This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

31 tháng 8, 2012

Robot SWB Gird 4.1 lợi nhuận 5222% trong 8 tháng

Có thể bạn chưa biết Robot SWB Gird 4.1 để giao dịch trong forex.
ý tưởng hoạt động của Robot SWB Gird 4.1: Nó sử dụng chỉ số RSI (12), stoch(5,3,3) và BB (20, 2,0) để đặt lệnh giao dịch đầu tiên, Nếu giao dịch đầu bị lỗ đến một mức nào đó (vd: range = 50) thì nó sẽ đặt thêm một lệnh nữa có Lot cao hơn Lot trước theo công thức "GD trước * 2 = GD kế tiếp" hoặc "GD trước +  increament =  GD kế tiếp" (Vd: multiplier=2;increament=0.01), số lệnh sẽ đặt được xác định trong Level . Trường hợp đạt lợi nhuận thì đóng giao dịch (đạt lợi nhuận xác định trong   tp_in_money). Nó cho phép sử dụng stoploss và takeprofit.

Tôi test rất nhiều lần với nhiều thông số khác nhau thấy nó hoạt động rất hiệu quả đối với từng trường hợp cụ thể. Mà thị trường thì không biết trước được nó sẽ đi theo chiều hướng nào để sử dụng chỉ số cho phù hợp.
Dưới đây là bản test của tôi của 2 robot:  Robot SWB Gird 4.1 và Robot SWB Gird 4.1_Thanh (tôi cải tiến tí xíu).
Thông số kỹ thuật:
Tiền đầu tư: 50
start_lot=0.01; range = 50; multiplier=2; level = 5;  stoploss  =100; takeprofit = 500; tp_in_money=0.7.

Kết quả:
Robot SWB Gird 4.1 = 7 đô, kế thúc 13/1/2011 (nếu đầu tư tiếp thì chưa biết nó như thế nào)
Robot SWB Gird_Thanh = 2661.58 đô, kết húc tháng 11/8/2011. =>lợi nhuận đạt = 5222%.




Chúc các bạn thiết lập có lợi nhuận tăng khi sử dụng Robot trên.

24 tháng 8, 2012

Phát biểu quan điểm


NẾU BẠN ĐỂ CHO MÌNH BỊ ĐỐI XỬ TỆ BẠC BỞI NHỮNG NGƯỜI BẠN YÊU THƯƠNG THÌ KẾT CỤC LÀ BẠN SẼ GHÉT HỌ.

Khi nào thì bạn nên vạch rõ giới hạn giữa sự kiên quyết và thói hay gây gổ? Khi nào thì chúng ta đang phản đối, còn khi nào là chống đối?

Rõ ràng phải hiểu rõ ranh giới này, và bạn phải đòi được đối xử công bằng cho bản thân mình và cho những người mình yêu thương. Nếu chúng ta chỉ coi đó là vấn đề của riêng chúng ta thì chúng ta sẽ thành nạn nhân và sẽ gặp nhiều rắc rối hơn.

Con người thường nhân danh “quyền” của họ. John nói: “Tôi có quyền được đối xử công bằng, được phục vụ tốt và được tôn trọng!” Nhưng không phải đây là cái quyền. Đây là vấn đề cư xử của bạn để được đối xử như bạn muốn.

Các quy luật tự nhiên không dính dáng đến những quyền nào đó. Chúng không quy định một người thợ sửa ống nước phải tính bạn bao nhiêu khi thay bồn rửa trong phòng tắm nhà bạn. Nó cũng không biết được ở mức độ nào thì những hành vi thô lỗ của nhân viên ngân hàng có thể ảnh hưởng đến bạn, hay tác động bằng cách này hay cách khác đến quyết định của ông chủ trong việc tăng lương của bạn…

Nhiệm vụ của bạn là quyết định một cách đơn giản điều gì tốt cho bạn và rồi bạn hành động. Nếu bạn muốn khiển trách một người bồi bàn vì đã làm rơi kính của anh ta vào món súp của bạn thì cũng được. Mà nếu bạn không muốn động đậy gì thì cũng chẳng sao.

Không có quy luật nào được viết trên bầu trời nói rằng bạn không được phàn nàn về những người lái xe taxi bất lịch sự, hay về việc chồng bạn chọn chương trình truyền hình như thế nào.

