This is default featured slide 1 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.
This is default featured slide 2 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.
This is default featured slide 3 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.
This is default featured slide 4 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.
This is default featured slide 5 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.
18 tháng 9, 2012
Giá trị lời khen
13 tháng 9, 2012
Khi bạn muốn nói không
10 tháng 9, 2012
Hãy ngưng giải thích về cuộc đời của bạn
Hãy tự hỏi: Bạn có thấy mình thường phải thanh minh cho hành động của mình không? Bạn có luôn giải thích về mình với mọi người không?
Nếu bạn để ý những người tự tin và quả quyết, bạn sẽ thấy họ không phải giải thích nhiều về mình. Họ chỉ làm điều họ cần làm.
Khi còn nhỏ, chúng ta không tránh được việc này. Chúng ta phải giải thích cho bố mẹ, thầy giáo thường là để tránh bị phạt hay rắc rối. Nhưng nếu chúng ta muốn là những người lớn hạnh phúc thì phải suy nghĩ và hành động độc lập hơn – nên THOẢI MÁI VỀ VIỆC KHÔNG PHẢI GIẢI THÍCH VỚI GIA ĐÌNH, BẠN BÈ VÀ HÀNG XÓM VỀ BẤT KỲ VIỆC LÀM NÀO CỦA CHÚNG TA.
Dĩ nhiên, đôi khi cần phải giải thích với ông chủ hay với người bạn đời. Nếu ai đó trả lương cho bạn thì họ có quyền biết bạn đang làm gì và tại sao. Trong việc xây dựng quan hệ với bạn đời thì bạn sẽ muốn chia sẻ những ý kiến và lý do. Ngoài những người này ra bạn sẽ thấy một số người có thói quen hỏi những việc không liên quan gì đến họ.
Khi hàng xóm hỏi: “Tại sao anh bán nhà?” có thể bạn nên nói: “Tôi muốn vậy!” chứ đừng tuôn ra hàng tràng xu hướng của thị trường và tình hình tài chính của bạn.
Bạn không cần phải bí mật đối với người khác. Nhưng chỉ vì người ta hỏi mà bạn phải trả lời cho có ngọn ngành thì quả là bạn luôn muốn làm vừa lòng người khác.
Nếu người bán xe hơi trong vùng mời bạn đến dự triển lãm và bạn từ chối và không cần phải giải thích gì thêm. Anh ta nói: “Hãy đến xem những model mới nhất, anh sẽ sững sờ đấy,”. Bạn nói:
“Không, cám ơn anh”.
“Tại sao không?”
“Tôi có việc khác phải làm. Cám ơn anh đã gọi”.
“Nhưng mấy chiếc xe này độc đáo lắm. Anh không muốn xem à?”
“Tôi cám ơn anh đã nghĩ đến tôi nhưng không là không!”. Hết.
Bạn không nên cố thanh minh và giả thích cho người nào đó nếu dố không phải là việc của họ. Họ có quyền hỏi, nhưng bạn cũng có quyền chọn lựa trả lời cặn kẽ hay không.
Nếu anh rể bạn hỏi: “Sao cậu bỏ việc này vậy?”. Bạn hãy cười và nói: “Tôi cảm thấy thích”.
Hàng xóm hỏi: “Sao anh phải tập thể dục 6 lần một tuần?” Bạn nên nói: “Vì tôi muốn khỏe”.
Ai đó hỏi: “Anh có ủng hộ cho đợt kêu gọi “HÃY CỨU LOÀI SƠN DƯƠNG ĐANG TUYỆT CHỦNG không?” Bạn nói: “Không”. Chẳng cần phải nói: “Hôm nay tôi không có tiền” hay “Tuần trước tôi có cho rồi”. Bạn chỉ nên nói “không”. Không cần giải thích.
Đôi khi người khác yều cầu bạn giải thích về chính bạn. Họ nói: “Nhưng tôi không hiểu!” Lúc đó bạn hãy nói: “Không sao”.
“Nhưng tôi THẬT SỰ không hiểu!”
Và bạn nói: “Anh không cần phải hiểu”.
Vậy là họ tức điên lên yêu cầu bạn giải thích làm sao bạn lại có thể làm cái việc vô nghĩa như thế với họ: “Nhưng tại sao? Làm sao anh lại…”
“Tôi muốn thế”.
Dì Rose mời bạn đến uống trà. Bạn nói: “Cám ơn dì đã nghĩ đến con nhưng chúng con có nhiều việc quá”.
“Chị con cũng đến mà”.
“Vâng, và chị con nói bánh của dì thật là tuyệt”.
“Nhưng con không đến à?”
“Con xin khất lần này dì ạ”.
“Con chỉ đến một lúc thôi không được sao?”
“Dì Rose, con thật sự cảm ơn dì nhưng chúng con xin hẹn lần khác”.
Với gia đình và bạn bè thì bạn nên nhớ là khi đã gọi bạn, họ sẽ nài nỉ. Họ muốn làm cái gì đó cho bạn và với bạn, họ nghĩ đến bạn. Đó không phải là sự làm phiền. Vì thế với gia đình và bạn bè thì bạn nên từ chối nhẹ nhàng hơn.
