THAY ĐỔI ĐỊNH HƯỚNG
Cha tôi luôn làm điều ông muốn. Có lúc ông là thủy thủ, nông dân, người bán thịt, nhà phát minh, họa sĩ phong cảnh và người kinh doanh bất động sản. Tôi lớn lên trong suy nghĩ rằng công việc là bất kỳ những gì bạn muốn làm. Tôi cứ nghĩ là khi muốn làm một nghề khác thì tôi làm. Vậy là trong khi nhiều người cần sự can đảm để chống lại áp bức của bố mẹ và đi theo giấc mơ của họ thì tôi đã không làm vậy. Khi tôi nói với cha tôi: “ Con không học luật nữa và muốn trở thành họa sĩ!”. Ông nói: “ Nếu đó là điều con thích làm, tuyệt lắm!”.
Tôi vẽ chân dung cho đến khi được khoảng 20 tuổi, khi tôi bắt đầu thích thú cái lợi của “ thái độ tích cực”. Vào lúc đó, tôi chọn tranh sơn dầu làm sở thích chứ không phải nghề nghiệp và bắt đầu làm nghề hướng dẫn những buổi hội thảo về sự phát triển cá nhân. Gần đến 30 tuổi, tôi bắt đầu viết sách và để minh họa cho sách của mình, tôi trở thành thợ vẽ tranh hoạt hình. Bây giờ tôi dùng phần lớn thời gian để nói chuyện trong các buổi hội nghị và hội thảo.
Tôi thật buồn là nhiều người không thấy được là họ có thể làm được công việc mà họ thích. Để tìm được ý nghĩa và sự thích thú trong công việc này bạn, bạn phải lắng nghe trái tim mình. Tôi tin vào điều này và làm đúng điều này.
Dĩ nhiên, không phải ai cũng muốn được tự mình làm kinh doanh – làm nghề quản lý nhà hàng hay phi công máy bay thì không thể là ông chủ của nơi bạn đang làm việc được! Và nhiều người thích được làm một nghề hơn là nhiều nghề. Nhưng tôi kinh ngạc là sao nhiều người phải làm công việc mà họ ghét đến thế, thường là do một lý do ủy mị nào đó! Điều tôi chú ý là chúng ta chọn nghề theo niềm tin của chúng ta.
Nhiều người trong chúng ta chọn con đường nghề nghiệp bằng kinh nghiệm của một đứa thiếu niên khờ khạo là chính chúng ta! Nếu bạn chọn nghề nghiệp đầu tiên khi còn ở tuổi 17 thì đã đến lúc phải chọn lại. Hãy xem có thể làm nhiều hơn một nghề không trong cuộc đời bạn.
Giả sử bạn muốn dạy nhạc, nhưng bạn trở thành kỹ sư để làm vui lòng ông bố. Mỗi ngày, những lời của ông bố cứ vang lên trong tai bạn: “ Mày đã có cơ hội mà trước đây tao không có, tao ước gì tao đã xây được những cây cầu”. Bạn nên làm gì. Hãy tấu nhạc lên!
Trước hết, hãy làm thế vì lợi ích của ông bố: bạn không thể sống cuộc đời mình thông qua ai đó. Ông bố phải tìm thấy niềm vui trong chính cuộc đời ông. Bạn phải hy sinh đời mình để làm vui lòng ông thì bạn đã làm cho ông trưởng thành chậm hơn. Không phải bạn có mặt trên đời để thực hiện giấc mơ của những ông bố bà mẹ ích kỷ.
Và hãy làm thế vì lợi ích của chính bạn: bạn phải mất bốn năm để trở thành kỹ sư, sao không tốn thêm 4 năm nữa để làm cái điều bạn ghét? Thật tồi tệ cho tinh thần, sức khỏe của bạn, và bạn phải chịu số kiếp tầm thường.
Bạn có thật sự cần phải thích cái gì đó mới làm tốt công việc đó được không? Beethoven có yêu âm nhạc không? Ferrari có thích những chiếc xe hơi chạy nhanh không? Hãy so sánh hai bác sĩ? Một người hết lòng vì bệnh nhân. Một người hết lòng vì dự án nghiên cứu của anh ta. Bạn sẽ chọn bác sĩ nào để mổ lấy túi mật cho bạn?
Bạn nói: “ Như thế tôi có nên bỏ việc ở bưu điện và lập một băng nhạc rock? “ Không nên nếu bạn không có chút kiến thức nào về âm nhạc và vài hợp đồng diễn ! Cái đó gọi là rủi ro có tính toán. Bạn phát triển khả năng của mình nhưng phải mở rộng kiến thức, nghiên cứu và tạo ra một nhu cầu cho những kỹ năng của bạn… và rồi bạn chuyển sang làm điều bạn thích.
Fred nói: “ Tôi phải lo cho cả già đình. Bạn có nghĩ là tôi cứ bỏ quách việc tại bưu điện đi không? “ Fred à, nếu chưa tập trung thì hãy xem đó là lựa chọn lâu dài của bạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ý kiến của bạn giúp Blog hoàn thiện hơn.
Bạn có thể sử dụng một số thẻ HTML như <b>, <i>, <a>