Khi tỏ ra kiên quyết, những hướng dẫn sau sẽ giúp bạn đạt được kết quả:

a) KHÁCH QUAN: Khi bạn phàn nàn về một tình huống nào đó, đừng thổi phồng nó lên hay bắt đầu trách cứ. Ví dụ khi ai đó hút thuốc gần bạn trong máy bay thì bạn nên nhận xét: “Khói thuốc của ông thổi vào mặt tôi khi tôi đang ăn, Xin ông vui lòng đừng hút được không ạ?” Cách này sẽ hiệu quả hơn là bảo: “Ông dẹp quách điếu thuốc của ông đi cho!”

Chúng ta thường hay dùng “KHÔNG BAO GIỜ” hoặc “LÚC NÀO CŨNG”. Ví dụ: “lúc nào anh cũng đến muộn”. Hay “Anh chẳng bao giờ nghe em nói”. Kiểu thổi phồng này xúc phạm người khác.

Tương tự, chúng ta cần công bằng và chính xác trong ý kiến của mình- “Khói thuốc của ông làm tôi nghẹt thở” cũng là một sự nói quá.

b) CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ CẢM XÚC CỦA MÌNH. “Anh ăn món mỳ sao nghe ồn quá, tôi không thoải mái được. Tôi thấy ngại vì những người khác trong nhà hàng cứ nhìn anh chằm chằm” thay vì “Anh làm tôi phát bệnh. Ước gì có ai tống khứ anh đi chỗ khác!”.

Phải chọn phản ứng của bạn đúng mực chứ đừng đổ lỗi cho người khác. Dùng những cụm từ như: “Tôi cảm thấy khó chịu”, “tôi thấy…” thay vì “anh làm tôi phát bệnh”, hay “anh thật tởm…”

c) HÃY RÕ RÀNG VỀ ĐIỀU BẠN MUỐN. Ví dụ: “Tôi muốn gặp ngay ông quản lý của nhà hàng này”, hay “Trước khi thanh toán, tôi muốn có chứng từ chi tiết về vật liệu nhân công”. Hãy nói CHO cụ thể với người khác. Kiểu nói mơ hồ như: “Hãy sáng suốt một chút”, “Học lấy vài điều!” “Đừng bòn rút của tao nữa!” không giúp ích gì.

d) NÓI RÕ HẬU QUẢ. Chẳng hạn, khi ông hàng xóm mở nhạc om xòm, bạn có thể nói: “Nếu ông giảm bớt tiếng nhạc thì lần tới khi tôi tổ chức tiệc, tôi cũng sẽ làm thế!”

Hãy nói rõ lợi ích của cả hai phía khi cả hai cùng hành động đúng. Hãy dùng lối nói tích cực chứ đừng nói cái tiêu cực. Bạn cũng nên nói mình sẽ nỗ lực về phía mình nếu họ cố gắng.

Nếu chúng ta muốn được đối xử công bằng thì phải đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng. Chúng ta gặt được những gì mình gieo trong cuộc đời. Cho đi cái gì thì nhận lại cái đó. Nếu ông hàng xóm cứ mở hết cỡ dàn máy hi-fi của mình làm cho bạn mất ngủ nhiều đêm thì bạn nên nói cho ông ta biết. Nhưng ông ta có nghe bạn nói hay không thì tùy thuộc vào cách nói của bạn…

Tóm lại khi phát biểu quan điểm của mình thì đừng bắt đầu bằng lời xin lỗi như: “Tôi xin lỗi đã làm phiền bạn nhưng bạn đang giẫm lên chân tôi”. Xin lỗi làm cho người khác nghĩ là bạn hèn nhát.

Không cần phải xin lỗi, chỉ cần nói cho người ta biết điều họ cần biết.

Tương tự, sẽ có cơ may đạt được nhiều kết quả hơn nếu bạn xử lý mỗi lần chỉ một vấn đề. Cái này rất cơ bản nhưng chúng ta thường bỏ quên. Ví dụ, “Đừng ăn nhiều thế, thôi rền rĩ đi và nghiêm chỉnh lại một chút, kiếm việc mà làm hay làm giúp việc nhà với”. Như thế là quá nhiều và không ai chịu nhượng bộ cả. Việc nào cần thì nói trước rồi lần khác sẽ bàn đến cái tiếp theo.

