12 tháng 1, 2012

Tài năng

Tài năng        

            “ Có tài” không có nghĩa là bạn vẽ được những bức tranh tuyệt tác. Quan tâm đến người khác là có tài. Dạy học là có tài. Làm cho người khác cảm thấy được tôn trọng là có tài. Giải quyết được vấn đề gì đó là có tài. Quản lý là có tài. Làm bố mẹ là có tài.
            Thường thì chúng ta đánh giá rất thấp tài năng của mình. Người thợ gốm nói: “ Giá như tôi có thể chơi nhạc được, điều đó sẽ hay ho biết chừng nào!”. Người chơi dương cầm thì nói: “Giá  như tôi có thể sử dụng đôi tay để chế tạo vậy này vật kia…” Đừng so sánh tài của bạn với tài của người khác. Hãy làm điều bạn có thể làm. Hãy chấp nhận những khả năng bạn có được. Sự thỏa mãn đến từ việc phát triển năng khiếu của bạn, chứ không phải mơ ước đến năng khiếu của người khác.
            Và một điều nữa tôi muốn nói với bạn: hầu hết những người bảo bạn là họ không có tài gì thường họ không thử nhiều cách.
            Tóm lại, tài năng rất có ích nhưng không phải là tất cả! Khi người ta nói về thành công trong môn golf của Jack Nicklaus, họ nói đến một tài năng kiệt xuất. Khi Jack nói về thành công của anh ta, anh ta nói về việc luyện tập nhiều. Jack biết là sự khác nhau giữa anh và hàng ngàn người chơi golf có tài khác là thái độ và sự siêng năng.
            Cả khán giả và người không chơi giỏi đều quá đặt nặng tài năng. Đối với họ, không có tài năng thì không làm nên chuyện gì cả. Nếu có phẩm chất gì nổi bật ở những nghệ sĩ vĩ đại , nhà khoa học, ngôi sao thể thao hay ông trùm kinh doanh thì đó không phải là tài năng, mà là sự tập trung của họ. Một khi đã biết được bạn muốn làm gì, bạn hãy tập trung vào đó! Bạn không thể làm mọi cái. Bạn không thể vừa cứu cá heo vừa chữa bệnh cho người giàu hay vá lại tầng ô-zôn. Hãy để bớt việc cho nhân loại.
           
Sử dụng thời gian rãnh rỗi của bạn
            “Công việc là sự biểu hiện ra bên ngoài của lòng yêu thích.”
                                                                                                Kahlil Gibran
Nhiều người biến sở thích của họ thành công việc toàn thời gian và quá trình chuyển biến từ “  sở thích “  thành “ công việc kiếm sống” này xảy ra dần dần…
Frank thích nhiếp ảnh và dành hết thời gian rỗi cho môn này. Anh ta chụp hình đám cưới cho bạn bè. Anh đoạt một số giải thi ảnh nghiệp dư địa phương. Dần dần, anh nhận được nhiều việc hơn. Trong vòng vài năm, anh kiếm tiền vào dịp cuối tuần còn nhiều hơn cả những ngày trong tuần. Chắc chắn là có một vài đám cưới phải hủy bỏ, một vài khách hàng không trả tiền hay một vài tháng ít việc nhưng đối với anh ta như thế là thỏa đáng rồi.
Maria thích ngôn ngữ. Cô nói được tiếng Ý, tiếng Anh và quyết định học thêm tiếng Tây Ban Nha. Cô đi nghỉ ở Barcelona. Để tăng cường khả năng nói tiếng Tiếng Ban Nha, cô dạy tiếng Anh miễn phí cho những người nhập cư vào Nam Mỹ sau giờ làm việc. Trong vòng hai năm, cô thông thạo ba thứ tiếng. Maria xin việc trong 3 công ty du lịch đều thất bại, nhưng cô không bỏ cuộc. Cô học thêm một khóa dịch thuật để trau dồi kỹ năng. Cuối cùng, cô được nhận vào dạy một trường ngôn ngữ.
Jim thích trượt băng, cắm trại và có mọi thứ: giày, lều, ba lô. Anh ta để ý là nhiều người thích cắm trại nhưng không có dụng cụ. Thỉnh thoảng anh ta tổ chức một chuyến du lịch cắm trại bằng xe của anh và lấy tiền. Cũng có lúc những người cắm trại làm mất dây thừng hay làm cháy lều của anh nhưng Jim lý luận: “ Không có công việc nào là hoàn hảo -  còn tốt hơn công việc của tôi ở nhà xác”.

Chúng ta học được gì từ những người này?
Có thể kiếm sống bằng cách làm công việc mà bạn thích.
Thế giới là một thị trường. Một khi bạn phát triển được khả năng nào thì người ta sẽ trả công cho bạn nhờ nó.
Chúng ta cũng biết cuộc sống không giống như những chương trình truyền hình. Ti Vi thì chiếu:
7.30 tối Cảnh 1 – Samantha quyết định thành lập một công ty tạo mẫu.
7.34 tối Cảnh 2 – Samantha thuê một văn phòng lớn bằng một sân tennis
7.36 tối Cảnh 3 -  Samantha bổ nhiệm một quản lý và về nghỉ hưu ở Hawaii.
Trong đời thực thì Samantha phải đến 8 ngân hàng đề tìm nguồn tài chánh. Trong đời thực, Samantha phải làm việc vào cuối tuần trong một công ty hamburger. Trong đời thực, Samantha phải khởi đầu sự nghiệp bằng một văn phòng to bằng cái phòng tắm nhà bạn.
Đời thực sẽ không dễ dàng như trong phim. Và cũng mất nhiều thời gian hơn. Nói đến chương trình truyền hình, những người chuyển thú vui thành nghề nghiệp không bỏ nhiều thời gian để xem chúng. Sống cuộc đời của người khác không ăn nhập gì với cuộc đời của chính bạn.

ĐÚC KẾT
“Nếu bạn muốn kiếm sống bằng công việc mình yêu thích thì sở thích có thể là một nguồn thu nhập. Nếu không có thú vui cho thời gian rãnh rỗi, bạn sẽ hạn chế những chọn lựa của mình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn giúp Blog hoàn thiện hơn.
Bạn có thể sử dụng một số thẻ HTML như <b>, <i>, <a>