Chúng ta có thể nói rằng “không” bằng nhiều cách. Người khác sẽ hiểu được ý bạn, dù cho họ có tò mò đến thế nào, bạn cứ nói: “Đừng lo cho mẹ chồng tôi/ xe hơi tôi/ công việc của tôi. Hãy nhìn những bông hoa kia. Chúng mới tuyệt làm sao?”
Những câu hỏi sau đây bạn không cần phải trả lời:
1. “Tại sao anh không bao giờ thăm mẹ vợ anh?”
2. “Tại sao anh thận trọng quá vậy đối với tiền bạc? Tiền là để xài mà”
3. “Sao anh phung phí tiền bạc quá vậy? Hãy nghĩ đến những ngày mưa gió”
4. “Sao anh không hẹn hò với Chuck?”
5. “Sao anh không mua cho mình một chiếc xe mới?”
6. “Sao anh cứ bán xe hoài vậy?”
7. “Sao anh lại mua cái đó?”
8. “Anh có bao giờ tiếc là đã cưới Daisy không?”
9. “Tại sao bạn đi chơi với cô ta?”
10. “Bạn chỉ làm có thế thôi sao?”
Hãy tự do sống cuộc đời của bạn, hãy làm theo khả năng và hiểu biết cảu bạn. Bạn không cần phải giải thích cả cuộc đời của bạn cho ai đó nghe. Bạn không nên thô lỗ nhưng cần phải kiểm soát cuộc sống của mình. Đừng trở thành nạn nhân.
Chúng ta không phải lúc nào cũng có lý do gì đó để làm những việc nào đó như tắm, hát trong phòng tắm, nghỉ ngơi một ngày trên giường. Đừng có luôn kiếm cho lý do thật đúng mới làm việc đó – đó là việc của bạn mà.
ĐÚC KẾT: Hãy tự quyết định việc của mình. Đừng có xúc phạm người khác, nhưng nên trung thực với chính mình. NẾU BẠN GIẢI THÍCH VỀ VIỆC CỦA MÌNH THÌ HÃY LÀM VẬY KHI BẠN MUỐN CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỚI AI ĐÓ NHƯNG ĐỪNG LÀM ĐIỀU ĐÓ CHỈ VÌ BẠN CẦN HỌ ĐỒNG Ý VỚI BẠN. Chỉ cần bạn cho phép mình là đủ, không cần người khác phải công nhận.
7 tháng 9, 2012
HÃY ĐỂ MỌI NGƯỜI TỰ DO SUY NGHĨ
Đừng quá quan tâm đến cái mà người khác nghĩ về bạn.
Tôi thường quan tâm đến hầu hết mọi chuyện. Nếu tôi đi ra đường và gặp người ăn xin, tôi cho họ tiền . Nếu một phụ nữ điện thoại cho tôi, yêu cầu tôi mua ba cái khăn uống trà với giá 30 đô la, tôi sẽ mua ngay. Khi người ta đến văn phòng tôi để bán đậu, tôi nghĩ “Chà, tuyệt quá!” và mua ba bao. Rốt cuộc, tôi tự hỏi : “mình đang làm với lý do gì đây nhỉ?” và tôi nhận ra là chảng có lý do gì cả! Có thể cho các tổ chức từ thiện là việc làm danh dự nhưng nó không thể hiện sự rộng lượng. Có thể tôi cho chỉ vì tôi lo là người khác sẽ nghĩ là tôi bủn xỉn nếu tôi không cho.
Tôi rất thường lo lắng về điều người khác nghĩ thay vì để xem ý mình muốn gì. Tôi không bao giờ trả lại thức ăn trong nhà hàng, không yêu cầu hàng xóm vặn tiếng nhạc xuống bớt, hiếm khi trả lại hàng hóa bị hỏng. Tôi cho là mình thân thiện nhưng như thế thật sự là ngu ngốc…
Nguồn gốc của nhu cầu được công nhận
Khi còn là trẻ con, chúng ta khao khát được bố mẹ công nhận. “Nhìn con xem, con có thông minh không?” “Mẹ có thật sự thích món quà của con không ?” “Bố có tự hào về con không ?”
Khi chúng ta tới trường, chúng ta cũng cần được công nhận. Khi thầy giáo tán dường hành vi của ta, ta được điểm tốt. Ngược lại, chúng ta sẽ gặp khó khăn. Có thể chúng ta được phép khác nhau một chút về thành tích học tập, nhưng phần lớn chúng ta lệ thuộc vào sự công nhận của người khác về thành công của mình.
Đến vị thành niên thì chúng ta vẫn tiếp tục theo nguyên tắc xin phép – “Con có được làm điều này không?” “Con có thể làm việc đó không?” Những đòi hỏi mà chúng ta tuân theo có nguồn gốc khác nhau. Nhiều tổ chức và các câu lạc bộ có quy tắc hà khắc áp đặt cho các thành viên của nó. “Thành viên câu lạc bộ bị nghiêm cấm..” Truyền hình thì nhai đi nhai lại những cẩm nang “Bạn nên dùng đúng chất khử mùi , lái đúng loại xe và làm cho hơi thở thơm tho bằng Clear-o- smell, nếu không sẽ chẳng ai thích bạn.”