Đôi khi bạn bị phản đối và bị người khác phủi đi bằng những câu quen thuộc như:

“Lâu nay đâu có ai nói vậy!”

“Sao anh nhỏ mọn quá vậy?”

“Tôi không có thì giờ để nghe lúc này!”

Bạn cần phải biết cách phản ứng, chẳng hạn như:

“Tôi nói lúc này vì tôi cho nó là quan trọng”.

“Tôi không cho là mình nhỏ mọn…”

“Nói cho tôi nghe khi nào anh rảnh để nói chuyện?”

ĐÚC KẾT: Khi bạn phát biểu quan điểm của mình bạn nên khách quan. Chỉ nên nói bạn cảm thấy thế nào, chính xác là về cái gì chứ đừng buộc tội hay nói chung chung. Bạn sẽ đạt được hoặc không đạt được điều gì mình muốn. Nhưng khi bạn thắng tức là bạn đã kiểm soát được tình hình và có được cái bạn muốn. Khi bạn thua thì bạn cũng thấy dễ chịu hơn vì đã bộc lộc được cảm xúc của mình.

               Nhưng hãy linh động

Học được cách nói “không” rồi thì bạn nên nhớ là có lúc bạn phải trả giá cho việc phản đối người khác – vì phải xáo trộn kế hoạch của họ.

Một việc làm gián đoạn lịch biểu dày đặc của chúng ta đôi khi thật sự cho phép chúng ta được nghỉ ngơi một cách cần thiết.. Nhưng hãy chuẩn bị. Phải nghĩ kỹ trước khi nói “không, xin cám ơn”.

21 tháng 8, 2012

Kỳ vọng của chúng ta.


 BẠN CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC NGƯỜI KHÁC ĐỐI XỬ VỚI BẠN THẾ NÀO?

Nếu bạn không thích những gì mình co được thì hãy thay đổi việc bạn đang làm, bạn có quyền chọn lựa cách người khác đối xử với bạn. Thường thì chúng ta đổ lỗi cho người khác. Nếu không hợp tác được với ai hay quan hệ nào của bạn đổ vỡ thì chính bạn cũng phải chịu trách nhiệm. Nếu ai đó đối xử tệ với bạn, bạn cũng có lỗi một nửa.

Hãy xem trường hợp của Helen.Cô bị chồng đối xử không ra gì. Cô than thở: “Tôi là người hầu cho chồng tôi, Brutus. Tôi chỉ nghe theo lệnh của anh ta. Anh ta không bao giờ giúp tôi trong công việc nhà, chúng tôi chỉ đến những nơi mà anh ta muốn. Brutus không bao giờ cho riêng tôi đồng nào. Hắn xem tôi như rác rưởi, chẳng thèm biết đến những việc tôi làm…” Helen là đối tượng quyết theo đến cùng việc mình đã làm. “Tôi đã làm gì để phải chịu thế này?”

Vì thế nếu bạn hỏi Helen: “Tại sao cô không phản ứng lại Brutus?” Helen sẽ nói: “Tôi đã thử một lần nhưng anh ta nổi xung lên và đập phá nhà cửa, vì thế tôi nhận ra là không đáng phải làm thế, tôi cứ làm theo những gì anh ta muốn cho rồi…”

Helen có thể không nhận ra rằng chính cô ta đã làm cho Brutus quen như thế. Tôi có thể cá với bạn, Brutus không ăn hiếp những người khác nhưng ai cho phép thì anh ta sẽ làm như thế. Cho đến nay, Helen đã chọn cái dễ làm nhất – không chịu trách nhiệm, tỏ ra yếu đuối, tắm trong sự thông cảm của bạn bè cô và đổ hết mọi cái cho Brutus, gã phàm phu. Nếu Helen thay đổi cách cư xử với chồng thì có thể thay đổi anh ta.

