnh phúc”.
Thật không may, “phục vụ người khác” thường mang nghĩa là làm nô lệ hay hy sinh. Không phải vậy. Đơn giản chỉ cần bạn biết rằng niềm vui trong việc cho ai đó cái gì độc đáo chỉ riêng bạn có.” Phục vụ “ có thể là dạy dỗ hay chăm sóc bất kỳ ai. Có thể là bán hoa đẹp cho họ, sửa máy truyền thanh với một nụ cười. Không phải bản thân công việc của bạn mà chính là triết lý của bạn mới thực sự có ý nghĩa.
Xã hội thường đánh giá công việc bằng các học vị và có nguy cơ bỏ qua cái quan trọng nhất. Đó chính là quan hệ người với người.
Giả sự bạn đang làm huấn luyện viên cho một nhóm thiếu niên chơi bóng rổ 12 tuổi. Bạn có thể thích bóng rổ và như thế càng hay. Nhưng bạn sẽ sớm nhận ra không phải chỉ là bóng rổ mà là bạn đã làm được điều gì đó cho những đứa trẻ.
Bạn có thể nói: “ Huấn luyện viên bóng rổ không làm thay đổi cuộc đời của những đứa bé 12 tuổi.” Bạn lầm rồi! Một số huấn luyện viên làm được điều đó và họ là người hiểu được rằng họ đang dạy cho những đứa trẻ về cuộc đời, và bóng rổ chỉ là cái cớ.
Đồng thời, có quá nhiều giáo viên tự nhủ: “ Mình đâu có quan trọng gì? Bọn trẻ không thích số học”. Dĩ nhiên là chúng không thích số học. Nếu bạn dạy lớp sáu trở lên thì đối tượng chính không phải là số học. Đối tượng chính là học sinh. Nếu bạn là nhân viên ngân hàng thì đối tượng chính của bạn không phải là bảng cân đối tài sản mà là con người.
woa, bài viết rất hay. Mình sẽ yêu công việc hơn :)
Trả lờiXóa