Đến lúc trưởng thành, ta càng hay bị ràng buộc vào việc đạt được sự công nhận của người khác. Nhưng chúng ta hoặc là a) Có được sự bình an trong tâm hồn, hoặc là b) Lo lắng đến những gì người khác nghĩ về bạn. Chúng ta không thể làm cả hai việc.
Lo lắng đến những gì người khác nghĩ về chúng ta là một thói quen khó bỏ, nhưng kết quả sẽ rất bi thảm nếu chúng ta không từ bỏ nó. Những người nhạy cảm chấp nhận làm công việc mà họ ghét cả đời với lý do: “Mọi người sẽ nói gì nếu ta bỏ chỗ làm an toàn này?” Mấy bà mẹ thì nói với con: “Con trẻ học đại học chỉ để làm vừa lòng bố mẹ…” Tôi ghét ngành học này nhưng nếu tôi bỏ thì cha mẹ tôi sẽ chết mất.”
Thật đáng buồn, bởi vì kinh nghiệm và thành tích lớn nhất của chúng ta thường xuất phát từ việc bước ra khỏi những thói quen tầm thường và làm những gì số đông không làm.
Bạn có lo lắng về những gì người khác nghĩ về bạn không?
Hãy tự hỏi bạn:
“Lần cuối cùng ta bị người khác đối xử tệ là khi nào?”
“Ta đã có bao giờ chấp nhận lời mời bởi vì ta lo lắng về việc người khác sẽ bàn tán ta nói không”
Nếu bạn còn độc thân “Tôi có bao giờ để ý một người tôi thích mà lại không mời họ đi chơi được
không?”
“Tôi có thích thương lượng với người khác để đạt được cái ta muốn không? Nếu có thì tại sao, nếu không thì tại sao?”
“ Ta có bao giờ mua cái gì ta không thích mà mua vì áp lực của người bán không?”
“Nếu ta không quan tâm đến việc người khác nghĩ gì thi ta có làm cái công việc này không?”
Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Nếu bạn sợ ai đó sẽ nghĩ là bạn ngu ngốc thì hãy thư giãn. Có thể họ đã nghĩ như thế rồi.
Bạn bè, gia đình, đồng nghiệp rõ ràng đáng cho bạn yêu thương quan tâm. Nhưng nếu bạn cố làm hài lòng tất cả mọi người tức là bạn không thật lòng với ai cả, ít nhất là với chính bạn.
Lúc 4 tuổi, việc làm hài lòng mọi người rất quan trọng. Nếu người khác thích bạn thì mới cho bạn cái bạn muốn. Nhưng mọi việc sẽ thay đổi. khi bạn 45 tuổi thì bạn cần làm một người hiệu quả. Bạn không nhất thiết phải làm vừa lòng tất cả mọi người. Thật ra, không phải là không cần mà nếu bạn cứ làm thế thì bạn vẫn chỉ là đứa trẻ 4 tuổi.
ĐÚC KẾT: Khi tôn trọng người khác, hãy thành thực với chính mình. Nếu người khác không đồng ý với lối sống hay quan điểm của bạn thì mặc kệ họ, đó không phải là việc bạn phải lo. Vấn đề là bạn có yên tâm với lối sống và quan điểm của chính mình?
5 tháng 9, 2012
VIỆN TRỢ CỦA CHÍNH PHỦ CANADA VỀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM
4 tháng 9, 2012
Quy hoạch điện gió Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
Khu vực 1: Điện gió phong điện 1 – Bình Thuận 120 MW; Điện gió Phú Lạc 50 MW; Điện gió Phước Thể 28 MW; Điện gió Hòa Minh 14,5 MW.
Khu vực 2: Điện gió Phan Rí Thành 30 MW; Điện gío Hòa Thắng 1.1 85,5MW; Điện gió Hoà Thắng 1.2 30MW; Điện gió Hòa Thắng 1.3 20MW; Điện gió Hòa Thắng 2 40MW; Điện gió Thuận Nhiên Phong 32 MW; Điện gió Hoà Thắng 4 30MW.
Khu vực 3: Điện gió Hồng Phong 1 40MW; Điện gió Hồng Phong 2 20MW; Điện gió Thiện Nghiệp 40 MW.
Khu vực 4: Điện gió Tiến Thành 1 20MW; Điện gió Tiến Thành 2 15MW; Điện gió Tiến Thành 3 20MW; Điện gió Hàm Cường 1 15MW; Điện gió Hàm Cường 2 20MW; Điện gió Hàm Kiệm 1 15MW; Điện gió Hàm Kiệm 2 15MW.
Căn cứ tiến độ thực hiện các dự án điện gió trên, Bộ Công Thương dự kiến phương án đấu nối, quy mô, tiến độ xây dựng các hạng mục công trình đường dây và trạm biến áp chi tiết cho các dự án điện gió và giao cho EVN và Chủ dự án làm chủ đầu tư thực hiện xây dựng, để đấu nối các nhà máy điện gió giai đoạn đến năm 2020.