Helen nên làm gì? Trước hết, cô phải tôn trọng bản thân mình trước. NHỮNG NGƯỜI KHÁC CHỈ TÔN TRỌNG CHÚNG TA KHI CHÚNG TA TÔN TRỌNG BẢN THÂN MÌNH.. Khi Brutus cảm thấy Helen đòi hỏi được đối xử tốt thì anh ta sẽ bắt đầu thay đổi thái độ của mình. Những người bị ngược đãi luôn có thái độ: “Tôi cá là anh sẽ xử tệ với tôi – tôi sẽ cho anh làm thế nhưng sẽ đổ lỗi cho anh”.

Helen có nhiều lựa chọn. Cô có thể nói: “Brutus, nếu anh đập phá nhà cửa nữa thì tôi sẽ ra khỏi nhà này trong một tháng”. Anh ta biết rằng kể từ bây giờ trở đi, cô muốn được đối xử như một con người. Cô có thể quyết định không sống với gã đó nữa và ra đi vì quyền lợi của cô.

Trong bất kỳ quan hệ nào hay điệu nhảy nào cũng phải có hai người. Hai bên đều phải chịu trách nhiệm và cả hai bên đều được thưởng phạt tùy theo thái độ của họ. Helen đã chối bỏ trách nhiệm, tránh thực hiện những quyết định khó khăn và đổ lỗi mọi việc cho Brutus. Brutus mặt khác lại có một người vợ - người hầu, sẵn sàng làm mọi cái anh yêu cầu và có chuyện gì thì lỗi cũng tại vợ anh ta.

Cả hai người đều tham gia phát triển và làm tan vỡ mối quan hệ. Dù sao, thật dễ tỏ ra khách quan trong vấn đề của người khác hơn là của mình! Tôi biết một cặp sắp ly hôn. Cô vợ lúc nào cũng ở nhà, đọc tiểu thuyết và ngủ. Cô ta không nấu nướng và chẳng dọn dẹp nhà cửa. Cô tin rằng nên mua thức ăn sẵn để trên bàn khi anh chồng về tới nhà. Nhưng nhiều lần anh về nhà chưa thấy có đồ ăn, anh chồng hét lên và phá tan hoang căn nhà. Anh ta nghĩ rằng mình sống cùng với một kẻ lười biếng, vô tích sự và rằng cô ta 100% sai. Cô ta thì nghĩ anh ta bị tâm thần và tất cả là lỗi tại anh.

 Tôi đoán rằng bài học cho chúng ta tại đây là nếu chúng ta nghĩ bạn đời của mình có lỗi thì KHÔNG HẲN NHƯ VẬY.

Trong các gia đình bạn sẽ thường thấy đứa con làm chủ. Nó ra lệnh cho bố mẹ: “Bố, lấy vớ cho con…”, “Mẹ, cho con ăn bánh..”, “Bố mẹ, đưa con đi chơi công viên…”

Cha mẹ khổ sở “Sao mình lại phải thế này nhỉ? Nguyên do là vì họ đã nuông chiều con họ từ nhỏ. Họ dạy cho con họ cư xử với họ như thế - sai họ như đày tớ.

Bạn phải dạy con mình. Nếu một đứa bé 8 tuổi có thể học vi tính thì cũng có thể học rửa chén. Nếu nó đủ thông minh để chơi trượt patin thì cũng phải biết ủi đồ. Hãy dạy cho con biết bạn không phải lúc nào cũng phục vụ cho nó và con cái phải góp sức cùng bố mẹ.

Bạn có bao giờ nghe một bà mẹ nói: “Trong nhà tôi chẳng ai biết nói CÁM ƠN cả!” Vì sao có chuyện đó? Vì bà mẹ không nói cho chúng biết phải cư xử như thế nào mới phải phép. “Sáu đứa con của tôi lớn lên và lập gia đình. Nhưng chưa bao giờ chúng mở miệng cám ơn cái gì!”

Vậy nếu những năm trước đó bà dạy cho con “Phải biết nói cám ơn để biểu hiện sự tôn trọng và biết ơn. Khi mẹ nấu cho các con ăn, mẹ muốn được nghe một lời cảm ơn. Nếu thứ Năm mà các con quên cám ơn thì thứ Sáu hãy tự nấu lấy mà ăn. Nếu con không cám ơn mẹ vì mẹ đã chở con đi chơi thì lần sau con nên đi bộ” thì có lẽ bây giờ không phải hết lời than thở…

        Đối xử với những người lạm dụng lòng hiếu khách

Bạn có gặp những người cứ đến nhà bạn mà không muốn hay không cần biết khi nào nên ra đi không? Có thể họ ở lại từ 7 giờ tối đến 4 giờ sáng hay từ Giáng sinh cho đến tận ngày đón năm mới.

Chúng ta cần học cách cư xử với những người này mà không phải căng thẳng gì cả - hãy thoải mái khi nói: “Như thế này thật không tiện…”

Tương tự, những người khác có thể có thói quen làm mất thời gian của bạn. Nếu bạn muốn dành thời gian cho họ thì không sao. Nhưng để tránh tình huống phải cố gắng vui vẻ và chuyện trò với ai đó để rồi ghét cay ghét đắng khi họ đi thì đừng nên hy sinh chỉ vì lịch sự.

Một số người sẽ vui vẻ làm cho bạn chán đến chết bằng những câu chuyện triền miên không dứt mà bạn đã nghe cả chục lần. Trừ phi bạn chuyển đổi đề tài hay ít nhất yêu cầu họ rút ngắn lại câu chuyện, nếu không họ sẽ không thương tiếc gì bạn. Rõ ràng, nên tế nhị và thân thiện, nhưng nếu ông bạn hàng xóm cứ cà kê dê ngỗng thì đừng nghe ông ta nữa.

Hãy tôn trọng thời gian của riêng bạn, và mặc dù vẫn lịch sự bạn nói: “Anh bạn hàng xóm à, tôi rất vui khi anh dành thời gian kể chuyện này cho tôi nghe. Có thể anh ngạc nhiên là anh đã kể cho tôi nghe chuyện này” hoặc “Tôi không có thời gian ngay bây giờ, anh có thể nói những điểm chính thôi được không?”

Tương tự với những người hay than phiền và trách móc, bạn không cần phải nghe người ta nói mãi. Hãy phản ứng. Bạn có thể nói: “Tôi không nghĩ cách này tốt cho cả hai chúng ta tí nào. Hãy làm cái gì đó có tính cách xây dựng hơn để giải quyết vấn đề”.

Một số người thích được làm cho bạn cảm thấy có lỗi. “Anh làm tôi thất vọng…” “Sau tất cả những gì tôi đã làm cho anh…” Đừng có nghe họ. Cảm giác có lỗi sẽ làm hại bạn. Hãy hướng sự chú ý của họ vào trọng tâm vấn đề và hỏi thẳng họ “Anh đang cố làm cho tôi cảm thấy có lỗi, phải không?” Thường thì họ sẽ hiểu ra và bỏ đi.

ĐÚC KẾT: Nếu người ta không tôn trọng bạn, chiếm dụng thời gian của bạn hay đối xử tệ với bạn. “Tôi đang làm gì để khuyến khích họ đối xử với tôi như thế?” Nếu bạn muốn họ thay đổi thì bạn phải thay đổi.

15 tháng 8, 2012

Biểu lộ sự giận dữ


Bạn giận dữ là điều tự nhiên. Thật không may là hầu hết chúng ta đều được cha mẹ, thầy giáo dạy cho là phải xử lý cơn giận và khi ai đó la lên hay giận dữ là họ thường trở nên bối rối và lúng túng.

Đa số chúng ta đều cho rằng: “Không nên giận dữ, không nên biểu lộ nỗi bất bình của bạn”. Khi trưởng thành, chúng ta học được cách không giận dữ với người khác nữa. Thay vì thế, chúng ta còn trừng phạt mình vì điều này.

VÍ DỤ - Bạn và tôi đi chơi với nhau. Bạn nói chuyện liên hồi và tôi thì không thể chen vào câu chuyện được.Tôi bực bội và giận dữ rằng tại sao bạn không ngậm miệng lấy một phút.

Tôi nói với bạn là: “Tôi giận anh vì…” Có lẽ nói như vậy thật không hay, vì thế tôi dành cả buổi tối chê bai bạn, áo quần bạn, công việc của bạn, bạn bè của bạn, và tôi tìm mọi cách làm cho buổi tối của chúng ta hỏng bét.

VÍ DỤ - Bạn có vẻ chẳng quan tâm gì đến việc tôi làm. Bất cứ lúc nào tôi nói về sở thích hay kế hoạch của tôi thì bạn đổi đề tài khác. Tôi biết là người dễ thương thì không nổi cáu vì thế tôi rất chán, có thể trong một tuần, thậm chí một, hai năm…

Cùng với cảm giác chán nản của tôi là bệnh đau đầu, đau bao tử, v.v.. Vì thế tôi bệnh nhưng ít nhất tôi không nổi giận.

VÍ DỤ - tôi rất buồn vì nhiều chuyện và nhiều người trong cuộc đời tôi. Nhưng tôi không muốn giận dữ với họ vì họ sẽ không thích tôi. Vì thế tôi phải nuốt nỗi giận vào trong. Tôi không thể bộc lộ ra ngoài nên tôi phải tự phạt mình.

Tôi đã đơn giản hóa những ví dụ trên nhưng đó là đại diện cho những mẫu quen thuộc nhất. Có thể là khó bộc lộ cơn giận và nó sẽ làm cho người khác bực bội tạm thời, nhưng khi chúng ta biểu hiện nó ra, sẽ có cơ hội để giải quyết vấn đề hơn. Đè nến và bất bình chỉ gây thêm vấn đề khác.

                 Làm sao tôi bộc lộ cơn giận của tôi

Nên hiểu là không ai thích cơn giận dữ nhưng bạn đang giận vì lợi ích của tất cả những người khác. Tương tự:

-                      Hãy chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình. Hãy nói: “Tôi cảm thấy rất giận về…” hơn là nói “Mày ngu quá!”  

-                      Nếu cần thì đợi một vài phút (hay vài giờ) cho nguôi giận rồi nói cho minh bạch

-                      Hãy phản ứng tích cực với người bạn giận, chẳng hạn: “Em cảm ơn anh đã đến đón em và em biết là anh rất khó chịu khi phải đến trễ hai tiếng đồng hồ. Em rất giận. Em không phê bình anh. Em chỉ muốn anh biết cảm xúc của em:”

Trước khi xử lý đề tài giận dữ, suy nghĩ phải nên đè nén hay bộc lộ, có hai khía cạnh mà cái thứ nhất tôi đã đề cập ở trên. Tôi muốn bàn sâu hơn khía cạnh này trước khi sang khía cạnh thứ 2.

Thứ nhất là chọn lựa để giận dữ một cách tỉnh táo bằng cách này, bạn có được một biện pháp kiểm soát có ý nghĩa. Nói cách khác bạn giận dữ rất giận dữ nhưng: Bạn hoàn toàn kiểm soát xúc cảm của mình.

Đó là một cách thông minh để thoát khỏi môi trường nóng giận để bước sang một giai đoạn bình tĩnh. Có thể chỉ cần đi dạo một vòng. Nhưng dù có đi đâu cũng nên phát biểu cho được quan điểm của mình. Bạn không định đứng ngoài cuộc. Bạn chỉ nhượng bộ để kiểm soát tình hình

Lúc này cũng là lúc quan trọng, bạn phải nhận ra rằng bạn không phải là súng đạn, chỉ nghỉ ngơi lấy sức và đâm đàu vào trận chiến. Thật ra, bạn chỉ đang có giải quyết mẫu thuẫn chứ không phải đi tìm chiến thắng.

Bộc lộ nỗi giận dữ là hợp lý, miễn là bạn luôn tỉnh táo.

Một điểm khác tôi muốn bàn về việc bộc lộ cơn giận là không được đi lạc khỏi nguồn gốc gây ra cơn giận, nghĩa là bạn không quàng nguyên nhân vào và phải tỏ ra nghiêm túc với xúc cảm của mình.

Một lần nũa, bạn muốn giải quyết sự việc chứ không phải lập thành tích. Không được nhắc lại chuyện cũ đã dứt điểm hay xếp xó cách đó lâu rồi.

Cũng nên tránh lôi người khác vào cuộc dù họ có vẻ liên quan. Cách này là phương tiện tệ hại để ghi điểm. Nó sẽ làm cho vấn đề xấu hơn, làm cho bạn khó tìm được giải pháp và quan hệ sẽ dễ rạn nứt hơn.

ĐÚC KẾT:  Khi bạn giận dữ, người khác không thích nhưng rồi họ sẽ vượt qua nhanh chóng và hai bên sẽ hiểu nhau hơn. Nếu bạn không hề giận tức là bạn trừng phạt chính mình – vấn đề không được giải quyết và tác hại sẽ lớn hơn.

8 tháng 8, 2012

Thưởng phạt cho lòng trung thực


Mary có vấn đề. Cô nói với bạn: “Harry muốn mời tôi đi chơi. Anh ta rất dễ thương nhưng chúng tôi có ít điểm giống nhau. Tôi không muốn đi. Tôi nên nói gì với anh ta?” Mary và bạn của cô khổ sở tìm xem cô nên nói gì.

Điều đó thật sự không có gì phức tạp. Mary nên nói là: “Hary, anh thật dễ thương nhưng chúng ta ít điểm giống nhau. Tôi không muốn đi.” Không đơn giản sao? Tại sao lại phải làm cho cuộc đời phức tạp thêm nhỉ?

Một cách khác: “Harry, tôi không biết nên nói gì với anh về việc này. Anh biết đó, tôi nghĩ là anh rất dễ thương nhưng tôi chưa muốn hẹn hò…”

Trung thực thì mọi việc sẽ đơn giản làm sao! Không phải là nhiều người sẽ yêu thương bạn hơn nếu bạn không nói dối nhưng tỏ ra trung thực một cách khéo léo luôn là giải pháp dễ nhất.

Giả sử ông chủ của bạn yêu cầu bạn gởi vài lá thư quan trọng. Thay vì gởi đi thì bạn vô tình quẳng nó mất tiêu cùng với mớ giấy lộn. Bạn có thể giải thích lòng vòng và đưa ra đủ các cớ khác nhau, nhưng mọi việc sẽ phức tạp hơn. Dễ nhất bạn nên nói: “Thưa ông, tôi quả là một tên ngốc. Thật không hay tý nào khi nói với ông điều này nhưng tôi đã làm mất lá thư đó!”

Khi bạn trung thực với mọi người thì:

-                      Họ đánh giá bạn cao hơn.

-                      Họ tin tưởng bạn

-                      Họ biết bạn đang đứng ở đâu

-                      Bạn có thể có nhiều hơn cái bạn muốn

Gần đây có một vài anh chàng đến gặp tôi. Anh ta lòng vòng trong vài tiếng, hỏi tôi những câu đại loại như: “Ông đang làm gì vậy?” “Ông có bận rộn không?” “Công việc kinh doanh thế nào?” Tôi đoán là anh ta chỉ đến thăm xã giao. Mấy ngày sau, tôi được biết là anh ta bị mất việc và muốn làm việc ở chỗ tôi.

Nếu anh ta nói với tôi: “Tôi bị mất việc và muốn xin chỗ làm”, có thể tôi đã giúp anh ta. Có lạ không? Anh ta không nói cho tôi biết là anh ta muốn xin làm việc trong khi anh ta không có tiền trả tiền nhà.

Nếu bạn muốn nói điều gì thì hãy nói ra. “Tôi muốn mượn 100 đô la”, “Tôi muốn anh thôi không làm phiền tôi nữa”. Nếu bạn muốn hẹn hò với ai thì nói với người đó. Chẳng hạn “Em là người tuyệt vời nhất trong bữa tiệc này. Anh muốn mời em đi chơi. Em nghĩ sao?” Trẻ con thường có cái chúng cần bởi vì chúng hỏi xin ngay. Đây là điều dễ thương ở trẻ con. Khi bạn trung thực như trẻ con thì mọi người cũng nghĩ bạn dễ thương.

Tương tự, nếu bạn không biết cái gì thì hãy nói là bạn không biết. Thật là cáu tiết khi ông thầy, người đồng nghiệp hay bố mẹ, những chuyên gia cứ luôn giả vờ là cái gì mình cũng biết. Người ta rất tôn trọng những người biết nói “Tôi không biết”.

ĐÚC KẾT:  Hãy khôn khéo và hãy nói ra sự thật. Trung thực với ai đó là tôn trọng họ và tự trọng bản thân – và như thế cũng chẳng khó lắm đâu!